Bài viết nét bút tri ân

Chia sẻ bởi Trần Thị Thu Hoài | Ngày 12/10/2018 | 43

Chia sẻ tài liệu: bài viết nét bút tri ân thuộc Tư liệu tham khảo

Nội dung tài liệu:

Trường :THPT Thái Hoà
Lớp :10A1
Họ và tên : Trần Thị Thu Hoài

BÀI DỰ THI :
Cuộc thi: Nét bút tri ân

Bàn ghế cái dài , cái tròn , cái vuông cùng với tấm bảng đen treo trên vách gỗ nhưng trong căn nhà cấp 4 lụp xụp ở tổ 1 . khối Tây Hồ 1 , p. Quang Tiến , TX Thái Hoà luôn đầy ắp tiếng cười , tiếng ê a của trẻ đang tập đánh vần , tập hát . Đây là nơi vừa đẻ ở vừa là lớp học cho trẻ em nghèo của cô Võ Thị Thông . Không khó đẻ tìm nhà cô giáo Thông ấn tượng đầu tiên khi đến nhà cô là các em học sinh đều ngoan ngoãn đứng lên khoanh tay chào khi có khách đền . Căn nhà cấp 4 được cơi nới bằng những vật liệu tạm bợ , có khoảng 40 em học sinh lứa tuổi khác nhau đang tập viết tập hát trong lớp học , người đã biết đọc biết viết , người còn ê a ngọng ngịu . Tuy nhiên các đứa trẻ ở đây đều có chung một điểm là cha mẹ nghèo không đủ tiền đưa các em đến trường . Nói về lớp học , cô nói cô đã nghỉ hưu cách đây nhiều năm sau một thời gian dài gắn bó với trường lớp . Những ngày đầu mỗi lần thấy học sinh đi học cô lại nhớ trường , nhớ lớp . Khi trông thấy em nhỏ vì hoàn cảnh gia đình nên không có điều kiện đến trường , cô cảm thấy như mình có lỗi từ đó cô quyết tâm mở lớp học trong căn nhà lá của mình Lúc đầu lớp học của cô chỉ có trẻ em nghèo , nhưng dần dần con của một số người gần đó cũng đến học và cô thu phí 100000 đồng /em / tháng đẻ bù phí cho những em học sinh khác . Cô nói “nhìn tụi trẻ mỗi đứa một hoàn cảnh cực lắm , thấy các em ham học nhiều lúc rơi nước mắt vì nhận thấy các em như khát chữ . Cô phải gắng để các em được học tới đâu hay tối đó , mong sau nay các em là người có ích cho gia đình , xã hội ”. Không chỉ mở lớp học tình thương để dạy cho trẻ nghèo , cô còn tiết kiệm các khoản chi tiêu nuôi heo đất để giúp cho người nghèo . Cô nuôi 2 con heo đất , 1 con nuôi bằng tiền chợ tiết kiệm mỗi ngày và bán ve chai , phế liệu , phân loại rác tại nguồn , con còn lại nuôi từ tiền quà tặng của người thân , tiền khen thưởng từ các phong trào và một ít lương hưu hàng tháng , Heo đất của cô nếu không có trường hợp cần hỗ trợ đột xuất thì sẽ “ xuất chuồng ” vào tháng 10 định kì hàng năm để đóng góp vào chương trình bữa ăn cho người già , ủng hộ cho học sinh nghèo hiếu học … Cứ mỗi lần heo đất “xuất chuồng” cô chuyển tất cả số tiền vào quỹ khuyến học và hội người cao tuổi của thị xã để hỗ trợ cho học sinh nghèo hiếu học có điều kiện đế tiếp tục đến trường . Một số người già , người nghèo bị bệnh , cô trích tiền lương hưu mua thẻ bảo hiểm y tế tự nguyện cho họ . Sau khi học song trung học từ Quỳ Châu cô Thông chuyển sang huyện Nghĩa Đàn ( nay là thị xã Thái Hoà ) dạy học ở trường tiểu học Nghĩa Quang ( nay là trường tiểu học Quang Tiến ) . Dạy một buổi , buổi còn lại cô tiếp tục học nâng cao . Năm 1970 cha cô mất với vai trò chị lớn trong nhà nên cô phải tảo tần , bươn chải phụ mẹ kiếm tiền nuôi các em ăn học .Với thâm niên lâu năm công tác trong ngành giáo dục , cô đã đạt được nhiều danh hiệu giáo viên giỏi cấp trường đến cấp thành phố nhưng phần mình cuộc sống của cô rất khó khăn . Xét hoàn cảnh khó khăn của cô Thông phòng giáo dục - đào tạo thị xã đã đề xuất UBND cấp cho cô mảnh đất gần trường . Có đất nhưng không có tiền cất nhà , nhờ anh em cho cô mượn 1 chỉ vàng , đồng thời nhờ sự giúp đỡ của các thầy cô trong trường đã dựng nên một căn nhà lá , giúp cô yên tâm đứng trên bục giảng . Sau khi cô về hưu thấy lớp học tình thương trong căn nhà lá quá mục nát , các đồng nghiệp , phụ huynh , chính quyền địa phương đã giúp cô sửa lại nhà . Người cho gạch , người góp công , thậm chí bác thợ hồ còn mua lại những cánh cửa cũ về lắp ráp miễn phí cho cô . Cô thường nói “ khi mình nghèo khó được đồng nghiệp và lối xóm làng giềng cưu mang , ơn sâu nghĩa nặng ấy cô không quên giờ đây tuy đồng lương hưu không nhiều , phải vén khéo mới đủ sống nhưng mình chắt chiu vẫn có thể tham gia chăm lo người nghèo . Đóng góp một phần nhỏ cho xã hội để cuộc sống ngày càng tốt đep hơn ”. Ở vào cái tuổi thất thập , hơn 40 năm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục nhưng cô Thông vẫn sống tâm huyết “ cô sẽ làm công việc này đến lúc nào không còn sức
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thị Thu Hoài
Dung lượng: 38,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)