Bàn về tệ nạn xã hội
Chia sẻ bởi Bùi Thị Kim Anh |
Ngày 11/10/2018 |
39
Chia sẻ tài liệu: bàn về tệ nạn xã hội thuộc Ngữ văn 7
Nội dung tài liệu:
Trong cuộc sống, bên cạnh nhiều tập quán, thói quen tốt còn có những tập quán, thói quen xấu có hại cho con người và xã hội. Những thói quen xấu có sức quyến rũ ghê gớm như chơi cờ bạc, hút thuốc lá, nghiện ma túy hoặc sách, băng, đĩa có nội dung độc hại, nếu ta không kiên định tự chủ, dần dần sẽ bị nó ràng buộc, chi phối và biến thành nô lệ. Ta gọi chung các thói xấu trên là tệ nạn xã hội.
Đối với bất kì một quốc gia nào thì tệ nạn xã hội cũng là một hiểm họa trước mắt và lâu dài, cần phải ra tay trừ bỏ. Vì những tác hại khôn lường của nó, chúng ta hãy kiên quyết nói : “Không !”.
Tại sao chúng ta lại phải nói “Không !” với các tệ nạn xã hội?
Cờ bạc, thuốc lá, ma túy… là thói hư tật xấu gây ra những tác hại ghê gớm với bản thân, gia đình và xã hội về nhiều mặt : tư tưởng, đạo đức, sức khỏe, kinh tế, nòi giống… Đây là mối nguy cơ trước mắt và lâu dài của đất nước, dân tộc.
Ban đầu, chúng đến một cách ngẫn nhiên, tình cờ. Tuổi trẻ thường ham vui, ham lạ, đó là chỗ yếu để tệ nạn tấn công. Đám con trai mười lăm, mười bảy, vài lần nhìn các anh thanh niên phì phèo điếu thuốc lá trên môi với vẻ rất lãng tử, sành điệu, thấy hay hay, thế là bắt chước. Bạn bè xấu rủ rê hút chích, khích bác vài câu chạm tự ái “nam nhi”. Ừ thì thử cho biết với đời, nhằm nhò gì, chuyện vặt ! Một lần, hai lần…, rồi đến một lúc nào đó, không có không chịu được. Thiếu nó, ta cảm thấy bồn chồn, chống chếnh, buồn và lại tìm đến nó như tìm đến một sự giải thoát, một nguồn vui. Ví dụ, đã tập tọng hút thuốc lá, hít heroin thì từ “thích” đến “nghiện” chẳng bao xa.
Mỗi khi cơn nghiện ập đến, nó hành hạ thân xác đến mức khó có thể chịu đựng nổi. Muốn có thuốc để thỏa mãn cơn nghiện thì phải có tiền. Không có tiền thì phải xoay sở mọi cách. Thế là trước thì lấy đồ nhà đem cầm, đem bán, sau thì đi lừa đảo, ăn trộm, ăn cắp, cướp giật, thậm chí giết người… Hỏi làm sao có thế tránh khỏi con đường tội lỗi ?!.
Như vậy là thói xấu đã biến ta thành nô lệ của nó. Nó là ông chủ vô hình nhưng khắc nghiệt, tàn bạo, chi phối toàn bộ tư tưởng, tình cảm và hành động của ta.
Tác hại của các tệ nạn là vô cùng ghê gớm. Một khi đã nhiễm phải tệ nạn lâu ngày thì rất khó từ bỏ. Chúng ta thử bàn đến tác hại của từng loại một.
Thứ nhất là cờ bạc. Người xưa đã đúc kết : “Cờ bạc là bác thằng bần. Cửa nhà bán hết, tra chân vào cùm”.
Đúng thế, cờ bạc cũng là một loại ma túy mà người nào trót sa chân vào thì khó lòng thoát khỏi. Người đánh bạc có thể ngồi lì ở chiếu bạc từ sáng đến tối, ngày này sang ngày khác, quên ăn, quên ngủ, quên cả làm việc, học tập. Khi thua, cay cú quyết gỡ, càng gỡ lại càng thua.
Lúc đầu thì gán đồng hồ, xe đạp, xe máy; sau thì bán nhà, bán đất… và bán cả danh dự, sự nghiệp của mình. Đầu óc lúc nào cũng bị ám ảnh bởi ảo tưởng xe hơi, nhà lầu. Nếu thắng thì chiêu đãi bạn bè, ăn chơi phóng túng, vung tiền không tiếc tay để được nghe những lời tâng bốc dối trá, để chứng tỏ “vai vế” trong giới giang hồ. Nhiều kẻ biết rõ là cờ gian bạc lận nhưng vẫn mê muội lao đầu vào, tự nguyện làm “nai” cho lũ “thợ săn” xẻ thịt. Dân gian có câu : “Đánh đề ra đê mà ở” là thế. Để khuyên mọi người tránh xa cờ bạc, tục ngữ – ca dao cũng đưa ra bài học thấm thía : “Của làm ra cất trên giác. Của cờ bạc để ngoài sân. Của phù vân để ngoài ngõ”. Bởi thực tế không ai giàu có bền lâu nhờ cờ bạc.
