Bàn về phương pháp đổi mới dạy học văn
Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Chung |
Ngày 12/10/2018 |
161
Chia sẻ tài liệu: Bàn về phương pháp đổi mới dạy học văn thuộc Tư liệu tham khảo
Nội dung tài liệu:
Bàn thêm về đổi mới Phương pháp dạy học văn
Cách đây đã hơn hai thập kỷ, bàn về dạy văn Thủ tướng Phạm Văn Đồng nói: "Chúng ta phải xem lại cách dạy văn trong nhà trường phổ thông của ta, không nên dạy như cũ, bởi vì dạy như cũ thì không chỉ việc dạy văn không hay mà sự đào tạo cũng không hay. Vì vậy, dưt khoát cúng ta phải có cách dạy khác".
Nói cả môn văn thì hơi rộng, xin khoanh vấn đề ở phần môn giảng văn. Từ một mong muốn tốt đẹp, một tư tưởng khoa học sau sắc đến sự chuyển động trong bản thân từng giáo viên bao giờ cũng là một quá trình.
Dạy văn là sự giải mã một cách nghệ thuật cái vô hình sau cái hữu hình, cái im lặng sau cái âm thanh, cái thần thái của mỗi xác chữ, cái đa nghĩa, cái lấp lửng, cái không xác định. Dạy văn và học văn là một niềm vui sướng, sau giờ học văn GV làm cho HS rung động, yêu đời, yêu cuộc sống và lớn lên một chút. Dạy văn không đơn thuần là dạy kiến thức mà dạy tâm hồn. Nhưng thực tế hiện nay môn văn trong nhà trường đối với HS không lấy gì làm hấp dẫn nếu không muốn nói là "liều thuốc gây mê".
Việc dạy tác phẩm văn chương lâu nay ở nhiều GV hình như còn dở dang, chưa đi trọn đường phải đi mặc dù vẫn đủ năm bước lên lớp. Có người nói vui "Dạy học chỉ cần hai bước, đó là bước vào dạy cho thật tốt rồi bước ra". Một câu nói vui nhưng cũng đáng để suy nghĩ đấy chứ! Giảng dạy môn văn trong nhà trường có lẽ vẫn là giúp cho HS hiểu được nội dung của sáng tác văn chương, từ đó nâng cao trình độ nhận thức bồi dưỡng tâm hồn cho các em. Việc để cho HS trực tiếp tiếp xúc với cái đẹp với nội dung phong phú của tác phẩm là quan trọng nhất, nhưng đa số giáo viên lại không làm như vậy, mà chỉ cho HS cảm thụ tác phẩm theo cái cảm thụ của mình, hay nói rõ ra là GV diễn lại cảm nhận của mình cho HS. Một số lại có xu hướng cung cấp kiến thức về văn chương hơn là giảng cho HS thấy và say mê cái đẹp do tác phẩm mang lại. Hiệu quả một giờ dạy không phải là khối lượng kiến thức mà ở phương pháp phát huy năng lực của HS.
Theo nghiên cứu của một giáo sư về giáo dục người Thụy Điển thì giáo viên tự nhiên tối thiểu nghiên cứu mười bảy tiết để dạy cho một tiết, còn giáo viên xã hội thì hai mươi chín trên một. Nhưng ở VN hiện nay người ta tính được rằng GV xã hội chỉ có năm trên một, vậy tiết giảng có phong phú sinh động được không? Cái sợ nhất của người GV là nói những điều HS biết ngang mình. Muốn dạy văn hay phải có thủ thuật, nghĩa là dựa vào thành tựu của những môn học khác như triết học, ngôn ngữ học, lịch sử, tâm lý học, thi pháp học…
Xin được ví dụ một phương pháp cụ thể đó là gợi mở và nêu vấn đề. Mục đích giáo dục trong giảng văn là phát huy năng lực tư duy độc lập và óc sáng thông minh sáng tạo của học sinh, để các em có thể vận dụng những kiến thức tiếp thu được trên ghế nhà trường vào thực tiễn cuộc sống mai sau. Để thực hiện nhiệm vụ này, phương pháp phân tích và diễn giảng dù tốt đến đâu cũng còn phiến diện, nếu trong quá trình phân tích giáo viên chưa có cách làm cho học sinh hào hứng, ngấm sâu vào bài giảng của mình. Vì vậy đòi hỏi GV phải dành cho giáo án một số vấn đề gợi mở. Tác dụng to lớn của biện pháp này đã được thừa nhận. Bằng con đường nêu vấn đề, đặt câu hỏi GV dễ dàng tạo nên không khí sôi nổi, phấn khởi tìm tòi tự do suy nghĩ và tự do bộc lộ những nhận thức trực tiếp của học sinh để giáo viên kịp thời uốn nắn cái sai, khắc sâu cái đúng vào ký ức của các em. Không khí cởi mở trao đổi thân mật giữa thầy và trò về những vấn đề của cuộc sống mà nhà văn, nhà thơ nêu lên sẽ góp phần quan trọng vào sự thành công của tiết giảng. Ở khía cạnh khác biện pháp nếu vấn đề cũng đáp ứng được yêu cầu sư phạm hiện nay về cách cấu tạo giờ dạy sao cho phù hợp với nhiệm vụ phát triển con người toàn diện.
Phương pháp mới không phải là cái gì xa lạ, mà chính là biết phối hợp tốt giữa phương pháp truyền thống và phương pháp hiện đại. Đó là phương pháp tổng hợp bởi không có phương pháp vạn năng dù đó là phương pháp tốt nhất.
