Bai van bieu cam ve trang hay tuyet
Chia sẻ bởi Đặng Minh Ngọc |
Ngày 11/10/2018 |
23
Chia sẻ tài liệu: bai van bieu cam ve trang hay tuyet thuộc Ngữ văn 7
Nội dung tài liệu:
TÔI YÊU TRĂNG
( Nguyễn Gia Hân – HS lớp 9, THCS Ngô Mây, Quy Nhơn))
Hồi bé tôi sống với bà ngọai ở quê. Tuổi thơ của tôi gắn bó với gốc đa giếng nước , với cánh đồng lúa xanh bát ngát, với con sông Hà Thanh uốn lượn , với những đêm trăng trong trẻo . Đêm đêm tôi đắm mình trong thế giới huyền ảo của cung trăng , chú Cuội qua những câu chuyện cổ tích của bà . Chiều chiều, khi hòang hôn buông xuống , tôi háo hức chờ trăng và mơ mộng một ngày kia tôi sẽ được lên chơi với chị Hằng . Chao ôi, trăng xiết bao gần gũi và thân thiết với tôi . Tôi yêu trăng lắm lắm và ngỡ không bao giờ quên cái nguồn hạnh phúc tuổi thơ ấy …
Mười tuổi, tôi chuyển về thành phố để học . Mọi thứ dường như thật mới lạ đối với một con bé nhà quê như tôi . Chẳng mấy chốc , tôi bị cuốn hút vào thế giới của những tiện nghi hiện đại để dần lãng quên cả vầng trăng tình nghĩa thưở nào . Vòng xóay thời gian với nhứng bữa tiệc sinh nhật , những trò chơi hiện đại , những tua học thêm dày đặc đã quấn chặt lấy tôi . Tôi đâu còn nhớ những đêm trăng xuân tha hồ vui đùa cùng lũ trẻ trên thảm cỏ xanh non giữa đồng , tôi nào nhớ đến dòng sông quê như dải lụa vàng tươi dưới ánh trăng rằm . Tôi quên cả những câu chuyện cổ tích của bà mà trước đây từng đêm , từng đêm tôi chờ mong như đứa bé chờ kẹo. Tôi đánh mất chính mình . Từ một cô bé hồn nhiên, suốt ngày rạng rỡ như vầng trăng ; thế mà nay chỉ biết sống với những thú vui vật chất để rồi suốt ngày cau có , toan tính ….
May thay, tôi đã hồi sinh vào khỏang giữa năm học lớp 7 nhờ một phương thuốc diệu kỳ ….
Tối hôm ấy, tôi mệt nhòai vì suốt ngày chạy sô cả ba tua tóan, lí, anh văn để thực hiện ước mơ của ba tôi: “Con gái rượu của ba nhất định phải trở thành một cử nhân kinh tế siêu hạng”. Chín giờ tối, tôi nhìn thời khóa biểu và ngao ngán khi thấy hai tiết văn – môn học tôi ghét cay ghét đắng, vì ba bảo : “ Học văn làm gì , nó chả thiết thực trong thời buổi này; hay ho gì cái thứ văn chương , tòan là nhà văn nói láo nhà báo nói thêm”. Tôi vớ ngay quyển sacùh giải , chép vài câu qua loa gọi là sọan bài cho có lệ . Tôi vô thức đến độ chép xong tôi cũng chả nhớ đề bài là gì, nội dung bài học như thế nào.
Sáng hôm sau, tiết tóan đầu tiên. Wow ! Thật là tuyệt vời, tôi đạt điểm 10 trong giờ trả bài. Niềm hân hoan ấy theo tôi cả tiết học nhưng nó không tồn tại lâu vì tôi sắp phải đối đầu với 90 phút tra tấn – học văn. Tôi uể ỏai mở sách và viết đầu đề : “ Rằm tháng giêng”- Hồ Chí Minh. Cô giáo vào bài bằng giọng ngâm truyền cảm :
Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân
Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền
Đột nhiên, tôi giật mình như có luồng điện chạy trong cơ thể . Trước mắt tôi hiện ra hình ảnh con sông Hà Thanh – con sông tuổi thơ lấp lóang ánh trăng vàng. Ôi , bao nhiêu kỉ niệm tuổi thơ ùa về làm tôi xao xuyến. Chưa bao giờ tôi lại chú ý trong giờ văn như hôm nay. Bài thơ ra đời giữa chiến khu Việt Bắc năm xưa đã đưa tôi về dòng sông trăng tuổi thơ ; và giúp tôi cảm nhận được vẻ đẹp của dòng sông trăng tràn đầy sắc xuân , vẻ đẹp của con thuyền trăng lồng lộng niềm lạc quan trong tâm hồn vị lãnh tụ kính yêu : Hồ Chí Minh . Tôi tự hào được đồng cảm với Bác : yêu trăng, yêu thiên nhiên . Tôi sung sướng được chiêm ngưỡng chân dung Người qua hình ảnh trăng xuân chiến khu tràn trề sức sống : ung dung, vững vàng chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam để tôi cùng bao bạn nhỏ mới có ngày hôm nay được hưởng thanh bình, hạnh phúc .
