Báo cáo 5 năm tổng kết công tác phổ cập
Chia sẻ bởi Lê Xuân Long |
Ngày 14/10/2018 |
73
Chia sẻ tài liệu: Báo cáo 5 năm tổng kết công tác phổ cập thuộc Tin học 6
Nội dung tài liệu:
UBND HUYỆN TÂN CHÂU CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
BAN CHỈ ĐẠO PCGD-CMC Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số: /BC-BCĐ Tân Châu, ngày tháng năm 2016
BÁO CÁO
Kết quả thực hiện công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi
Giai đoạn 2010 – 2015
A. PHẦN THỨ NHẤT
ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
I. Đặc điểm chung:
Tân Châu là huyện biên giới của tỉnh Tây Ninh, phía Đông giáp với tỉnh Bình Phước, phía Tây giáp với huyện Tân Biên, phía nam giáp với Thành phố Tây Ninh và phía Bắc giáp với Vương quốc Campuchia. Toàn huyện có 11 xã và 1 thị trấn, cơ cấu kinh tế chủ yếu nông lâm nghiệp nên đời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn. Toàn huyện có 32.469 hộ với 130.693 nhân khẩu. Trình độ dân trí của các xã còn thấp, cơ sở vật chất hạ tầng chưa đồng bộ.
Trong thời gian qua sự nghiệp giáo dục được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền; sự phối hợp của các ngành, các đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội và nhân dân. Hệ thống trường lớp cơ bản được xây dựng ở các xã, thị trấn, tỷ lệ học sinh huy động ở các bậc học tăng, chất lượng giáo dục từng bước được nâng lên. Duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục Trung học cơ sở, tạo tiền đề từng bước thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi (PC GDMNCTENT). Góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế-xã hội, quốc phòng an ninh của huyện.
II. Thuận lợi, khó khăn.
1.Thuận lợi :
Được sự quan tâm chỉ đạo của Thường trực Huyện ủy, UBND huyện và sự chỉ đạo trực tiếp của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh tạo điều kiện hỗ trợ về chuyên môn, cơ sở vật chất cho việc dạy và học trên địa bàn huyện.
Sự chỉ đạo kịp thời của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, sự quyết tâm cao của Ban chỉ đạo PCGD huyện và Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục các xã, thị trấn đã chỉ đạo BGH các trường Mầm non, Mẫu giáo, Tiểu học phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, đoàn thể trong công tác vận động trẻ 5 tuổi ra lớp mẫu giáo.
Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý ngành Giáo dục và Đào tạo nói chung yêu nghề, có tâm huyết đối với sự nghiệp giáo dục, trong đó có nhiều cán bộ quản lý có kinh nghiệm trong công tác tham mưu cho cấp ủy và chính quyền địa phương chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, khuyến học, khuyến tài. Áp dụng có hiệu quả việc đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng dạy và học hàng năm.
Sự đồng thuận, ủng hộ nhiệt tình của nhân dân đối với công tác PCGD Mầm non cho trẻ em 5 tuổi trên địa bàn...
2.Khó khăn
Nhân dân trên địa bàn huyện chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp, làm mướn hoặc buôn bán nhỏ, đời sống kinh tế còn khó khăn, một số gia đình thiếu quan tâm đến việc học tập của con em nhất là độ tuổi trẻ mầm non, làm ảnh hưởng không nhỏ đến công tác huy động trẻ 5 tuổi ra lớp.
Trẻ em từ 0-5 tuổi trên địa bàn huyện còn nhiều trường hợp chưa nhập hộ khẩu hoặc đến 3, 4 tuổi mới nhập hộ khẩu, một số xã biên giới có con em Việt kiều Campuchia chuyển về hàng năm không có giấy tờ tùy thân đã gây nhiều khó khăn trong việc điều tra, cập nhật hồ sơ phổ cập mầm non.
Đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, công tác xã hội hóa giáo dục đạt kết quả còn thấp, khó khăn trong huy động kinh phí đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị. Một bộ phận nhân dân có nhận thức chưa đầy đủ về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác phổ cập nên công tác điều tra và huy động trẻ 5 tuổi ra lớp còn gặp nhiều khó khăn.