Phan Thái Sơn
Cách đây đã hơn hai thập kỷ, bàn về dạy văn Thủ tướng Phạm Văn Đồng nói: "Chúng ta phải xem lại cách dạy văn trong nhà trường phổ thông của ta, không nên dạy như cũ, bởi vì dạy như cũ thì không chỉ việc dạy văn không hay mà sự đào tạo cũng không hay. Vì vậy, dưt khoát cúng ta phải có cách dạy khác".
Nói cả môn văn thì hơi rộng, xin khoanh vấn đề ở phần môn giảng văn. Từ một mong muốn tốt đẹp, một tư tưởng khoa học sau sắc đến sự chuyển động trong bản thân từng giáo viên bao giờ cũng là một quá trình.
Dạy văn là sự giải mã một cách nghệ thuật cái vô hình sau cái hữu hình, cái im lặng sau cái âm thanh, cái thần thái của mỗi xác chữ, cái đa nghĩa, cái lấp lửng, cái không xác định. Dạy văn và học văn là một niềm vui sướng, sau giờ học văn GV làm cho HS rung động, yêu đời, yêu cuộc sống và lớn lên một chút. Dạy văn không đơn thuần là dạy kiến thức mà dạy tâm hồn. Nhưng thực tế hiện nay môn văn trong nhà trường đối với HS không lấy gì làm hấp dẫn nếu không muốn nói là "liều thuốc gây mê".
Việc dạy tác phẩm văn chương lâu nay ở nhiều GV hình như còn dở dang, chưa đi trọn đường phải đi mặc dù vẫn đủ năm bước lên lớp. Có người nói vui "Dạy học chỉ cần hai bước, đó là bước vào dạy cho thật tốt rồi bước ra". Một câu nói vui nhưng cũng đáng để suy nghĩ đấy chứ! Giảng dạy môn văn trong nhà trường có lẽ vẫn là giúp cho HS hiểu được nội dung của sáng tác văn chương, từ đó nâng cao trình độ nhận thức bồi dưỡng tâm hồn cho các em. Việc để cho HS trực tiếp tiếp xúc với cái đẹp với nội dung phong phú của tác phẩm là quan trọng nhất, nhưng đa số giáo viên lại không làm như vậy, mà chỉ cho HS cảm thụ tác phẩm theo cái cảm thụ của mình, hay nói rõ ra là GV diễn lại cảm nhận của mình cho HS. Một số lại có xu hướng cung cấp kiến thức về văn chương hơn là giảng cho HS thấy và say mê cái đẹp do tác phẩm mang lại. Hiệu quả một giờ dạy không phải là khối lượng kiến thức mà ở phương pháp phát huy năng lực của HS.
Theo nghiên cứu của một giáo sư về giáo dục người Thụy Điển thì giáo viên tự nhiên tối thiểu nghiên cứu mười bảy tiết để dạy cho một tiết, còn giáo viên xã hội thì hai mươi chín trên một. Nhưng ở VN hiện nay người ta tính được rằng GV xã hội chỉ có năm trên một, vậy tiết giảng có phong phú sinh động được không? Cái sợ nhất của người GV là nói những điều HS biết ngang mình. Muốn dạy văn hay phải có thủ thuật, nghĩa là dựa vào thành tựu của những môn học khác như triết học, ngôn ngữ học, lịch sử, tâm lý học, thi pháp học…
Xin được ví dụ một phương pháp cụ thể đó là gợi mở và nêu vấn đề. Mục đích giáo dục trong giảng văn là phát huy năng lực tư duy độc lập và óc sáng thông minh sáng tạo của học sinh, để các em có thể vận dụng những kiến thức tiếp thu được trên ghế nhà trường vào thực tiễn cuộc sống mai sau. Để thực hiện nhiệm vụ này, phương pháp phân tích và diễn giảng dù tốt đến đâu cũng còn phiến diện, nếu trong quá trình phân tích giáo viên chưa có cách làm cho học sinh hào hứng, ngấm sâu vào bài giảng của mình. Vì vậy đòi hỏi GV phải dành cho giáo án một số vấn đề gợi mở. Tác dụng to lớn của biện pháp này đã được thừa nhận. Bằng con đường nêu vấn đề, đặt câu hỏi GV dễ dàng tạo nên không khí sôi nổi, phấn khởi tìm tòi tự do suy nghĩ và tự do bộc lộ những nhận thức trực tiếp của học sinh để giáo viên kịp thời uốn nắn cái sai, khắc sâu cái đúng vào ký ức của các em. Không khí cởi mở trao đổi thân mật giữa thầy và trò về những vấn đề của cuộc sống mà nhà văn, nhà thơ nêu lên sẽ góp phần quan trọng vào sự thành công của tiết giảng. Ở khía cạnh khác biện pháp nếu vấn đề cũng đáp ứng được yêu cầu sư phạm hiện nay về cách cấu tạo giờ dạy sao cho phù hợp với nhiệm vụ phát triển con người toàn diện.
Phương pháp mới không phải là cái gì xa lạ, mà chính là biết phối hợp tốt giữa phương pháp truyền thống và phương pháp hiện đại. Đó là phương pháp tổng hợp bởi không có phương pháp vạn năng dù đó là phương pháp tốt nhất.
Phan Thái Sơn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Văn Chung
Dung lượng: 31,00KB|
Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)