BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ ATGT
Chia sẻ bởi Nguyễn Thanh Long |
Ngày 12/10/2018 |
47
Chia sẻ tài liệu: BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ ATGT thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
GIÁO DỤC AN TOÀN GIAO THÔNG
LỚP 3
TPVL,10 – 10 – 2009 .
HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ
CÁC NỘI DUNG CẦN THỰC HIỆN
Tìm hiểu mục tiêu, nội dung,
phương pháp,… giáo dục ATGT.
2. Thực hành soạn giáo án trên
một bài cụ thể ( dạy 20 phút ).
3.Trình bày – Thảo luận,chia sẻ.
4. Kết thúc hội thảo.
Câu hỏi thảo luận:
1.Thầy (cô) hãy nêu mục tiêu giáo dục an toàn giao thông ở lớp 3?
2. Thầy (cô) hãy nêu những yêu cầu cần đạt đối với giáo dục ATGT ở lớp 3?
3. Thầy (cô) hãy nêu các nội dung giáo dục ATGT được giảng dạy ở lớp 3?
4.Thầy (cô) hãy cho biết để tổ chức cho học sinh hoạt động,giáo viên cần thực hiện các yêu cầu nào?
5. Thầy (cô) hãy cho biết các phương pháp giảng dạy được sử dụng để dạy các bài GD ATGT ở lớp 3?
6. Thầy (cô) hãy cho biết một thiết kế bài dạy ATGT ở lớp 3 thông thường theo một trình tự nào?
Dạy học phát huy tính tích cực,chủ động sáng tạo của học sinh
MỤC
TIÊU
Những hiểu biết có tính phổ biến về
Luật GT; giúp HS hiểu,nhớ và có
h.vi đúng khi tham gia giao thông.
Hình thành kĩ năng tham gia GT an toàn và biết phòng
tránh TNGT.Tham gia tuyên truyền về TTATGT
Có ý thức chấp hành Luật GT;
có thái độ không đồng tìnhvới
những hành vi vi phạm Luật GT.
NHỮNG YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Biết một số loại đường giao thông và giao thông đường sắt.
Biết một số biển báo giao thông đường bộ.
Biết đi bộ và qua đường an toàn.
Biết chọn con đường đến trường an toàn.
Biết cách đi ô tô,xe buýt an toàn.
Bước đầu hình thành thói quen,hành vi chấp hành theo Luật Giao thông ,có thái độ không đồng tình với những hành vi vi phạm Luật Giao thông.
Các nội dung giáo dục ATGT được giảng dạy ở lớp 3 thể hiện cụ thể ở 6 bài:
Bài 1: Giao thông đường bộ.
Bài 2: giao thông đường sắt.
Bài 3: biển báo hiệu giao thông đường bộ.
Bài 4: kĩ năng đi bộ và qua đường an toàn.
Bài 5: Con đường an toàn đến trường.
Bài 6: An toàn khi đi ô tô,xe buýt.
Để tổ chức cho học sinh hoạt động,giáo viên cần thực hiện các yêu cầu:
Hướng dẫn bằng lời và động tác mẫu.
Tổ chức môi trường học tập cho học sinh
( chia nhóm,giao việc:cá nhân,cặp,nhóm).
3. Hoạt động tác động ( đặt câu hỏi,nêu vấn đề,trao đổi thảo luận,tham gia cùng với học sinh).
4. Đánh giá học sinh ( HS – HS, GV – HS,…)
PHƯƠNG PHÁP
TRẮC NGHIỆM
THI ĐỐ VUI
THỰC HÀNH
ĐÀM THOẠI
SẮM VAI
TÌNH HUỐNG CÓ VẤN ĐỀ
NHÓM
KỂ CHUYỆN
KHÔNG CÓ PHƯƠNG PHÁP NÀO LÀ VẠN NĂNG.
THIẾT KẾ BÀI DẠY AN TOÀN GIAO THÔNG LỚP 3
Yêu cầu cần đạt của bài học:
1. Kiến thức
2. Kĩ năng
3. Thái độ
II. Nội dung an toàn giao thông
III. Chuẩn bị
1. Giáo viên
2. Học sinh
IV. Các hoạt động chính:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
CÁC NHÓM BỐC THĂM SOẠN KẾ HOẠCH BÀI HỌC
MỖI KẾ HOẠCH BÀI HỌC CHỈ DẠY TRONG 20 PHÚT
Bài 1: GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Khi dạy bài “Giao thông đường bộ”. Nhằm để học sinh biết quy định khi đi trên các loại đường khác nhau tôi cho học sinh xem một đoạn băng tình huống. Sau đó tổ chức cho học sinh chia sẻ ý kiến:
- Các em nhìn thấy gì sau khi xem đoạn băng ?
- Em có nhận xét gì?
- Theo em nên đi như thế nào cho an toàn?......
Bài 2: GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT
Tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi
“ tàu hỏa chạy ”:
+ Mỗi đội 5 em xếp thành 1 hàng dọc,bạn đứng đầu hàng làm đầu xe ,các em còn lại hai tay nắm vào hai bên hông của bạn đứng trước làm các toa tàu.
