Ban than tuan tuan 1
Chia sẻ bởi Nguyễn Kim Khoa |
Ngày 05/10/2018 |
37
Chia sẻ tài liệu: ban than tuan tuan 1 thuộc Lớp 4 tuổi
Nội dung tài liệu:
Trường Mẫu Giáo Mỹ Quới GV : Nguyễn Kim Kkoa
- Giáo viên xây dựng kế hoạch cho chủ điểm
- Phối kết hợp với phụ huynh, học sinh sưu tầm tranh ảnh, sáng tác thơ truyện, bài hát, câu đố… về chủ điểm bản thân.
- Sưu tầm tranh ảnh, đồ dùng, đồ chơi… phục vụ chủ điểm bản thân.
- Trang trí lớp theo chủ điểm “ bản thân” như tranh ảnh đồ dùng đồ chơi bảng tuyên truyền, thay đổi đồ dùng đồ chơi ở các góc cho phù hợp với chủ điểm
- Trò chuyện với trẻ về:
+ Cơ thể bé, một số thức ăn cần thiết đối với cơ thể.
+ Các hoạt động trong trường
+ Khuyến khích trả lời hoặc đưa ra các câu hỏi có liên quan
- Sử dụng các phương tiện nghe nhìn cho trẻ xem tranh, đọc thơ kể chuyện, bài hát về chủ đề
- Làm một số đồ dùng đồ chơi bằng các nguyên liệu mở như hộp giấy, chai lọ, lá cây, lon bia cho trẻ quan sát
- Trang trí lớp học bằng sản phẩm của cô và trẻ làm
- Chuẩn bị bút màu kéo hồ dán hộp giấy A4, giấy màu, giấy rôky bìa chai lọ, len, lá cây.
CHỦ ĐỀ : BẢN THÂN
TỪ NGÀY 26/9 ĐẾN NGÀY 21/10/2011
I/ MỤC TIÊU
A. HƯỚNG DẪN CHUNG :
Chủ đề bản thân nằm trong hệ thống các chủ đề giáo dục góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục trẻ toàn diện trong Chương trình giáo dục mầm non .
Nội dung của chủ đề bản thân được lựa chọn gần gũi với trẻ trên cơ sở nội dung giáo dục trẻ 4 – 5 tuổi và gần với thực tế địa phương. Vì vậy, nội dung của chủ đề cung cấp đến trẻ những hiểu biết về bản than, hình thành và phát triển những tình cảm, kĩ năng sống, hành vi ứng xử giao tiếp cần thiết cho cuộc sống hằng ngày phù hợp với độ tuổi.
Xuất phát từ những hiểu biết kinh nghiệm mà trẻ đã có các hoạt động khám phá chủ đề được tổ chức tiến hành phối hợp lồng ghép chặt chẽ, đảm bảo giáo dục mang tính tích hợp trên các mặt thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm và kĩ năng xã hội, thẩm mĩ. Thông qua khám phá chủ đề, trẻ từng bước nhận thức đúng về mình, về mọi người xung quanh, về những gì trẻ thích và có thể làm được để có những ứng xử phù hợp…giúp trẻ dễ dàng thích nghi, hoà nhập với cuộc sống xung quanh, chuẩn bị học ở giai đoạn sau 1 cách thuận lợi.
1 – Phát triển thể chất :
* Dinh dưỡng và sức khỏe :
Nhận ra các nhóm thực phẩm, món ăn thường ngày biết ăn các loại thức ăn khác nhau có lợi cho sức khoẻ.
Có một số hành vi tốt trong ăn uống, vệ sinh cá nhân và giữ gìn sức khoẻ bản thân.
Nhận biết một số vật dụng, nơi nguy hiểm đối với bản than và không đến gần.
* Phát triển vận động :
Có khả năng phối hợp các bộ phận cơ thể trong thực hiện vận động : đi bằng gót chân, đi chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh, đập bắt bóng, đi theo đường hẹp, trèo lên xuống ghế, ném xa bằng 1 tay – chạy nhanh 10m.
2 – Phát triển nhận thức :
Biết được một số đặc điểm giống nhau và khác nhau của bản thân so với người khác.
Phân biệt được các bộ phận của cơ thể, các giác quan qua chức năng của chúng, biết các giác quan là dung để nhận biết các đồ vật, sự vật hiện tượng và thế giới xung quanh.
Phân biệt được tay phải, tay trái, xác định được vị trí của đồ vật so với bản thân trẻ.
Nhận ra sự khác nhau về chiều dài của 2, 3 đối tượng.
Biết phân loại thực phẩm, đồ dùng cá nhân, đồ chơi theo 1 – 2 dấu hiệu cho trước.
3 – Phát triển ngôn ngữ :
Biết sử dụng từ ngữ phù hợp, kể về bản thân, về những người thân, biết biểu đạt nhu cầu mong muốn bằng các câu đơn và câu ghép.
Mạnh dạn thích giao tiếp với mọi người xung quanh bằng lời nói. Thực hiện được các yêu cầu bằng lời nói của người khác.
Biết sử dụng các từ chỉ hành vi lịch sự, lễ phép trong giao tiếp.
4 – Phát triển thẩm mĩ :
Biết sử dụng một số dụng cụ, vật liệu tạo hình để tạo ra một số sản phẩm mô tả hình ảnh về bản thân và người thân có màu sắc, bố cục phù hợp.
