Bài viết số 4 Ngu văn 12

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Minh Huệ | Ngày 11/10/2018 | 142

Chia sẻ tài liệu: Bài viết số 4 Ngu văn 12 thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

Ngày soạn
Ngày dạy
Lớp dạy
Sĩ số



12C




12D




12E



Tiết 71,72
KIỂM TRA TỔNG HỢP CUỐI HỌC KÌ 1




I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA
- Đề khảo sát, kiểm tra mức độ đọc- hiểu kiến thức trong chương trình môn Ngữ văn 12 sau khi kết thúc học kì 1.
- Đề kiểm tra đánh giá mức độ tư duy ở 4 cấp độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao đối với bộ môn Văn học
II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA
- Hình thức tự luận.
- Thời gian: 180 phút
III. THIẾT LẬP MA TRẬN

Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Cộng

Phần 1:
Đọc - hiểu
- Xác định được những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ.
- Hiểu được nội dung ý nghĩa của đoạn thơ đã cho.




Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ: %
3
2
20%


Số câu: 3
Số điểm:2
Tỉ lệ: 20%

Phần 2:
Làm văn


Vận dụng kĩ năng làm bài văn nghị luận xã hội viết bài văn nghị luận xã hội ngắn.




Vận dụng kĩ năng làm bài văn nghị luận về một ý kiến bàn về văn học.


Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ: %

 02
8
80%
Số câu: 02
Số điểm: 8
Tỉ lệ: 50%8

Tổng số câu: Tổng số điểm:
Tỉ lệ %
 03
2
20%
02
8
80%
Số câu: 5
Số điểm: 10
Tỉ lệ: 100 %

IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA
PHẦN 1: ĐỌC HIỂU (2 điểm)
Đọc đoạn thơ và trả lời các câu hỏi ở dưới:
“...Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa
Nước chúng ta
Nước những người chưa bao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về...”
(Đất nước - Nguyễn Đình Thi, ngữ văn 12, tập một NXBGD Việt Nam 2013 tr 125)
Câu 1: Đoạn thơ thể hiện tâm tư, tình cảm gì của tác giả? (0,5đ)
Câu 2: Nêu ý nghĩa của từ láy "rì rầm" trong đoạn thơ ? (0,5đ)
Câu 3: Xác định các dạng khác nhau của phép điệp trong đoạn thơ và nêu hiệu quả nghệ thuật của chúng? (1,0đ)
PHẦN 2: LÀM VĂN (8 điểm)
Câu 1 (3 điểm):
Bàn về sức mạnh của một quốc gia, có người khẳng định:
Sức mạnh thật sự của một quốc gia không phải ở chỗ nhiều tiền hay có đội quân thiện chiến được trang bị vũ khí tối tân hiện đại mà là ở lòng dân.
Là một công dân Việt Nam, anh/ chị hãy bình luận về ý kiến trên.
Câu 2 (5 điểm):
Về hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng, có ý kiến cho rằng: Người lính ở đây có dáng dấp của các tráng sĩ thuở trước. Ý kiến khác thì nhấn mạnh: Hình tượng người lính mang đậm vẻ đẹp của người chiến sĩ thời kháng chiến chống Pháp.
Từ cảm nhận của mình về hình tượng này, anh/chị hãy bình luận những ý kiến trên.
V. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM
STT
NỘI DUNG
ĐIỂM

Phần 1
Câu 1:
Đoạn thơ trên thể hiện niềm vui lớn về quyền làm chủ đất nước, niềm tự hào về tình thần dân tộc VN.
Câu 2:
Ý nghĩa của từ láy « rì rầm »: vừa có tính tả thực, vừa có tính tượng trưng, gợi tiếng nói cha ông xưa luôn hiện diện cùng con cháu hôm nay, nhắc nhủ về truyền thống bất khuất của giống nòi.
Câu 3: Các dạng của phép điệp trong đoạn thơ và nêu hiệu quả nghệ thuật của chúng:
- Phép điệp: điệp từ (của , những, nước, chúng ta..); điệp ngữ (đây là của chúng ta); điệp cấu trúc cú pháp (Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta; Những cách đồng thơm mát/Những ngả đường bát ngát/Những dòng sông đỏ nặng phù sa).
- Hiệu quả nghệ thuật: Góp phần tạo nên nhịp thơ dồn dập, âm hưởng hào hùng, giọng điệu hùng biện, tạo sự xuất hiện liên tiếp của
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Minh Huệ
Dung lượng: 72,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)