Bước vào tiết tiếp theo, tôi càng chăm chú đón nhận vẻ đẹp huyền diệu của “ Cảnh khuya” . Tôi xung phong đọc bài thơ với niềm mê say lạ thường :
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
Tôi từng sống với sông với đồng chứ đã bao giờ ở rừng đâu. Cho nên , tôi háo hức “theo Bác” để được nghe tiếng suối ngân vang giữa đêm trăng tĩnh mịch, tiếng suối trong như tiếng hát của những nàng tiên nữ bay xuống ngắm cảnh trăng nơi trần thế
( Nguyễn Gia Hân – HS lớp 9, THCS Ngô Mây, Quy Nhơn))
Hồi bé tôi sống với bà ngọai ở quê. Tuổi thơ của tôi gắn bó với gốc đa giếng nước , với cánh đồng lúa xanh bát ngát, với con sông Hà Thanh uốn lượn , với những đêm trăng trong trẻo . Đêm đêm tôi đắm mình trong thế giới huyền ảo của cung trăng , chú Cuội qua những câu chuyện cổ tích của bà . Chiều chiều, khi hòang hôn buông xuống , tôi háo hức chờ trăng và mơ mộng một ngày kia tôi sẽ được lên chơi với chị Hằng . Chao ôi, trăng xiết bao gần gũi và thân thiết với tôi . Tôi yêu trăng lắm lắm và ngỡ không bao giờ quên cái nguồn hạnh phúc tuổi thơ ấy …
Mười tuổi, tôi chuyển về thành phố để học . Mọi thứ dường như thật mới lạ đối với một con bé nhà quê như tôi . Chẳng mấy chốc , tôi bị cuốn hút vào thế giới của những tiện nghi hiện đại để dần lãng quên cả vầng trăng tình nghĩa thưở nào . Vòng xóay thời gian với nhứng bữa tiệc sinh nhật , những trò chơi hiện đại , những tua học thêm dày đặc đã quấn chặt lấy tôi . Tôi đâu còn nhớ những đêm trăng xuân tha hồ vui đùa cùng lũ trẻ trên thảm cỏ xanh non giữa đồng , tôi nào nhớ đến dòng sông quê như dải lụa vàng tươi dưới ánh trăng rằm . Tôi quên cả những câu chuyện cổ tích của bà mà trước đây từng đêm , từng đêm tôi chờ mong như đứa bé chờ kẹo. Tôi đánh mất chính mình . Từ một cô bé hồn nhiên, suốt ngày rạng rỡ như vầng trăng ; thế mà nay chỉ biết sống với những thú vui vật chất để rồi suốt ngày cau có , toan tính ….
May thay, tôi đã hồi sinh vào khỏang giữa năm học lớp 7 nhờ một phương thuốc diệu kỳ ….
Tối hôm ấy, tôi mệt nhòai vì suốt ngày chạy sô cả ba tua tóan, lí, anh văn để thực hiện ước mơ của ba tôi: “Con gái rượu của ba nhất định phải trở thành một cử nhân kinh tế siêu hạng”. Chín giờ tối, tôi nhìn thời khóa biểu và ngao ngán khi thấy hai tiết văn – môn học tôi ghét cay ghét đắng, vì ba bảo : “ Học văn làm gì , nó chả thiết thực trong thời buổi này; hay ho gì cái thứ văn chương , tòan là nhà văn nói láo nhà báo nói thêm”. Tôi vớ ngay quyển sacùh giải , chép vài câu qua loa gọi là sọan bài cho có lệ . Tôi vô thức đến độ chép xong tôi cũng chả nhớ đề bài là gì, nội dung bài học như thế nào.
Sáng hôm sau, tiết tóan đầu tiên. Wow ! Thật là tuyệt vời, tôi đạt điểm 10 trong giờ trả bài. Niềm hân hoan ấy theo tôi cả tiết học nhưng nó không tồn tại lâu vì tôi sắp phải đối đầu với 90 phút tra tấn – học văn. Tôi uể ỏai mở sách và viết đầu đề : “ Rằm tháng giêng”- Hồ Chí Minh. Cô giáo vào bài bằng giọng ngâm truyền cảm :
Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân
Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền
Đột nhiên, tôi giật mình như có luồng điện chạy trong cơ thể . Trước mắt tôi hiện ra hình ảnh con sông Hà Thanh – con sông tuổi thơ lấp lóang ánh trăng vàng. Ôi , bao nhiêu kỉ niệm tuổi thơ ùa về làm tôi xao xuyến. Chưa bao giờ tôi lại chú ý trong giờ văn như hôm nay. Bài thơ ra đời giữa chiến khu Việt Bắc năm xưa đã đưa tôi về dòng sông trăng tuổi thơ ; và giúp tôi cảm nhận được vẻ đẹp của dòng sông trăng tràn đầy sắc xuân , vẻ đẹp của con thuyền trăng lồng lộng niềm lạc quan trong tâm hồn vị lãnh tụ kính yêu : Hồ Chí Minh . Tôi tự hào được đồng cảm với Bác : yêu trăng, yêu thiên nhiên . Tôi sung sướng được chiêm ngưỡng chân dung Người qua hình ảnh trăng xuân chiến khu tràn trề sức sống : ung dung, vững vàng chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam để tôi cùng bao bạn nhỏ mới có ngày hôm nay được hưởng thanh bình, hạnh phúc .
Bước vào tiết tiếp theo, tôi càng chăm chú đón nhận vẻ đẹp huyền diệu của “ Cảnh khuya” . Tôi xung phong đọc bài thơ với niềm mê say lạ thường :
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
Tôi từng sống với sông với đồng chứ đã bao giờ ở rừng đâu. Cho nên , tôi háo hức “theo Bác” để được nghe tiếng suối ngân vang giữa đêm trăng tĩnh mịch, tiếng suối trong như tiếng hát của những nàng tiên nữ bay xuống ngắm cảnh trăng nơi trần thế
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đặng Minh Ngọc
Dung lượng: 46,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)