Bài thực hành 5. Văn bản đầu tiên của em

Chia sẻ bởi Bùi Thanh Huấn | Ngày 14/10/2018 | 57

Chia sẻ tài liệu: Bài thực hành 5. Văn bản đầu tiên của em thuộc Tin học 6

Nội dung tài liệu:

Ngày soạn: 27/12/2015
Ngày giảng:6A:30/12/2015 6B:28/12/2015 6C:28/12/2015
TIẾT 39

Bài 14: SOẠN THẢO VĂN BẢN ĐƠN GIẢN
I. MỤC TIÊU:
1) Kiến thức:
- Nắm được thế nào là văn bản và phần mềm soạn thảo văn bản.
2) Kĩ năng:
- Biết cách khởi động Word, cách lưu, mở, gõ và thoát văn bản.
3) Thái độ:
- Học sinh nghiêm túc. Hình thành phong cách làm việc chuẩn mực.
- Có ý thức giữ gìn và bảo vệ máy tính.Biết áp dụng kiến thức học để thao tác trên máy.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
G: Giáo án, sách giáo khoa, phòng máy vi tính thực hành.
H: Đồ dùng học tập, ôn tậpcáckiếnthức cơ bản.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
1) Ổn định tổ chức:(1`)
- Kiểm tra sĩ số: 6a: 6b: 6c:
- Ổn định lớp.
2) Kiểm tra bài cũ:(3’)
Hãy nêu các thành phần chính của cửa sổ Word?
3) Bài mới:
Đặt vấn đề: (1’)Hôm nay chúng ta tiếp tục cùng đi tìm hiểu cách tạo ra văn bản nhờ sử dụng máy tính và phần mềm soạn thảo văn bản:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Ghi bảng

:Gõ văn bản tiếng Việt. (13’)

GV: Chúng ta chưa có các bàn phím riêng để gõ trực tiếp các chữ của tiếng Việt (ă, ơ, đ,… và các chữ có dấu thanh). Vì vậy để gõ được tiếng Việt bằng bàn phím, ta phải dùng chương trình hỗ trợ gõ (gọi tắt là chương trình gõ). Hiện nay nước ta có nhiều chương trình hỗ trợ gõ tiếng Việt. Hai kiểu gõ phổ biến nhất hiện nay là kiểu TELEX và kiểu VNI.
GV: Ghi hai kiểu gõ VNI và TELEX cho HS ghi vào vở.
GV: Minh họa trên máy tính 2 kiểu gõ trên cho HS quan sát.
HS: Quan sát và ghi bài.
GV: Cho HS dùng phiếu học tập thay cho bàn phím để ghi nội dung các câu thơ của GV cho.
HS: Thực hiện.
GV: Gọi vài HS lên máy thực hiện.
HS: lên máy thực hiện.
GV: Quan sát sửa sai cho HS.
GV: Giới thiệu thêm: Để xem trên màn hình và in được chữ Việt, chúng ta còn cần các tệp tin đặc biệt cài sẵn trên máy tính. Các tệp tin này gọi là các phông chữ Việt. Hiện có nhiều phông chữ khác nhau để hiển thị và in chữ Việt như: VnTime, VnArial, …, Vni – Time, Vni – Helve, …Ngoài ra, để hiển thị và in chữ Việt ta còn cần chọn đúng phông chữ phù hợp với chương trình gõ.
4/ Gõ văn bản tiếng Việt
Có 2 kiểu gõ phổ biến là: Vni và Telex.
a/ Kiểu gõ Vni
1: dấu sắc(/)
2: dấu huyền()
3: dấu hỏi(?)
4: dấu ngã(~)
5: dấu nặng(.)
a6 = â; e6 = ê; o6 = ô
u7 = ư; o7 = ơ
a8 = ă
d9 = đ
Ví dụ: “Nước chảy đá mòn”
“Nu7o7c1 chay3 d9a1 mon2”
b/ Kiểu gõ Telex
s : dấu sắc(/)
f : dấu huyền()
r : dấu hỏi(?)
x : dấu ngã(~)
j : dấu nặng(.)
aa = â; ee = ê; oo = ô, dd = đ
uw = ư; ow = ơ; aw = ă
Ví dụ: “Nước chảy đá mòn”
“Nuwowcschayrddasmonf”

HĐ2:Củng cố (25’)

* Nhắc lại nội dung kiến thức vừa học.
* Cho HS lên máy thao tác lại nội dung bài vừa học.
* GV cho HS thực hiện quan sát, kiểm tra.


 * Hướng dẫn về nhà:(2’)
- Về nhà ôn lại lý thuyết.
- Làm bài tập 3, 4 SGK - 74.



Ngày soạn: 27/12/2015
Ngày giảng: 6A : 01/01/2016 6B:01/0/2016 6C:31/12/2015
Tiết theo PPCT : 40
Bài thực hành 5: VĂN BẢN ĐẦU TIÊN CỦA EM
I. MỤC TIÊU:
1) Kiến thức:
- Làm quen và tìm hiểu cửa sổ làm việc của Word, các bảng chọn, một số nút lệnh.
2) Kĩ năng:
- Bước đầu tạo và lưu một văn bản chữ Việt đơn giản.
3) Thái độ:
- Học sinh nghiêm
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bùi Thanh Huấn
Dung lượng: 18,39KB| Lượt tài: 0
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)