Thể hiện cảm xúc phù hợp trong các hoạt động múa, hát, âm nhạc về chủ đề bản thân.
- Giáo viên xây dựng kế hoạch cho chủ điểm
- Phối kết hợp với phụ huynh, học sinh sưu tầm tranh ảnh, sáng tác thơ truyện, bài hát, câu đố… về chủ điểm bản thân.
- Sưu tầm tranh ảnh, đồ dùng, đồ chơi… phục vụ chủ điểm bản thân.
- Trang trí lớp theo chủ điểm “ bản thân” như tranh ảnh đồ dùng đồ chơi bảng tuyên truyền, thay đổi đồ dùng đồ chơi ở các góc cho phù hợp với chủ điểm
- Trò chuyện với trẻ về:
+ Cơ thể bé, một số thức ăn cần thiết đối với cơ thể.
+ Các hoạt động trong trường
+ Khuyến khích trả lời hoặc đưa ra các câu hỏi có liên quan
- Sử dụng các phương tiện nghe nhìn cho trẻ xem tranh, đọc thơ kể chuyện, bài hát về chủ đề
- Làm một số đồ dùng đồ chơi bằng các nguyên liệu mở như hộp giấy, chai lọ, lá cây, lon bia cho trẻ quan sát
- Trang trí lớp học bằng sản phẩm của cô và trẻ làm
- Chuẩn bị bút màu kéo hồ dán hộp giấy A4, giấy màu, giấy rôky bìa chai lọ, len, lá cây.
CHỦ ĐỀ : BẢN THÂN
TỪ NGÀY 26/9 ĐẾN NGÀY 21/10/2011
I/ MỤC TIÊU
A. HƯỚNG DẪN CHUNG :
Chủ đề bản thân nằm trong hệ thống các chủ đề giáo dục góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục trẻ toàn diện trong Chương trình giáo dục mầm non .
Nội dung của chủ đề bản thân được lựa chọn gần gũi với trẻ trên cơ sở nội dung giáo dục trẻ 4 – 5 tuổi và gần với thực tế địa phương. Vì vậy, nội dung của chủ đề cung cấp đến trẻ những hiểu biết về bản than, hình thành và phát triển những tình cảm, kĩ năng sống, hành vi ứng xử giao tiếp cần thiết cho cuộc sống hằng ngày phù hợp với độ tuổi.
Xuất phát từ những hiểu biết kinh nghiệm mà trẻ đã có các hoạt động khám phá chủ đề được tổ chức tiến hành phối hợp lồng ghép chặt chẽ, đảm bảo giáo dục mang tính tích hợp trên các mặt thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm và kĩ năng xã hội, thẩm mĩ. Thông qua khám phá chủ đề, trẻ từng bước nhận thức đúng về mình, về mọi người xung quanh, về những gì trẻ thích và có thể làm được để có những ứng xử phù hợp…giúp trẻ dễ dàng thích nghi, hoà nhập với cuộc sống xung quanh, chuẩn bị học ở giai đoạn sau 1 cách thuận lợi.
1 – Phát triển thể chất :
* Dinh dưỡng và sức khỏe :
Nhận ra các nhóm thực phẩm, món ăn thường ngày biết ăn các loại thức ăn khác nhau có lợi cho sức khoẻ.
Có một số hành vi tốt trong ăn uống, vệ sinh cá nhân và giữ gìn sức khoẻ bản thân.
Nhận biết một số vật dụng, nơi nguy hiểm đối với bản than và không đến gần.
* Phát triển vận động :
Có khả năng phối hợp các bộ phận cơ thể trong thực hiện vận động : đi bằng gót chân, đi chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh, đập bắt bóng, đi theo đường hẹp, trèo lên xuống ghế, ném xa bằng 1 tay – chạy nhanh 10m.
2 – Phát triển nhận thức :
Biết được một số đặc điểm giống nhau và khác nhau của bản thân so với người khác.
Phân biệt được các bộ phận của cơ thể, các giác quan qua chức năng của chúng, biết các giác quan là dung để nhận biết các đồ vật, sự vật hiện tượng và thế giới xung quanh.
Phân biệt được tay phải, tay trái, xác định được vị trí của đồ vật so với bản thân trẻ.
Nhận ra sự khác nhau về chiều dài của 2, 3 đối tượng.
Biết phân loại thực phẩm, đồ dùng cá nhân, đồ chơi theo 1 – 2 dấu hiệu cho trước.
3 – Phát triển ngôn ngữ :
Biết sử dụng từ ngữ phù hợp, kể về bản thân, về những người thân, biết biểu đạt nhu cầu mong muốn bằng các câu đơn và câu ghép.
Mạnh dạn thích giao tiếp với mọi người xung quanh bằng lời nói. Thực hiện được các yêu cầu bằng lời nói của người khác.
Biết sử dụng các từ chỉ hành vi lịch sự, lễ phép trong giao tiếp.
4 – Phát triển thẩm mĩ :
Biết sử dụng một số dụng cụ, vật liệu tạo hình để tạo ra một số sản phẩm mô tả hình ảnh về bản thân và người thân có màu sắc, bố cục phù hợp.
Thể hiện cảm xúc phù hợp trong các hoạt động múa, hát, âm nhạc về chủ đề bản thân.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Kim Khoa
Dung lượng: 58,04KB|
Lượt tài: 3
Loại file: zip
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)