Bài thuyết trình Giáo dục quốc phòng

Chia sẻ bởi Nguyễn Thành Minh | Ngày 12/10/2018 | 101

Chia sẻ tài liệu: Bài thuyết trình Giáo dục quốc phòng thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Trường CĐSP Long An
Môn : Giáo Dục Quốc Phòng
Nhóm 4 :
- Đặng Hoàng Trúc
- Huỳnh Lê Thái Hân
- Trần Thị Cẩm Huỳnh
Lớp CĐSP ÂM NHẠC K40
BÀI THUYẾT TRÌNH
Hãy cho biết những bài học kinh nghiệm về nghệ thuật quân sự trong sự nghiệp bảo vệ tổ quốc của dân tộc ta, đồng thời bằng lí luận và thực tiễn của cuộc kháng chiến chống xâm lược của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản hơn thế kỷ qua, làm sáng tỏ một trong những bài học đó.
Câu hỏi :
Việt Nam có truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước vô cùng oanh liệt. Trong suốt chiều dài lịch sử, dân tộc ta luôn phải liên tục chống lại kẻ thù xâm lược và thường ở trong tình thế chiến đấu không cân sức, nhất là vào thời kỳ đầu của cuộc khởi nghĩa hoặc chiến tranh. So với lực lượng đối kháng chúng ta còn thua kém trên nhiều phương diện, ngoại trừ tinh thần yêu nước, tinh thần đoàn kết và ý chí độc lập tự do của nhân dân. Chính trong cuộc chiến không cân sức kéo dài ấy mà dân tộc ta đã hình thành nên rất nhiều loại hình nghệ thuật quân sự đặc sắc như nghệ thuật chiến tranh nhân dân, nghệ thuật chiến tranh du kích, nghệ thuật chiến dịch và chiến thuật, nghệ thuật khởi nghĩa vũ trang…
Nghệ thuật quân sự, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: Là cách đánh, cách dùng binh đã trở thành thông thạo, điêu luyện trong một trận chiến đấu, một chiến dịch hay trên toàn bộ chiến trường; nghệ thuật quân sự không có một khuôn mẫu cụ thể nào, nó có thể biến hóa khôn lường muôn hình muôn vẻ.
Nghệ thuật quân sự là lý luận và thực tiễn trong chuẩn bị và thực hành chiến tranh, chủ yếu là đấu tranh vũ trang ra đời cùng với quân đội và xuất hiện khi có chiến tranh, xác định những nguyên tắc và phương thức tiến hành đấu tranh vũ trang, là nghệ thuật tạo ra và sử dụng có hiệu quả nhất thế và lực, tận dụng thời cơ để chiến thắng.
Nghệ thuật quân sự được hợp thành từ ba bộ phận: Chiến lược quân sự, nghệ thuật chiến dịch và chiến thuật. Chiến lược quân sự là bộ phận cao nhất giữ vai trò chủ đạo, chỉ đạo nghệ thuật chiến dịch và chiến thuật; nghệ thuật chiến dịch giữ vai trò khâu nối liền chiến lược quân sự và chiến dịch, nó chịu sự chỉ đạo trực tiếp của chiến lược quân sự và trực tiếp chỉ đạo chiến thuật; chiến thuật là lĩnh vực đấu tranh trực tiếp tiếp xúc với chiến dịch trên chiến trường, có tác động thúc đẩy nghệ thuật chiến dịch và chiến lược quân sự phát triển.
Chiến lược quân sự là bộ phận chủ đạo của nghệ thuật quân sự bao gồm: Lý luận và thực tiễn trong chuẩn bị mọi mặt của đất nước và lực lượng vũ trang; xây dựng kế hoạch, tiến hành đấu tranh vũ trang và các hoạt động tác chiến; xây dựng kế hoạch huy động nguồn lực đất nước phục vụ chiến tranh. Từ lý luận và thực tiễn, chiến lược quân sự có nhiệm vụ dự báo, xác định âm mưu, hoạt động đối tượng tác chiến; nghiên cứu vận dụng quy luật đấu tranh vũ trang; xác định các nguyên tắc chỉ đạo tác chiến; xây dựng mọi kế hoạch mọi tiềm lực của đất nước phục vụ cho chiến tranh; đề ra phương thức tiến hành đấu tranh vũ trang cho từng lực lượng, trong từng giai đoạn; vận dụng và phát triển hệ thống kỹ thuật quân sự, trang bị quân sự cho lực lượng vũ trang; xác định về nguyên tắc chỉ huy và tổ chức lãnh đạo cho các lực lượng vũ trang; nghiên cứu lý luận tiến hành và kết thúc chiến tranh.
