Bài thu hoạch BDTX
Chia sẻ bởi Phạm Thị Diệu Linh |
Ngày 14/10/2018 |
51
Chia sẻ tài liệu: Bài thu hoạch BDTX thuộc Tin học 6
Nội dung tài liệu:
BÀI THU HOẠCH
CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN
NĂM HỌC 2015 – 2016
Họ và tên giáo viên : PHẠM THỊ DIỆU LINH
Tổ chuyên môn : Tổ chuyên biệt
Chức vụ chuyên môn : Giáo viên dạy Tiếng Anh
TIẾN TRÌNH VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH BDTX
BÀI THU HOẠCH NỘI DUNG 1
(khối kiến thức bắt buộc, thời lượng: 30 tiết)
1. Nội dung bồi dưỡng:
Bồi dưỡng chính trị, thời sự, nghị quyết, chính sách của Đảng, Nhà nước và của Tỉnh Quảng Bình, trong đó tập trung đi sâu vào các vấn đề như: Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng về giáo dục và đào tạo; Tình hình và xu hướng phát triển kinh tế-xã hội, giáo dục và đào tạo của cả nước và của Tỉnh Quảng Bình trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo; Chỉ thị nhiệm vụ năm học (đối với mỗi ngành, cấp, bậc học) của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Chuẩn nghề nghiệp giáo viên; các văn bản chỉ đạo của các cơ quan quản lý giáo dục và yêu cầu thực hiện nhiệm vụ năm học.
Tổng quát về tình hình, nhiệm vụ kinh tế xã hội của thị xã Ba Đồn, đi sâu về quan điểm đường lối phát triển Giáo dục và Đào tạo.
Chỉ thị nhiệm vụ năm học 2015-2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Các văn bản chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo.
2. Thời gian bồi dưỡng:Từ ngày 5 tháng 9 năm 2015 đến ngày 30 tháng 10 năm 2015
3. Hình thức bồi dưỡng: Tự bồi dưỡng.
4. Kết quả đạt được: Sau khi nghiên cứu học tập, bản thân nắm bắt, tiếp thu được những kiến thức sau:
4.1 Đối với Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI Đảng cộng sản Việt Nam :
A - Tình hình và nguyên nhân
1- Thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII và các chủ trương của Đảng, Nhà nước về định hướng chiến lược phát triển giáo dục-đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, lĩnh vực giáo dục và đào tạo nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần to lớn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Cả nước đã hoàn thành mục tiêu xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học vào năm 2000; phổ cập giáo dục trung học cơ sở vào năm 2010; đang tiến tới phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi; củng cố và nâng cao kết quả xóa mù chữ cho người lớn.
2- Tuy nhiên, chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo còn thấp so với yêu cầu, nhất là giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp. Hệ thống giáo dục và đào tạo thiếu liên thông giữa các trình độ và giữa các phương thức giáo dục, đào tạo; còn nặng lý thuyết, nhẹ thực hành. Đào tạo thiếu gắn kết với nghiên cứu khoa học, sản xuất, kinh doanh và nhu cầu của thị trường lao động; chưa chú trọng đúng mức việc giáo dục đạo đức, lối sống và kỹ năng làm việc. Phương pháp giáo dục, việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả còn lạc hậu, thiếu thực chất.
3- Những hạn chế, yếu kém nói trên do các nguyên nhân chủ yếu sau:
- Việc thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển giáo dục và đào tạo, nhất là quan điểm "giáo dục là quốc sách hàng đầu" còn chậm và lúng túng. Việc xây dựng, tổ chức thực hiện chiến lược, kế hoạch và chương trình phát triển giáo dục-đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu của xã hội.
- Mục tiêu giáo dục toàn diện chưa được hiểu và thực hiện đúng. Bệnh thành tích, hư danh, chạy theo bằng cấp... chậm được khắc phục, có mặt nghiêm trọng hơn. Tư duy bao cấp còn nặng, làm hạn chế khả năng huy động các nguồn lực xã hội đầu tư cho giáo dục, đào tạo.
B- Định hướng đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo
I- Quan điểm chỉ đạo
1- Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội.
2- Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Thị Diệu Linh
Dung lượng: 241,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)