Thứ hai là tệ nghiện thuốc lá. Các nhà nghiên cứu y học đã đưa ra nhận xét có tính chất cảnh báo : “Khói thuốc là ‘sát thủ’ thể khí đối với sức khỏe của con người”.
Người ta đến với thuốc lá thường do nhiều nguyên nhân : do hiếu kì, tò mò, thích bắt chước hình ảnh của một thần tượng nào đó trong đời hoặc trên phim ảnh, hoặc muốn khẳng định
Đối với bất kì một quốc gia nào thì tệ nạn xã hội cũng là một hiểm họa trước mắt và lâu dài, cần phải ra tay trừ bỏ. Vì những tác hại khôn lường của nó, chúng ta hãy kiên quyết nói : “Không !”.
Tại sao chúng ta lại phải nói “Không !” với các tệ nạn xã hội?
Cờ bạc, thuốc lá, ma túy… là thói hư tật xấu gây ra những tác hại ghê gớm với bản thân, gia đình và xã hội về nhiều mặt : tư tưởng, đạo đức, sức khỏe, kinh tế, nòi giống… Đây là mối nguy cơ trước mắt và lâu dài của đất nước, dân tộc.
Ban đầu, chúng đến một cách ngẫn nhiên, tình cờ. Tuổi trẻ thường ham vui, ham lạ, đó là chỗ yếu để tệ nạn tấn công. Đám con trai mười lăm, mười bảy, vài lần nhìn các anh thanh niên phì phèo điếu thuốc lá trên môi với vẻ rất lãng tử, sành điệu, thấy hay hay, thế là bắt chước. Bạn bè xấu rủ rê hút chích, khích bác vài câu chạm tự ái “nam nhi”. Ừ thì thử cho biết với đời, nhằm nhò gì, chuyện vặt ! Một lần, hai lần…, rồi đến một lúc nào đó, không có không chịu được. Thiếu nó, ta cảm thấy bồn chồn, chống chếnh, buồn và lại tìm đến nó như tìm đến một sự giải thoát, một nguồn vui. Ví dụ, đã tập tọng hút thuốc lá, hít heroin thì từ “thích” đến “nghiện” chẳng bao xa.
Mỗi khi cơn nghiện ập đến, nó hành hạ thân xác đến mức khó có thể chịu đựng nổi. Muốn có thuốc để thỏa mãn cơn nghiện thì phải có tiền. Không có tiền thì phải xoay sở mọi cách. Thế là trước thì lấy đồ nhà đem cầm, đem bán, sau thì đi lừa đảo, ăn trộm, ăn cắp, cướp giật, thậm chí giết người… Hỏi làm sao có thế tránh khỏi con đường tội lỗi ?!.
Như vậy là thói xấu đã biến ta thành nô lệ của nó. Nó là ông chủ vô hình nhưng khắc nghiệt, tàn bạo, chi phối toàn bộ tư tưởng, tình cảm và hành động của ta.
Tác hại của các tệ nạn là vô cùng ghê gớm. Một khi đã nhiễm phải tệ nạn lâu ngày thì rất khó từ bỏ. Chúng ta thử bàn đến tác hại của từng loại một.
Thứ nhất là cờ bạc. Người xưa đã đúc kết : “Cờ bạc là bác thằng bần. Cửa nhà bán hết, tra chân vào cùm”.
Đúng thế, cờ bạc cũng là một loại ma túy mà người nào trót sa chân vào thì khó lòng thoát khỏi. Người đánh bạc có thể ngồi lì ở chiếu bạc từ sáng đến tối, ngày này sang ngày khác, quên ăn, quên ngủ, quên cả làm việc, học tập. Khi thua, cay cú quyết gỡ, càng gỡ lại càng thua.
Lúc đầu thì gán đồng hồ, xe đạp, xe máy; sau thì bán nhà, bán đất… và bán cả danh dự, sự nghiệp của mình. Đầu óc lúc nào cũng bị ám ảnh bởi ảo tưởng xe hơi, nhà lầu. Nếu thắng thì chiêu đãi bạn bè, ăn chơi phóng túng, vung tiền không tiếc tay để được nghe những lời tâng bốc dối trá, để chứng tỏ “vai vế” trong giới giang hồ. Nhiều kẻ biết rõ là cờ gian bạc lận nhưng vẫn mê muội lao đầu vào, tự nguyện làm “nai” cho lũ “thợ săn” xẻ thịt. Dân gian có câu : “Đánh đề ra đê mà ở” là thế. Để khuyên mọi người tránh xa cờ bạc, tục ngữ – ca dao cũng đưa ra bài học thấm thía : “Của làm ra cất trên giác. Của cờ bạc để ngoài sân. Của phù vân để ngoài ngõ”. Bởi thực tế không ai giàu có bền lâu nhờ cờ bạc.
Thứ hai là tệ nghiện thuốc lá. Các nhà nghiên cứu y học đã đưa ra nhận xét có tính chất cảnh báo : “Khói thuốc là ‘sát thủ’ thể khí đối với sức khỏe của con người”.
Người ta đến với thuốc lá thường do nhiều nguyên nhân : do hiếu kì, tò mò, thích bắt chước hình ảnh của một thần tượng nào đó trong đời hoặc trên phim ảnh, hoặc muốn khẳng định
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Bùi Thị Kim Anh
Dung lượng: 37,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)