Do vậy, chiến lược quân sự giữ vai trò chủ đạo trong hoạch định tầm chiến lược từ khâu: Xác định đối tượng tác chiến đến đề ra mục tiêu nhiệm vụ cho các lực lượng trên cơ sở triển khai thế bố trí, phương pháp huy động mọi nguồn lực của đất nước phục vụ cho chiến tranh. Tùy theo tình hình cụ thể chiến lược quân sự phải xác định cụ thể đối tượng tác chiến, chúng có số lượng, trang thiết bị như thế nào. Tùy điều kiện kinh tế - chính trị của đất nước với đối tượng tác chiến mới đề ra các chính sách và đường lối quân sự cụ thể để phục vụ công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Nghệ thuật Chiến dịch là lý luận và thực tiễn trong chuẩn bị và thực hành các loại hình chiến dịch cũng như các hoạt động tác chiến tương đương. Là bộ phận của Nghệ thuật quân sự trong tạo thế và sử dụng thế và lực trong chiến dịch; là nghệ thuật trong sử dụng lực lượng hình thành các trận đánh lớn mang tính then chốt theo mục tiêu của Chiến lược quân sự đề ra; đó là sự phối hợp, phối thuộc giữa bộ đội chủ lực, địa phương và lực lượng chính trị quần chúng…trên nền tảng thế trận chiến tranh nhân dân trong tận dụng thời cơ có lợi để thực hành chiến tranh. Trong hai cuộc chiến tranh chống Thực dân Pháp và đế quốc Mỹ giải phóng dân tộc, quân và dân ta đã tiến hành rất nhiều chiến dịch tiến công, phản công, phòng ngự, phòng không, tiến công tổng hợp; từ chiến dịch có quy mô nhỏ đến chiến dịch có quy mô lớn, tác chiến hợp đồng quân binh chủng. Chiến dịch diễn ra cả ở rừng núi, trung du, đồng bằng ven biển, thành phố…Không gian chiến dịch rộng, thời gian chiến dịch rút ngắn, cách đánh chiến dịch phát triển phong phú, đa dạng, thể hiện sự sáng tạo, đã từng bước trực tiếp đánh các chiến lược của địch.
Chiến thuật quân sự là lý luận và thực tiễn, chuẩn bị và thực hành chiến đấu, nghệ thuật về phương pháp chiến đấu của các cá nhân, tổ nhóm, phân đội, binh đoàn, quân binh chủng, bộ đội chuyên môn và lực lượng vũ trang khác. Trên phương diện lý luận, chiến thuật quân sự là nghiên cứu tính chất, quy luật, nội dung, phương pháp chiến đấu; phương pháp chuẩn bị và thực hành chiến đấu; cách thức sử dụng lực lượng trong chiến đấu. Trong thực tế, Chiến thuật thể hiện ở việc hoạt động của cá nhân, các lực lượng lập kế hoạch, chuẩn bị và thực hành chiến đấu. Nhiệm vụ của chiến thuật quân sự là nghiên cứu bản chất, quy luật của trận chiến đấu; đề ra nguyên tắc, hình thức, biện pháp tác chiến; tổng kết cái cũ, dự báo phát triển cái mới; hướng dẫn và chỉ đạo các hoạt động chiến đấu cụ thể ở từng trận đánh. Trong chỉ đạo điều hành, thực hành tác chiến trên chiến trường lĩnh vực thường xuyên biến động, chiến thuật là khâu kiểm nghiệm tính đúng đắn của đường lối chiến lược. Trong thực tiễn chiến thuật phụ thuộc vào chiến lược quân sự.
Nhìn lại chiều dài lịch sử dân tộc, ngay từ thế kỷ thứ III trước Công nguyên người Việt đã biết vận dụng phương thức tác chiến du kích để tiêu hao, làm suy yếu địch, nắm thời cơ tiến hành phản công, tiến công lớn tiêu diệt địch, trong đó hình thức chiến thuật, thủ đoạn chiến đấu được vận dụng nhiều đó là tập kích, phục kích với quy mô nhỏ, phát huy thế mạnh của yếu tố địa lý…
Thời kỳ nhà nước Âu Lạc đã vận dụng phòng ngự tích cực, dùng quân thành Cổ Loa là chỗ dựa, tổ chức chặn địch từ xa, nhiều lần đánh tan lực lượng của đối phương.
