Bài thực hành 6. Em tập chỉnh sửa văn bản

Chia sẻ bởi Nguễn Văn Tuấn | Ngày 13/10/2018 | 105

Chia sẻ tài liệu: Bài thực hành 6. Em tập chỉnh sửa văn bản thuộc Tin học 6

Nội dung tài liệu:

Ngày soạn: 26/01/2018
Ngày giảng: 29/01/2018
TIẾT 43, 44, 45, 46.
CHỦ ĐỀ: CHỈNH SỬA VĂN BẢN

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:
- Hiểu mục đích của thao tác chọn phần văn bản.
- Hiểu được khi nào cần sao chép, khi nào cần di chuyển.
- Biết các thao tác biên tập văn bản đơn giản: chọn, chèn, xoá, sao chép và di chuyển.
2. Kỹ năng:
- Luyện các thao tác mở văn bản mới hoặc văn bản đã lưu, nhập nội dung văn bản.
- Thực hiện thao tác cơ bản để chỉnh sửa nội dung văn bản, thay đổi trật tự nội dung văn bản bằng các chức năng sao chép, di chuyển.
- Luyện kĩ năng gõ văn bản tiếng Việt.
3. Thái độ:
- Hình thành phong cách học tập nghiêm túc, tập trung cao độ trong thực hành.
4. Năng lực cần hướng tới:
- Hiểu được bản chất vai trò của khoa học máy tính trong thế giới hiện đại và những nguyên lý cơ bản của khoa học máy tính, kiến trúc máy tính, công nghệ phần mềm.
- Thể hiện hành vi đạo đức và xã hội tích cực khi sử dụng CNTT-TH.
- Biết gõ văn bản tiếng Việt.
- Biết cách sao chép, cắt, dán đoạn văn bản.
- Soạn thảo được các văn bản như bài báo tường,đơn xin phép, bản báo cáo...
- Năng lực làm việc nhóm.
II. HÌNH THỨC, PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC:

1. Hình thức:
- Hình thức: Tổ chức học tập trên phòng học bộ môn.
2. Phương pháp:
- Sử dụng phương pháp: trực quan, nêu và giải quyết vấn đề, làm việc nhóm.
3.Kỹ thuật:
- Động não, thảo luận viết, thực hành.
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Máy tính, máy chiếu, bảng phụ nhóm
2. Chuẩn bị của học sinh:
- SGK, bút dạ

IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Ổn định tổ chức:
Lớp
Sĩ số: Vắng
Điểm KT miệng

6A




6B




6C




6D




6E





2. Kiểm tra bài cũ: không
3. Tiến trình bài dạy:
Hoạt động 1: Khởi động:
- Trong khi soạn thảo văn thể tránh khỏi những lỗi thường gặp như: Gõ nhầm một hay nhiều kí tự; gõ sai quy tắc soạn thảo văn bản…Vậy khi phát hiện ra sai sót ta phải làm gì và làm như thế nào để khắc phục những lỗi mắc phải?

- Trước khi bắt đầu về chỉnh sửa văn bản, chúng ta sẽ tìm hiểu về chức năng của phím Backspace và phím Delete trên bàn phím; tác dụng của các nút lệnh: Copy, Cut, Paste, Undo Typing, Repeat Typing trên thanh công cụ.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
NỘI DUNG

Hoạt động1: Xóa và chèn thêm nội dung:
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
GV cho HS đọc sách ( theo em để xoá một vài kí tự nên dùng phím gì?
GV đưa ví dụ minh hoạ.
* Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS nghiên cứu sách ( để xoá một vài kí tự nên dùng phím Backspace hoặc phím Delete
* Báo cáo kết quả và thảo luận:
Để xóa những phần văn bản lớn hơn, nếu sử dụng phím Backspase và phím Delete thì mất thời gian. Khi đó ta bôi đen phần văn bản cần xóa và nhấn phím Backspase hoặc phím Delete.
=> Chú ý hãy suy nghĩ cận thận trước khi xóa nội dung văn bản.
* Đánh giá kết quả thực hiện:

GV: yêu cầu HS khởi động Word ( gõ nội dung đoạn văn bản trong SGK
Hoạt động1: Xóa và chèn nội dung:
HS nghiên cứu sách ( để xoá một vài kí tự nên dùng phím Backspace hoặc phím Delete
- Phím Backspase (() dùng để xóa kí tự ngay trước con trỏ soạn thảo.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguễn Văn Tuấn
Dung lượng: 3,13MB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)