Bài Thi Vận Dụng Kiến Thức Liên Môn ...

Chia sẻ bởi Thcs Tiên Phong | Ngày 15/10/2018 | 50

Chia sẻ tài liệu: Bài Thi Vận Dụng Kiến Thức Liên Môn ... thuộc Sinh học 9

Nội dung tài liệu:


SỞ GD & ĐT PHÚ THỌ
PHÒNG GD & ĐT ĐOAN HÙNG






BÀI DỰ THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỀ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN
MÔN: Sinh học




TRƯỜNG THCS TIÊN PHONG
Địa chỉ: Chí Đám – Đoan Hùng – Phú Thọ
ĐT: (0210) 3880 160
Email: [email protected]
Họ tên học sinh: Nguyễn Thúy Quỳnh
Lớp: 9A


BÀI DỰ THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN
ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN

1.Tên tình huống cần giải quyết là:
Cây chanh tứ thời đã góp phần xóa đói giảm nghèo ở quê em. Em hãy hướng dẫn kĩ thuật trồng giống chanh này để nhân rộng hiệu quả của loại cây trồng này cho nhân dân.
2. Mục tiêu giải quyết tình huống:
Vận dụng các kiến thức liên môn để áp dụng vào trồng cây chanh tứ thời trên vùng đồi trung du giúp cho người nông dân nâng cao hiệu quả kinh tế gia đình.
3.Tổng quan về các nghiên cứu có liên quan để giải quyết tình huống:
Để đạt được hiệu quả cao ta cần áp dụng vào nhiều môn học khác nhau:
- Về Toán học:
+ Đo khoảng cách giữa các hố trồng cây chanh ( tùy theo trồng thuần hay trồng xen).
+ Hàng cách hàng ( tùy theo trồng thuần hay trồng xen).
- Về Vật lý:
+ Đảm bảo về độ dốc và sự thoát nước kịp thời khi trồng chanh trên đồi hoặc trồng chanh trên ruộng cạn, trên đất vườn.
- Về Sinh học:
+ Nêu được đặc điểm sinh trưởng của cây chanh trong từng giai đoạn phát triển.
- Về Công nghệ:
+ Kiểm tra sâu bệnh hại, phòng trừ sâu, bệnh có hại. Chỉ phun thuốc trừ sâu khi dịch hại tới ngưỡng gây hại, tránh lạm dụng thuốc kích thích.
+ Đảm bảo tưới tiêu đầy đủ để cây trồng sinh trưởng và phát triển.
4+5. Giải quyết tình huống và thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống:
Cây chanh tứ thời không có nguồn gốc ở quê tôi như cây bưởi Đoan Hùng mà các bạn đã biết đến. Gia đình tôi và vài hộ trong thôn đã thử trồng giống chanh này. Sau 5 năm giống cây này phát triển rất tốt và cho sản lượng ổn định, điều đó chứng tỏ cây chanh tứ thời rất hợp thổ nhưỡng và khí hậu vùng trung du Bắc Bộ.
Đây là giống chanh ra quả quanh năm, quả chanh to hơn cái chén con, vỏ mỏng, nhiều nước, có vị thơm, hạt ít, rất được thị trường ưa chuộng.
Giống chanh tứ thời chỉ trồng 1 năm là đã ra đợt quả đầu tiên, từ năm thứ hai trở đi là quả đã ra nhiều.
a/Thời vụ trồng giống chanh tứ thời:
- Vùng trung du tỉnh Phú Thọ trồng vào 2 vụ: chính vụ xuân và vụ thu.
b/Loại đất trồng:
- Chanh tứ thời cũng giống như các giống chanh khác, trồng được trên nhiều loại đất khác nhau.
- Quê tôi trồng trên đất đồi, trồng trên đất vườn xen với cây khác, trồng trên đất bãi ven sông Lô.(Tốt nhất nên trồng chanh trên đất thịt tơi xốp và nhiều mùn).
- Độ PH thích hợp từ 5 - 8, Chanh không chịu được úng nước và mặn.
c/Chuẩn bị đất trồng:
- Đất trồng được chuẩn bị trước từ 1 đến 2 tháng. Nếu vùng đất trồng thấp ta đào hố trồng chanh sâu 30 - 40cm, đất ruộng ta phải lên luống để dễ thoát nước, Trồng trên đất đồi đào hố trồng sâu 60 - 80cm, độ rộng của hố là 60 x 60 cm.
- Mỗi hố trồng ta chuẩn bị phân chuồng hoai mục: 20 - 30kg,( cũng có thể băm nhỏ rơm, rạ hoặc chấu để mục rồi thay cho phân chuồng), phân lân 0,5kg, kali 0,1kg, vôi bột 1 - 1,5 kg, khoảng 1 xô bùn đã để ải. Trộn đều lượng phân với đất, sau đó dùng cuốc phá hố và rải vôi lên mặt hố và lấp đất mỏng.(nếu có điều kiện thì tưới nước vào hố), để khoảng 10 - 15 ngày là trồng cây giống được.( sở dĩ ta không trồng ngay là để các vi khuẩn gây hại và độ phèn chua trong đất được vôi khử sạch và dần tái tạo chất dinh dưỡng nhờ phân và bùn ải).
d/Khoảng cách trồng:
- Bà con cần lưu ý về khoảng cách trồng để sau này cây phát triển mạnh và mang lại hiệu quả: Khi trồng chuyên canh thì khoảng cách giữa cây với cây là 2,5 x 2,5 m, trồng xen với cây trồng khác thì khoảng cách là 3,5 x 3 - 4m.(
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Thcs Tiên Phong
Dung lượng: 48,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)