Bài thực hành 1. Làm quen với một số thiết bị máy tính

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Tú Mai | Ngày 14/10/2018 | 89

Chia sẻ tài liệu: Bài thực hành 1. Làm quen với một số thiết bị máy tính thuộc Tin học 6

Nội dung tài liệu:

Tuần 9:
Ngày soạn: 17/10/2016
Ngày dạy: 19/10/2016
Tiết KHDH: 17

BÀI TẬP
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Ôn lại kiến thức trọng tâm trong Chương I và Chương II.
- Kiểm tra kiến thức cơ bản của HS về máy tính.
2. Kỹ năng:
- Hiểu rõ về các khái niệm thông tin, tin học, máy tính, phần mềm máy tính. - Khả năng sử dụng chuột và bàn phím thành thạo.
3. Thái độ:
- Nghiêm túc, cần cù, sáng tạo.
4. Nội dung trọng tâm: Ôn lại kiến thức của chương I và chương II để tiết sau kiểm tra 1 tiết.
5. Năng lực hướng tới:
- Năng lực chung: Năng lực tự giải quyết vấn đề, hợp tác.
- Năng lực chuyên biệt: năng lực khoa học máy tính cơ bản.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Giáo án, SGK, bảng phụ, máy tính.
- Học sinh: Dụng cụ học tập, sách, vở, xem trước bài mới.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1. Ổn định tổ chức (1’): Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong quá trình dạy
3.Bài mới:
a. Đặt vấn đề:
b. Triển khai bài:

Nội dung
Hoạt động của GV

Hoạt động của HS
Năng lực hình thành

Hoạt động 1: (10’) Thông tin và tin học

1. Thông tin và tin học.
- Thông tin: là tất cả những gì đem lại sự hiểu biết vè thế giới xung quanh và về chính con người.
- Hoạt động thông tin của con người: tiếp nhận, xử lí, lưu trữ, trao đổi.
- Mô hình quá trình xử lí thông tin:
Thông tin vào -> Xử lí -> thông tin ra.
- GV: hệ thống lại các kiến thức đã học.
- Thông tin là gì? Lấy ví dụ.
- Hoạt động thông tin của con người diễn ra gồm mấy quá trình? Lấy ví dụ cụ thể.



- Học sinh trả lời.


- Học sinh trả lời.
Năng lực tự giải quyết vấn đề.







Năng lực khoa học máy tính cơ bản.

Hoạt động 2: (10’) Biểu diễn thông tin

2. Biểu diễn thông tin.
- Có 3 dạng thông tin cơ bản: âm thanh, hình ảnh, văn bản.
- Thông tin biểu diễn trong máy tính nhờ dãy Bit gồm hai kí hiệu 0 và 1.
- Máy tính chưa có khả năng nhận biết các thông tin dạng mùi, vị…
- Có mấy dạng thông tin cơ bản? cho ví dụ.
- Máy tính có thể nhận biết được các thông tin ở dạng cảm giác không?
- Thông tin trong máy tính được tiếp nhận dưới dạng nào?
- Học sinh trả lời.


Học sinh trả lời.



- Học sinh trả lời.
Năng lực tự giải quyết vấn đề.







Năng lực khoa học máy tính cơ bản.

Hoạt động 3: (10’) Máy tính và phần mềm máy tính

3. Máy tính và phầm mềm máy tính.
a, Mô hình quá trình 3 buớc:
Nhập -> xử lí -> xuất
b, Cấu trúc chung của máy tính điện tử:
- Gồm 4 khối chức năng: Bộ xử lí trung tâm, bộ nhớ, thiết bị vào, thiết bị ra.
- Các khối chức năng hoạt động dưới sự hướng dẫn của chương trình.
- Chương trình: là tập hợp các câu lệnh, mỗi câu lệnh hướng dẫn một thao tác cụ thể cần thực hiện.
- Bộ xử lí trung tâm (CPU): được coi là bộ não của máy tính.
- Bộ nhớ: gồm bộ nhớ trong (RAM), bộ nhớ ngoài (ROM).
- Dung lượng nhớ: khả năng lưu trữ dữ liệu của bộ nhớ.
- Đơn vị đo dung lượng nhớ: Byte.
- Thiết bị vào: Bàn phím, chuột…
- Thiết bị ra: loa, màn hình, máy in…
- Các khối chức năng của máy tính là phần cứng.
- Phần mềm: là các chương trình máy tính. Gồm 2 loại: phần mềm hệ thống, phần mềm ứng dụng.
- Nêu mô hình quá trình 3 bước.
- NX: gần giống mô hình quá trình xử lí thông tin.
- Cấu trúc của máy tính gồm mấy khối chức năng?
- Các khối chức năng có tự hoạt động được không?
- RAM, ROM là gì? chúng có
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Tú Mai
Dung lượng: 168,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)