Về chiến lược quân sự, đã quan tâm tổ chức nắm địch, chuẩn bị lực lượng và chuẩn bị đất nước cho chiến tranh, vận dụng các loại hình tác chiến, phương thức tác chiến. Về chiến thuật, có tiến công trong thành trại, đánh vận động, phòng ngự, hiệp đồng giữa thủy binh với bộ binh và sử dụng chiến thuật đánh du kích…
Trận Bạch Đằng năm 938
Từ năm 938 đến thế kỷ XIX với sự ra đời, tồn tại và phát triển của các triều đại phong kiến Việt Nam như:
Ngô: 938-965
Đinh: 965-779
Tiền Lê: 980-1009
các Triều lý: 1010-1225
Hồ 1400- 1407
Trần: 1226-1399
Lê: 1428-1572
Tây Sơn: 1788- 1801
Nguyễn: 1802-1884
Bảng thống kê các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa chống ngoại xâm
từ thế kỉ X đến thế kỉ XV.
Từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIX, tùy tình hình và điều kiện các triều đại phong kiến Việt Nam đã quan tâm tiến hành tác chiến chiến lược, tạo thế và lực, tạo thời cơ bằng cách tổ chức sử dụng các lực lượng du quân, phong quân, dân binh một cách hợp lý tạo ra sức mạnh tổng hợp của ba thứ quân, kết hợp chặt chẽ tác chiến du kích với tác chiến tập trung để tạo ra sức mạnh ưu thế hơn đối phương ở các trận quyết chiến chiến lược trong điều kiện “lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh”.
Tư tưởng quân sự nổi bật ở giai đoạn này là: Cứng rắn về nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược, mưu trí, sáng tạo những cách đánh độc đáo; đường lối chiến lược chung là đánh lâu dài, vừa đánh vừa đàm. Hình thái chiến thuật đan xen, đa dạng và phong phú: tập kích, phục kích, thủy chiến công thành, tiến công, phòng ngự…đánh địch bằng mọi vũ khí, bằng mọi lực lượng và bằng tinh thần thượng võ của người Việt.
Từ đầu thế kỷ XX đến năm 1975, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, chúng ta đã tiến hành Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 thành công và suốt 30 năm chiến tranh giải phóng (1945-1975) giành thắng lợi vẻ vang. Nghệ thuật quân sự Việt Nam trong giai đoạn này đã vận dụng những truyền thống đánh giặc của dân tộc và phát triển toàn diện về các mặt: đánh giá đúng đối tượng tác chiến, phương thức tác chiến chiến lược, nghệ thuật chiến dịch và về nghệ thuật chiến đấu.
Bức tranh tái hiện Đại hội Quốc dân tại Đình Tân Trào ngày 16-8-1945 để chuẩn bị tổng khởi nghĩa.
Sau Cách mạng tháng Tám chúng ta đã sớm tổ chức phát triển đất nước, củng cố chính quyền non trẻ trên cơ sở huy động sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, với quan điểm lấy dân làm gốc; kết thúc chiến tranh chống Pháp, ta đã khẩn trương ổn định, củng cố miền Bắc để làm căn cứ địa vững chắc, làm trung tâm lãnh đạo, chỉ đạo cách mạng cả nước.
Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954) được ghi dấu như một mốc son thời đại, đến nay vẫn còn nguyên giá trị đối với dân tộc Việt Nam và cả nhân loại yêu ...
Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn phân tích đánh giá đúng mặt mạnh, mặt yếu của từng kẻ thù trong từng giai đoạn để có những quyết sách và có những giải pháp, chiến lược phù hợp. Trong chỉ đạo chiến lược, chúng ta tiến hành đánh lâu dài vì đất nước của chúng ta luôn phải chống chọi với những kẻ thù lớn mạnh, nhưng đồng thời luôn quan tâm lựa chọn quyết định thời điểm kết thúc cuộc chiến tranh càng sớm càng tốt. Từ đánh giá tình hình sát đúng, có quan điểm chủ trương và biện pháp phù hợp, vận dụng sáng tạo nghệ thuật chiến tranh nhân dân vào việc phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng với phương thức sáng tạo, vận dụng đồng bộ các biện pháp đấu tranh, từng bước tạo thế tạo lực, lần lượt đánh bại các chiến lược chiến tranh của Mỹ tiến lên giành thắng lợi cuối cùng.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, chúng ta tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân, thực hiện toàn dân đánh giặc rộng khắp với tinh thần quyết chiến quyết thắng, đấu tranh sáng tạo và độc đáo, với ý chí kiên cường bất khuất, quyết tâm trụ bám thực hiện khẩu hiệu “một tấc không đi, một ly không rời”, dựa hẳn vào dân, lấy dân làm gốc, “Đảng bám dân, dân bám đất, lực lượng vũ trang bám địch”…
Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã có hơn 50 chiến dịch được thực hiện; trên cơ sở chỉ đạo chiến lược, nghệ thuật chiến dịch Việt Nam luôn phát triển cả chiều rộng và chiều sâu; chúng ta đã tổ chức và thực hiện nhiều loại hình chiến dịch như: Chiến dịch tiến công, chiến dịch phản công (chiến dịch phản công đường số 9-Nam Lào năm 1971), chiến dịch phòng ngự (chiến dịch cách đồng Chum), chiến dịch tiến công tổng hợp.
Trận Ấp Bắc ( 1963 )
Trận Ia Đrăng ( 1965 )
Chiến dịch Ba Gia - Trận Bình Giã - Trận Đồng Xoài ( 1965 )
Chiến dịch Tân Cảnh (1967)
Chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh ( 1968 )
Trận Đồi 723 ( 1971 )
Chiến dịch Đắk Tô (1972)
Chiến dịch Đường 14 - Phước Long ( 1975 )
Chiến dịch Tây Nguyên ( 1975 )
Chiến dịch Mùa Xuân 1975
Có thể thấy, nghệ thuật quân sự Việt Nam từ khi có Đảng lãnh đạo đã kế thừa nghệ thuật đánh giặc của tổ tiên, không ngừng phát triển cả ba bộ phận chiến lược quân sự, nghệ thuật chiến dịch và chiến thuật góp phần quyết định thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược. Để làm được điều đó phải có sự nhất quán về mục đích chính trị, có tinh thần cảnh giác trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước, đánh giá đúng kẻ thù, có quyết sách linh hoạt và chủ động, vận dụng linh hoạt về sách lược để đạt mục đích chính trị của chiến tranh; đoàn kết dân tộc, tạo ra sức mạnh; có nghệ thuật khởi đầu và kết thúc chiến tranh gắn bó rất chặt chẽ với truyền thống thượng võ của dân tộc ta suốt mấy ngàn năm lịch sử chống chiến tranh xâm lược của kẻ thù. Những nội dung về nghệ thuật đánh giặc đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho kho tàng quân sự Việt Nam.
Các cuộc khởi nghĩa vũ trang của dân tộc Việt Nam trong lịch sử là đánh đổ chính quyền đô hộ, đánh đuổi quân xâm lược ra khỏi đất nước giành chính quyền và nền độc lập, tự chủ của dân tộc; đó là những cuộc đấu tranh chính nghĩa nhằm bảo vệ quốc gia, dân tộc mình. Trong các cuộc đấu tranh đó, đấu tranh vũ trang giữ vai trò đặc biệt quan trọng không thể thiếu, đồng thời hỗ trợ trực tiếp cho quần chúng nổi dậy giành chính quyền. Đấu tranh vũ trang nhằm vào những mục tiêu cần thiết, bộ phận quân địch ngoan cố, hỗ trợ đắc lực cho quần chúng giành chính quyền ở những nơi, những địa bàn trọng yếu, thúc đẩy cuộc khởi nghĩa phát triển mạnh mẽ đến toàn thắng và thường kết hợp với công tác binh vận để vô hiệu hóa lực lượng vũ trang của địch.
