Baivan9

Chia sẻ bởi Phạm Ngọc Hùng | Ngày 11/10/2018 | 81

Chia sẻ tài liệu: baivan9 thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

Kim Lân là nhà văn rất am hiểu cuộc sống của người nông dân ở nông thôn và cuộc sống của người nông dân.Truyện ngắn “Làng” là 1 trong những tác phẩm của nhà văn KL. Truyện ngắn Làng được sáng tác vào năm 1948 trong thời kì kháng chiến chống Pháp .
Truyện ngắn Làng biểu hiện một tình cảm cao đẹp của toàn dân tộc, tình cảm quê hương đất nước, với người nông dân trong thời kì cách mạng và kháng chiến thì tình yêu làng xóm quê hương đã hoà nhập vào trong tình yêu nước và tinh thần kháng chiến. Tình cảm đó vừa có tính truyền thống vừa có chuyển biến mới. Là một nông dân suốt cuộc đời sống ở quê hương, gắn bó máu thịt với từngcon đường, từng nếp nhà, thửa ruộng, từngngọn cỏ, cành cây và biết bao người ruột thịt, xóm giềng, họ hàng gần xa, vậy mà giờ đây vì giặc ngoại xâm, ông 2 phải xa rời quê hương đi tản cư, sống nhờ nơi đất khách quê người. Ông hay khoe làng, đó là niềm tự hào sâu sắc về làng quê. Cái làng đó với người nông dân có một ý nghĩa cực kì quan trọng trong đời sống vật chất và tinh thần. Sau khi đi theo kháng chiến, ông đã có những chuyển biến mới trong tình cảm. Khi cách mạng giải phóng, ông tự hào về phong trào cách mạng của quê hương, về việc xây dựng làng kháng chiến của quê ông. Khi mới nghe tin xấu đó, ông sững sờ, chưa tin. Nghe họ chì chiết, ông đau đớn cúi gầm mặt xuống mà đi. Về đến nhà, nhìn thấy các con, ông càng nghĩ càng tủi thân “vì chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư” . Ông giận những người ở lại làng, cái tin nhục nhã ấy choán hết tâm trí ông thành nỗi ám ảnh khủng khiếp. Ông luôn hoảng hốt giật mình. Không khí nặng nề bao trùm cả nhà. Nhưng tình yêu nước, lòng trung thành với kháng chiến đã mạnh hơn tình yêu làng. Ông hai đã thốt lên đầy đau đớn song đầy quyết tâm: “Làng thì yêu thật đấy , nhưng làng theo Tây thì phải thù .. Anh em đồng chí biết cho bố con ông. Cụ Hồ trên đầu trên cổ xét soi cho bố con ông, cái lòng bố con ông là như thế đấy , có bao giờ dám đơn sai, “chết thì bao giờ dám đơn sai.” Khi ông tâm sự với con, ông Hai muốn bảo con nhớ câu “ Nhà ta ở làng chợ dầu”. Đồng thời ông nhắc con- cũng là tự nhắc mình “Ủng hộ Hồ CHí Minh”. Thấy được tình yêu làng, yêu nước của ông hai, ta hiểu và cũng mừng cho sự hớn hở của ông hai khi nghe tin làng mình theo Tây được cải chính. Tình yêu làng , tình yêu nước lại trở về gắn bó với nhau ngày càng sâu sắc, thắm thiết hơn trong lòng người nông dân chân chất này. Từ ngày ông hai không phải dằn vặt trong sự lựa chọn khắc nghiệt giữa làng và nước, cái vui của ông hai là cái vui của một con người yêu quê hương, đất nước sâu sắc. Niềm vui khiến ông lão như trẻ con” lật đật, bô bô” kể về làng mình bị đốt nhẵn.  Cách thể hiện của ông Hai là đại diện cho tầng lớp nông dân trong những ngày đầu mới tiếp xúc với cách mạng. Cảm giác ấy nhanh chóng tan đi, người ông dân đón nhận cách mạng với một tình cảm chân thành một lòng hăm hở. Cuộc đời nông dân Việt Nam rẽ sang một bước ngoặt mới tươi sáng hơn. Họ nô nức, háo hức hoà chung vào phong trào cách mạng cả nước, họ hăng hái cầm súng bảo vệ quê hương. Cách mạng trở thành một phần máu thịt của người nông dân, có những người như ông hai day dứt, xấu hổ, khổ sợ khi mình bị hiểu lầm là không trung thành với cách mạng song vẫn không bỏ cách mạng. Đó là lòng trung thành, là tình cảm sâu sắc, bền chặt mà người nông dân dành cho cách mạng.  Lòng yêu nước nồng nàn, sự trung thành với cách mạng tất cả trở thánh sức mạnh khiến họ đứng lên bảo vệ quê hương, bảo vệ chính mình. Cách mạng mang đến cho họ cuộc đời mới, họ phải bảo vệ lấy hạnh phúc đó của mình.
Truyện ngắn Làng trở nên thành công và có giá trị sâu sắc bới nó ra đời đúng lúc và khắc họa thành công nhân vật ông Hai, một đại diện của những người nông dân Việt Nam lúc bấy giờ. Họ là những người có trình độ thấp nhưng lại có ý thức giác ngộ cách mạng sớm, có một tình yêu làng, yêu quê hương tha thiết, đó là những con người đáng trân trọng, đáng ngợi ca.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Ngọc Hùng
Dung lượng: 13,41KB| Lượt tài: 0
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)