BÀI THU HOẠCH BDTX 13 - 14

Chia sẻ bởi Ngô Đình Lân | Ngày 17/10/2018 | 39

Chia sẻ tài liệu: BÀI THU HOẠCH BDTX 13 - 14 thuộc Hóa học 8

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG THCS LÝ THƯỜNG KIỆT


Tổ: HÓA – SINH …..
Bộ môn: HÓA
Người báo cáo: Ngô Đình Lân



BÀI THU HOẠCH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN


NỘI DUNG BỒI DƯỠNG 1:

Phần 1. Nhận thức tập huấn Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học
- Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học gồm 6 tiêu chuẩn và 25 tiêu chí
A. Phương pháp đánh giá, xếp loại giáo viên:
1. Việc đánh giá giáo viên phải căn cứ vào các kết quả đạt được thông qua xem xét các minh chứng, cho điểm từng tiêu chí, tính theo thang điểm 4, là số nguyên; nếu có tiêu chí chưa đạt 1 điểm thì không cho điểm.
Với 25 tiêu chí, tổng số điểm tối đa đạt được là 100.
2. Việc xếp loại giáo viên phải căn cứ vào tổng số điểm và mức độ đạt được theo từng tiêu chí, thực hiện như sau:
a) Đạt chuẩn :
- Loại xuất sắc: Tất cả các tiêu chí đạt từ 3 điểm trở lên, trong đó phải có ít nhất 15 tiêu chí đạt 4 điểm và có tổng số điểm từ 90 đến 100.
- Loại khá: Tất cả các tiêu chí đạt từ 2 điểm trở lên, trong đó phải có ít nhất 15 tiêu chí đạt 3 điểm, 4 điểm và có tổng số điểm từ 65 đến 89.
- Loại trung bình: Tất cả các tiêu chí đều đạt từ 1 điểm trở lên nhưng không xếp được ở các mức cao hơn.
b) Chưa đạt chuẩn - loại kém: Tổng số điểm dưới 25 hoặc từ 25 điểm trở lên nhưng có tiêu chí không được cho điểm.
B. Quy trình đánh giá, xếp loại:
Quy trình đánh giá, xếp loại giáo viên theo Chuẩn được tiến hành trình tự theo các bước:
Bước 1: Giáo viên tự đánh giá, xếp loại (theo mẫu phiếu tại Phụ lục 1);
Bước 2: Tổ chuyên môn đánh giá, xếp loại (theo mẫu phiếu tại Phụ lục 2 và 3);
Bước 3: Hiệu trưởng đánh giá, xếp loại giáo viên (theo mẫu phiếu tại Phụ lục 4); kết quả được thông báo cho giáo viên, tổ chuyên môn và báo cáo lên cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp.




Phần 2. Nhận thức tập huấn phương pháp BTNB
- “Bàn tay nặn bột” được hiểu là phương pháp tạo cho học sinh tích cực, chủ động trong học tập. Học sinh phải tự làm các thực nghiệm để tiếp thu các kiến thức khoa học. Các em tiếp cận tri thức khoa học như một quá trình nghiên cứu của chính bản thân.
I. NGUYÊN TẮC CỦA PHƯƠNG PHÁP BTNB:
- Nghiên cứu các đồ vật của thế giới thực tế, gần gũi với các em, và các em cảm nhận được.
- Khoa học cũng như các hoạt động khám phá.
- Chính học sinh là người thực hiện các thí nghiệm thực hành (các thí nghiệm đó không được làm sẵn).
- Giáo viên giúp học sinh xây dựng nên kiến thức của riêng các em
- Thực hiện trong khoảng thời gian dài, liên tục.
- Học sinh có một cuốn vở thực hành với các từ ngữ của riêng các em.
- Chú trọng đến:
Đặt câu hỏi;
Tự chủ;
Kinh nghiệm;
Cùng nhau xây dựng kiến thức.

II. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC BẰNG PHƯƠNG PHÁP “BÀN TAY NẶN BỘT”
Bước 1: Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề.
- GV chủ động đặt câu hỏi (ngắn gọn, dễ hiểu, đây là câu hỏi lớn của bài học)
- Câu hỏi nêu vấn đề cần phải gây mâu thuẫn nhận thức.
- Tuyệt đối không dùng câu hỏi “đóng”.
Bước 2: Làm bộc lộ quan niệm (biểu tượng) ban đầu của học sinh.
- Là bước quan trọng, đặc trưng của PP.BTNB.
- HS trình bày bằng nhiều hình thức: nói, viết, vẽ, lập sơ đồ...
- Hoạt động cá nhân, trao đổi theo nhóm, trình bày sản phẩm lên bảng lớn.
Bước 3: Đề xuất câu hỏi hay giả thuyết và thiết kế phương án thực nghiệm.
- HS đề xuất câu hỏi nghi vấn (Có phải… không?). - Đề xuất phương án thí nghiệm để giải quyết vấn đề.
Bước 4: Tiến hành thực nghiệm. Tìm tòi nghiên cứu.
- HS thực hành theo nhóm, báo cáo ý kiến.
Bước 5: Kết luận và hợp thức hóa kiến thức




Nhận xét, đánh giá của BGH:









TRƯỜNG THCS LÝ THƯỜNG KIỆT


Tổ: HÓA – SINH …..
Bộ môn: HÓA
Người báo cáo: Ngô Đình Lân




BÀI THU HOẠCH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN



NỘI DUNG BỒI DƯỠNG
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ngô Đình Lân
Dung lượng: 91,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)