Mục đích chính trị của chiến tranh giải phóng là đánh đuổi quân xâm lược, khôi phục lại nền độc lập, tự chủ, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. Đối với dân tộc Việt Nam, bảo vệ nhà nước độc lập, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ chính quyền và nhân dân là rất kiên quyết, triệt để
Đối với quân đội Việt Nam: Quân đội không đối đầu, không tiến công ai nhưng luôn sẵn sàng tự vệ chống lại mọi cuộc tiến công xâm lược và bạo loạn lật đổ; không chạy đua vũ trang nhưng giữ quyền xây dựng và phòng thủ đất nước. Nghệ thuật quân sự Việt Nam coi trọng yếu tố chính trị, tinh thần, dựa trên sự hiểu rõ tính chất chính nghĩa của chiến tranh, của việc mình làm, giác ngộ mục đích chiến đấu vì nước, vì dân và vì chính bản thân mình. Ở Việt Nam không có quân đội đánh thuê, đội quân chuyên nghiệp như ở nhiều nước, nhưng quân và dân Việt Nam chiến đấu có mục đích, lý tưởng rõ ràng nên luôn có tinh thần rất cao, sẵn sàng "Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh", họ luôn có niềm tin mãnh liệt vào chiến thắng và vào tương lai tươi sáng của dân tộc.
Cơ sở hình thành cách đánh. Dân tộc Việt Nam đã phải chiến đấu chống lại các đạo quân xâm lược, đô hộ của nhiều nước, ở nhiều thời đại, chúng có số lượng đông, tổ chức trang bị và cách đánh khác nhau. Để đánh thắng các đạo quân xâm lược một cách có lợi nhất, nghệ thuật quân sự Việt Nam phải tìm hiểu, đánh giá đúng đối tượng tác chiến, phân tích đúng điểm mạnh, điểm yếu, cách đánh, biệp pháp, thủ đoạn tác chiến của địch trên chiến trường. Đứng trước đối tượng tác chiến lớn mạnh, sử dụng vũ khí mới, cách đánh và thủ đoạn tác chiến mới thì quân và dân Việt Nam lại phải tìm hiểu, điều tra kỹ, phát triển cách đánh lên trình độ cao hơn để chiến thắng kẻ thù.
Trong chiến tranh, mỗi loại đối tượng tác chiến có sở trường, sở đoạn khác nhau, nhưng chúng đều có đặc điểm chung của những đạo quân xâm lược đó là: Có lực lượng đông, vũ khí nhiều và thường hiện đại hơn chúng ta, có thái độ ngạo mạn, hiếu chiến với những âm mưu thủ đoạn hết sức thâm độc và xảo quyệt, hành động tàn bạo, dã man, coi thường đạo lý, các quy ước, nguyên tắc của chiến trường…Về chiến lược, chúng thường chủ trương "đánh nhanh, thắng nhanh", lợi dụng những ưu thế vượt trội về quân sự của các đạo quân xâm lược, hòng tránh bị sa lầy, tiêu hao. Trong tác chiến, Để chiến thắng kẻ địch mạnh, nghệ thuật quân sự Việt Nam đã biết khắc phục và hạn chế những điểm mạnh của địch, khoét sâu những điểm yếu của chúng, tiêu hao, tiêu diệt từng bộ phận quân địch, từng bước làm thay đổi tương quan so sánh lực lượng có lợi cho Việt Nam, bất lợi cho đối phương, tạo và nắm thời cơ giành thắng lợi từng bước tiến tới giành thắng lợi hoàn toàn.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp Trực tiếp chỉ huy các trận đánh
Như vậy, với sự lãnh đạo tài tình của Đảng, lấy ít địch nhiều, yếu chống mạnh chỉ là những hiện tượng ban đầu. Bằng chiến tranh nhân dân , với nghệ thuật tổ chức toàn dân đánh giặc độc đáo; bằng tư duy quân sự, với nghệ thuật “khiến địch, điều địch” độc đáo và bằng việc luôn coi trọng nhân tố chính trị - tinh thần, mà cái ít của ta không chỉ thành nhiều mà còn tinh; cái “yếu” trở thành “mạnh” và ngày càng mạnh hơn; nói cách khác, đó là Nghệ thuật quân sự “lấy nhỏ thắng lớn” của dân tộc ta. Nó hoàn toàn đúng với quy luật của chiến tranh: mạnh được yếu thua, bởi vì cái “nhỏ”, cái “lớn” giữa ta và địch đã vận động, biến đổi. Đây là những vấn đề lý luận và thực tiễn quan trọng, giúp chúng ta có đầy đủ cơ sở để tin tưởng chắc chắn rằng, bất luận kẻ thù nào có dã tâm xâm lược nước ta, dù có vũ khí, trang bị hiện đại thế nào, vẫn phải chuốc lấy thất bại, không thể khác được.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thành Minh
Dung lượng: 1,55MB| Lượt tài: 0
Loại file: pptx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)