B. PHẦN THỨ HAI
QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN
CÁC MỤC TIÊU PCGDMN CHO TRẺ EM 5 TUỔI
I. Sự chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, HĐND, UBND:
1. Văn bản chỉ đạo các cấp:
Đơn vị đã tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện các văn bản chỉ đạo của các cấp về công tác PCGD MN:
+ Quyết định số 239/QĐ-TTg ngày 09/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án PCGD mầm non cho trẻ em 5 tuổi giai đoạn 2010-2015;
+ Chỉ thị số 10-CT/TW ngày 05/12/2011 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng
BAN CHỈ ĐẠO PCGD-CMC Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số: /BC-BCĐ Tân Châu, ngày tháng năm 2016
BÁO CÁO
Kết quả thực hiện công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi
Giai đoạn 2010 – 2015
A. PHẦN THỨ NHẤT
ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
I. Đặc điểm chung:
Tân Châu là huyện biên giới của tỉnh Tây Ninh, phía Đông giáp với tỉnh Bình Phước, phía Tây giáp với huyện Tân Biên, phía nam giáp với Thành phố Tây Ninh và phía Bắc giáp với Vương quốc Campuchia. Toàn huyện có 11 xã và 1 thị trấn, cơ cấu kinh tế chủ yếu nông lâm nghiệp nên đời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn. Toàn huyện có 32.469 hộ với 130.693 nhân khẩu. Trình độ dân trí của các xã còn thấp, cơ sở vật chất hạ tầng chưa đồng bộ.
Trong thời gian qua sự nghiệp giáo dục được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền; sự phối hợp của các ngành, các đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội và nhân dân. Hệ thống trường lớp cơ bản được xây dựng ở các xã, thị trấn, tỷ lệ học sinh huy động ở các bậc học tăng, chất lượng giáo dục từng bước được nâng lên. Duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục Trung học cơ sở, tạo tiền đề từng bước thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi (PC GDMNCTENT). Góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế-xã hội, quốc phòng an ninh của huyện.
II. Thuận lợi, khó khăn.
1.Thuận lợi :
Được sự quan tâm chỉ đạo của Thường trực Huyện ủy, UBND huyện và sự chỉ đạo trực tiếp của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh tạo điều kiện hỗ trợ về chuyên môn, cơ sở vật chất cho việc dạy và học trên địa bàn huyện.
Sự chỉ đạo kịp thời của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, sự quyết tâm cao của Ban chỉ đạo PCGD huyện và Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục các xã, thị trấn đã chỉ đạo BGH các trường Mầm non, Mẫu giáo, Tiểu học phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, đoàn thể trong công tác vận động trẻ 5 tuổi ra lớp mẫu giáo.
Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý ngành Giáo dục và Đào tạo nói chung yêu nghề, có tâm huyết đối với sự nghiệp giáo dục, trong đó có nhiều cán bộ quản lý có kinh nghiệm trong công tác tham mưu cho cấp ủy và chính quyền địa phương chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, khuyến học, khuyến tài. Áp dụng có hiệu quả việc đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng dạy và học hàng năm.
Sự đồng thuận, ủng hộ nhiệt tình của nhân dân đối với công tác PCGD Mầm non cho trẻ em 5 tuổi trên địa bàn...
2.Khó khăn
Nhân dân trên địa bàn huyện chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp, làm mướn hoặc buôn bán nhỏ, đời sống kinh tế còn khó khăn, một số gia đình thiếu quan tâm đến việc học tập của con em nhất là độ tuổi trẻ mầm non, làm ảnh hưởng không nhỏ đến công tác huy động trẻ 5 tuổi ra lớp.
Trẻ em từ 0-5 tuổi trên địa bàn huyện còn nhiều trường hợp chưa nhập hộ khẩu hoặc đến 3, 4 tuổi mới nhập hộ khẩu, một số xã biên giới có con em Việt kiều Campuchia chuyển về hàng năm không có giấy tờ tùy thân đã gây nhiều khó khăn trong việc điều tra, cập nhật hồ sơ phổ cập mầm non.
Đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, công tác xã hội hóa giáo dục đạt kết quả còn thấp, khó khăn trong huy động kinh phí đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị. Một bộ phận nhân dân có nhận thức chưa đầy đủ về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác phổ cập nên công tác điều tra và huy động trẻ 5 tuổi ra lớp còn gặp nhiều khó khăn.
B. PHẦN THỨ HAI
QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN
CÁC MỤC TIÊU PCGDMN CHO TRẺ EM 5 TUỔI
I. Sự chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, HĐND, UBND:
1. Văn bản chỉ đạo các cấp:
Đơn vị đã tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện các văn bản chỉ đạo của các cấp về công tác PCGD MN:
+ Quyết định số 239/QĐ-TTg ngày 09/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án PCGD mầm non cho trẻ em 5 tuổi giai đoạn 2010-2015;
+ Chỉ thị số 10-CT/TW ngày 05/12/2011 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Xuân Long
Dung lượng: 107,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)