Bài thực hành làm quen với một số thiết bị máy tính

Chia sẻ bởi Huỳnh Ngọc Dũng | Ngày 14/10/2018 | 48

Chia sẻ tài liệu: Bài thực hành làm quen với một số thiết bị máy tính thuộc Tin học 6

Nội dung tài liệu:

Bài thực hành 1: LÀM QUEN VỚI MỘT SỐ THIẾT BỊ MÁY TÍNH (18/10)

I.Mục tiêu:
- Giúp HS nhận biết được một số bộ phận cấu thành cơ bản của máy tính cá nhân.
- Biết cách bật/ tắt máy tính.
- Biết các thao tác cơ bản với bàn phím, chuột.
II. Phương pháp, phương tiện:
- Giáo viên: Chuẩn bị phòng máy, các thiết bị trong máy tính, giáo án,…
- Học sinh: Sách giáo khoa, vở, đồ dùng cần thiết.
III. Tiến trình dạy học:
1. Ổn đinh lớp:
- Kiểm tra sĩ số nhóm.
- Phân chia nhóm, sắp xếp chỗ ngồi.
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Cấu trúc chung của máy tính điện tử gồm những bộ phận nào? Tại sao CPU có thể được coi như bộ não của máy tính?
Câu 2: Tình bày tóm tắt chức năng và phân loại bộ nhớ máy tính? Hãy kể tên một vài thiết bị vào / ra mà em biết?
Câu 3: Em hiểu thế nào là phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng? Kể tên một vài phần mềm mà em biết.
3. Bài mới:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh

 Hoạt động 1: Giáo viên phổ biến nội quy phòng máy
- HS có trách nhiệm bảo vệ tốt các trang thiết bị, bàn ghế.
- Khi không được phép của giáo viên không được tự động sử dụng máy tính.
- Phải tắt máy tính, đóng cửa sổ trước khi ra về.

Hoạt động 2: Phân biệt các bộ phận của máy tính các nhân

- GV nêu mục đích yêu cầu của bài thực hành
+ Nhận biết một số bộ phận cấu thành cơ bản của máy tính cá nhân.
+ Các em biết được các bật, tắt máy tính.
+ Giúp các em làm quen với chuột và bàn phím.


- GV Cho HS làm quen với hai thiết bị nhập dữ liêu thông dụng là bàn phím và chuột.
+ Bàn phím ( Keyboard) là thiết bị nhập dữ liệu chính của máy tính.
+ Chuột ( Mouse) là thiết bị điều khiển nhập dữ liệu được dùng nhiều trong môi trường giao diện đồ hoạ máy tính.
- Thân máy tính: Khi giới thiệu về thân máy tính, GV mở nắp máy để giới thiệu cho HS về bộ vi xử lý(CPU), bộ nhớ (Ram), ổ cứng, nguồn điện,..Tất cả thiết bị này đều được gắn trên một bảng mạch có tên là bảng mạch chủ

- Màn hình: Màn hình là thiết bị thông dụng cơ bản của máy tính. Màn hình hiển thị kết quả hoạt động của máy tính và là giao tiếp giữa người và máy tính.
- Đối với các thiết bị như máy in, loa, đĩa CD GV có thể dùng hình vẽ trực quan để giới thiệu, nêu rõ ý nghĩ của các bộ phận.

- GV cho HS quan sát các thiết bị lưu trữ dữ liệu như đĩa cứng, đĩa mềm, USB.
- Một máy tính đầy đủ thì cần phải có những bộ phận nào?


- GV giới thiệu các bộ phần đầy đủ để cấu thành một máy tính hoàn chỉnh.
1. Mục đích yêu cầu




2. Phân biệt các bộ phân của máy tính cá nhân
a. Các thiết bị nhập dữ liệu cơ bản
- HS quan sát và lắng nghe




b. Thân máy tính
- HS quan sát và lắng nghe



c. Các thiết bị xuất dữ liệu
- HS quan sát và nhận xét






d. Các thiết bị lưu trữ dữ liệu
- HS quan sát và nghe giảng.

- HS trả lời

e. Các bộ phận cấu thành một máy tính hoàn chỉnh
- HS quan sát

Hoạt động 3: Bật máy tính

- GV lưu ý HS máy tính chỉ hoạt động khi được nối với nguồn điện, GV hướng dẫn HS kiểm tra nguồn điện và máy tính trước khi khởi động máy, đề phòng trường hợp vỏ máy tính bị mất điện sẽ nguy hiểm.
- GV hướng dẫn HS bật công tắc trên màn hình và công tắc trên thân máy tính.
- GV hướng dẫn HS cách quan sát các đèn tín hiệu trên màn hình và trên thân máy tính.
3. Bật máy tính :
- HS chú ý các thao tác của GV và làm theo hướng dẫn.


- HS tiến hành thực hành.

Hoạt động 4: Làm quen với bàn phím và chuột



- GV giúp HS phân biệt các khu vực chính của bàn phím, nhóm phím số, nhóm phím chức năng.
- GV hướng dẫn HS mở chương trình Notepad.

- Yêu
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Huỳnh Ngọc Dũng
Dung lượng: 5,98KB| Lượt tài: 0
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)