+ Khi có hiệu lệnh chạy thì em đứng đầu hàng thổi còi và cả toa tàu cùng chạy.
Trò chơi: Xe lửa vào ga
Cách chơi:
- Một đội 3 em, khi có lệnh của quản trò lần lượt từng em nói liên tiếp “xình xịch, xình xịch,…” cho đến khi hết hơi thì chuyển sang em kế tiếp.
- Đội nào dài hơi nhất là thắng cuộc.
Bài 3: BIỂN BÁO HIỆU
GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Tôi tổ chức cho học sinh chơi theo cách:
+ Một nhóm cầm biển báo, một nhóm cầm các bảng chữ ghi tên biển.
+ Nhóm A giơ một biển báo thì nhóm B phải giơ bảng ghi tên biển đó. Ngược lại nhóm B giơ một bảng ghi tên biển báo thì nhóm A phải giơ đúng biển đó.
(Giáo viên yêu cầu giơ biển nhanh (đếm 1, 2, 3)
nhóm nào chưa giơ biển lên được là thua).
Trò chơi: Tìm chung biển báo
Cách chơi: Các biển báo từng cặp giống nhau sẽ được úp bất kỳ trên bảng, 2 đội xếp thành 2 hàng, khi có lệnh của giáo viên, lần lượt từng em chạy lên và lật 2 tấm bất kỳ, nếu giống nhau thì để nguyên, còn không giống nhau thì úp xuống lại, đội nào hoàn thành hết trước là thắng cuộc.
( lưu ý: số biển báo nhiều hay ít tùy giáo viên chọn).
Bài 4: KĨ NĂNG ĐI BỘ VÀ
QUA ĐƯỜNG AN TOÀN
Một học sinh đóng vai cảnh sát giao thông, những học sinh còn lại được chia thành các nhóm: người đi bộ, người đi xe ôtô, người đi xe máy, người đi xe đạp. (học sinh đội mũ có vẽ hình những phương tiện giao thông đó). Khi “Cảnh sát giao thông” giơ đèn đỏ cho tuyến đường nào thì xe phải dừng lại trước vạch, còn người đi bộ được phép đi .
Bài 5: CON ĐƯỜNG AN TOÀN ĐẾN TRƯỜNG
Tổ chức cho học sinh chơi theo nhóm, các nhóm hãy vẽ đơn giản một con đường an toàn trên bảng nhóm trong thời gian 3-5 phút.
Ví dụ :con đường an toàn có: vỉa hè,
đèn tín hiệu,vạch đi bộ qua đường,rộng
,…..
Trò chơi: Đỗ xe an toàn
Cách chơi:
- Các em xếp thành vòng tròn đứng quanh 1 vòng ghế (số ghế ít hơn số người tham dự). nhạc nổi lên các em sẽ đi theo vòng, khi nhạc dứt, các em phải nhanh chóng tìm 1 ghế để ngồi xuống.
Lưu ý:
- Không được xô đẩy nhau, không được giành ghế đã có người ngồi.
- Em nào không tìm được “bãi xe” sẽ bị loại.
TRÒ CHƠI “ĐÈN XANH,ĐÈN ĐỎ”
* Cách tiến hành trò chơi như sau:
- Cả lớp đứng tại chỗ, vòng tay trước ngực, bàn tay nắm hờ, tay trái dưới tay phải.
- Trước lớp là hệ thống đèn tín hiệu giao thông.
- Lớp trưởng điều khiển đèn tín hiệu
+ Đèn xanh: Cả lớp quay tròn hai tay
+ Đèn đỏ: Cả lớp dừng quay và để tay ở vị trí chuẩn bị, trò chơi được lặp đi lặp lại nhiều lần, ai sai sẽ hát một bài. Như vậy thông qua trò chơi nhắc nhở các em có thói quen chấp hành luật giao thông đường bộ.
Ngoài các hoạt động nêu trên, chúng ta có thể tạo ra nhiều hình thức khác như:
sưu tầm thơ, bài hát,tự quay các đoạn
phim ngắn,….
+ Thơ tự đặt: Nhớ lời mẹ cha
Con ơi nhớ lời mẹ cha
Đừng đi bên trái, chớ ra lòng đường
Phòng khi xe cộ bất thường
Xảy ra tai nạn khôn lường con ơi !
+ Bài hát :vàng xanh đỏ,chúng em với an toàn giao thông,đường em đi,………
KẾT LUẬN
Tạo tiết học nhẹ nhàng,thoải mái,HS cảm thấy vừa học vừa chơi.
Vận dụng linh hoạt nhiều phương pháp dạy học.
Tổ chức nhiều hình thức dạy học và làm ĐDD – H hỗ trợ cho từng hoạt động.
Thầy tổ chức,trò hoạt động.
Khuyến khích sử dụng giáo án điện tử.
CHÂN THÀNH CẢM ƠN QUÍ LÃNH ĐẠO VÀ THẦY CÔ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thanh Long
Dung lượng: 4,93MB|
Lượt tài: 2
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)