Bài thực hành 1

Chia sẻ bởi Tri Phan | Ngày 14/10/2018 | 41

Chia sẻ tài liệu: Bài thực hành 1 thuộc Tin học 6

Nội dung tài liệu:

Tuần: 5 Bài thực hành số 1
Tiết: 9-10 làm quen với một số thiết bị máy tính
( Yêu cầu
+ Học sinh nhận biết được một số bộ phận cấu thành cơ bản của máy tính cá nhân.
+ Biết cách bật/tắt máy tính.
+ Biết các thao tác cơ bản với bàn phím, chuột.
( Chuẩn bị:
+ Giáo viên: giáo án, SGV, SGV, phòng máy, một bộ máy mẫu (có mở nắp thân máy để giới thiệu phần bên trong máy: CPU, RAM, đĩa cứng, …).
+ Học sinh: xem trước mục đích yêu cầu – nội dung bài thực hành 1, SGK, vở ghi.
( Lên lớp:
( Ổn định:
+ Giáo viên: phân máy cho học sinh.
+ Phổ biến nội qui phòng máy.
+ Những việc không được làm khi chưa có có sự đồng ý của giáo viên.
( Tiến hành:
Nội dung
Hoạt động của giáo viên và học sinh

1- Mục đích, yêu cầu:
+ Nhận biết được một số bộ phân cấu thành cơ bản của máy tính cá nhân.
+ Biết cách bật/tắt máy.
+ Làm quen với bàn phím, chuột.
+ Gọi 1 học sinh đọc mục đích, yêu cầu của bài thực hành trang 20 SGK.
+ Cả lớp cùng nghe.



2- Nội dung:
Cấu trúc chung của máy tính gồm:
+ Các thiết bị nhập.
+ Bộ xử lí trung tâm (CPU).
+ Bộ nhớ trong – bộ nhớ ngoài.
+ Các thiết bị xuất.
a) Phân biệt các bộ phận của máy tính cá nhân:
* Các thiết bị nhập dữ liệu cơ bản:
Bàn phím : là thiết bị nhập dữ liệu chính của máy tính.
Chuột : điều khiển nhập dữ liệu, chỉ sử dụng trong môi trường giao diện đồ họa của máy tính.

* Thân máy tính:
Chứa nhiều thiết bị phức tạp, các thiết bị được gắn trên một bảng mạch được gọi là bảng mạch chủ : bộ nguồn, CPU, RAM, đĩa cứng, card màn hình, modem, …


* Các thiết bị xuất dữ liệu:
Màn hình: hiển thị kết quả hoạt động của máy tính và hầu hết mọi giao tiếp giữa người và máy tính.
Máy in: đưa dữ liệu ra giấy.
Loa: đưa dữ liệu âm thanh ra ngoài.
* Các thiết bị lưu trữ dữ liệu: đĩa mềm, đĩa cứng, CD, USB, ...


* Các bộ phân cấu thành một máy tính hoàn chỉnh:
Tất cả các thiết bị kể trên đã cấu thành một máy tính hoàn chỉnh. Chỉ lưu ý một điều là nếu điện áp em sử dụng không ổn đinh thì nên gắn ổn áp để ổn định điện áp cho máy tính, tránh những hư hỏng đáng tiếc do điện.
b) Bật CPU và màn hình:
+ Bật công tắt màn hình.
+ Bật công tắt nguồn trên CPU.
+ Chờ Windows khởi động và nạp vào máy tính.






c) Làm quen với bàn phím và chuột:
+ Phân biệt khu vực chính của bàn phím, nhóm các phím số, nhóm các phím chức năng.

+ Chuột máy tính có 2 phím (trái – phải), ở giữa có một bánh lăn.




d) Tắt máy tính:
+ Nháy nút Start.
+ Chọn Turn off Computer…
+ Chọn nút Turn Off (màu đỏ) trên bảng.
+ Tắt màn hình (nếu cần).
+ GV: trong bài học trước chúng ta đã nghiên cứu cấu trúc chung của máy tính. Hãy trình bày các thành phần cấu thành máy tính mà em đã học ?
+ Gọi HS trả lời, các HS khác bổ sung.
+ GV: hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu trên thực tế những thành phần đó. Gọi HS đọc nội dung a) mục 2 trang 20 SGK * Các thiết bị nhập dữ liệu cơ bản.
+ HS: dựa vào thông tin SGK trả lời.
+ GV: giới thiệu thiết bị tại máy mẫu.
+ HS: quan sát thiết bị tại máy cá nhân.
+ GV: chuột được sử dụng trong môi trường nào ?
+ Học sinh: dựa vào kiến thức SGK trả lời.
+ GV: gọi HS đọc phần * Thân máy tính, tr.20 SGK.
+ GV giới thiệu thân máy tại máy mẫu (có mở nắp thân máy).
* Thân máy tính chứa những thiết bị nào ?
+ HS: dựa vào thông tin SGK trả lời.
+ GV: giới thiệu mainboard, bộ nguồn, CPU, RAM và một số thiết bị khác có bên trong thân máy mẫu được mở nắp.
+ HS quan sát máy mẫu
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Tri Phan
Dung lượng: 643,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)