Bài viết số 6-1

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Hồng Nhiên | Ngày 11/10/2018 | 37

Chia sẻ tài liệu: Bài viết số 6-1 thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

Ít lâu nay, một số bạn trong lớp có phần lơ là học tập. Em hãy viết 1 bài
văn để thuyết phục bạn: Nếu khi còn trẻ ta không chịu khó học tập thì
lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích (bài 4)
Trong cuộc sống, một trong những bí quyết giúp chúng ta thành công ở tương
lai là sự bền bỉ, kiên trì học tập. Nếu khi còn trẻ không chịu học tập thì lớn lên
chẳng có tương lai.
Các bạn ạ!
Việc học tập rất cần thiết đối với mỗi con người. Muốn có cuộc sống tốt đẹp
thì phải học tập. Và cũng chỉ có học tập thì lớn lên mới trở thành người có ích
trong xã hội, giúp ích được cho đời. Việc học tập không bao giờ đem kết quả
xấu cho chúng ta.
Các bạn biết không? Hiện nay việc học trở thành vấn đề thiết yếu của cuộc
sống. Học để làm người, học để có kiến thức và kỹ năng. Học để đáp ứng nhu
cầu của thời đại...
Bạn ơi, hãy bình tĩnh nhìn ra ngoài xã hội. Cuộc sống đang đi lên, đất nước ta
có nhiều thầy giỏi, thợ lành nghề, kỹ sư và bác sĩ tài năng đã đóng góp không
ít năng lực và sức lực của mình cho đất nước. Và chắc chắn rằng cuộc đời
của họ sẽ hạnh phúc biết bao. Nếu lúc trẻ họ không chịu khó học tập thì làm
sao trở thành những con người có ích cho đất nước như thế? Nếu lúc trẻ
không học thì làm sao họ có thể trở thành người tài giỏi...?
Các bạn hãy nghĩ xem! Những người thất nghiệp hiện nay phần lớn là những
người học ít, họ sẽ chán nản biết bao. Một số người không tự chủ sa vào các
tệ nạn xã hội, cuộc đời họ sẽ không còn ý nghĩa, gia đình họ sẽ đau khổ biết
chừng nào. Vậy thì chúng ta hãy không giẫm lên dấu chân lạc lối ấy. Hãy
tránh xa con đường đầy bóng tối mà họ đã đi qua. Chúng ta muốn có một đời
sống tự lập, không tẻ nhạt, một cuộc đời có ý nghĩa thì bây giờ không nên lơ
là học tập. Một người khi còn trẻ không học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được
việc gì có ích, làm việc gì cũng phạm sai lầm vì thiếu đi nguồn tri thức của sự
học tập. Điều ấy sẽ làm bạn sợ hãi thực tế, trốn tránh thực tế và suốt đời
không bao giờ hạnh phúc được. Nếu như lúc ấy bạn muốn học thì đâu còn kịp
nữa. Tuổi trẻ đã đi qua, thời gian sẽ không có để bạn học tập. Tất nhiên bạn
sẽ không làm chủ được số phận của mình, không làm chủ được cuộc đời
mình và tất nhiên bạn sẽ không giúp ích được gì cho gia đình cũng như xã hội.
Vậy thì lí gì bây giờ bạn lơ là học tập. Chúng ta không để bất cứ một nguyên
nhân nào tác động đến việc học, không để thời gian trôi qua vô ích, phải khắc
phục mọi khó khăn, gian khổ để học. Nếu vì khó khăn trong cuộc sống mà bạn
lơ là học tập thì bạn là người hèn nhát trước cuộc đời. Bạn phải cố gắng vượt
qua để học tốt. Còn nếu những trò chơi vui thú như bi da, điện tử hay lối sống
xa hoa làm bạn xao lãng việc học thì bạn là người có tội với cha mẹ, có tội với
tổ tiên, có lỗi với nhà trường và xã hội, bạn là người liều lĩnh, mù quáng, có ý
phạm sai lầm. Vậy thì bạn phải thức tỉnh lại ngay! chưa muộn đâu các bạn ạ!
Bây giờ bạn tỉnh ngộ vẫn còn kịp vì mình đang còn trẻ:
Ai chiến thắng mà không hề chiến bại
Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần.
(Tố Hữu)
Điều quan trọng là chúng ta phải thức tỉnh đúng lúc. Phải thấy cái sai để rút
kinh nghiệm trong cuộc sống lao động và học tập. Tuy bây giờ khó khăn, gian
khổ nhưng sau này ta hạnh phúc biết bao. Không ai có thể thành tài mà khi
còn trẻ không học tập. Không ai trở thành bậc thầy mà họ là những người
không có tri thức. Tương lai của con người không dễ gì tươi sáng nếu thiếu đi
việc học tập ngày từ hồi còn trẻ. Vậy việc học tập khi còn trẻ thật quan trọng
biết nhường nào.
Đúng như người xưa đã nói: "Không học, không khôn, không theo kịp thời thế,
dầu đạo đức như thánh hiền thời xưa cũng đều bị đào thải trên trường cạnh
tranh và xua đuổi vào hàng liệt bại mà thôi".
(Phan Quỳnh - Thượng chi văn tập)
Đặc biệt: "Khi còn trẻ học tập cho thành tài là cách tốt nhất trong trường hợp
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Hồng Nhiên
Dung lượng: 15,53KB| Lượt tài: 0
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)