Bài thi liên môn học sinh l[ps 9. Giải 3 toàn quốc
Chia sẻ bởi Mai Thuy |
Ngày 15/10/2018 |
81
Chia sẻ tài liệu: Bài thi liên môn học sinh l[ps 9. Giải 3 toàn quốc thuộc Sinh học 9
Nội dung tài liệu:
MỤC LỤC
I. Nêu vấn đề: 2
1. Giới thiệu vấn đề nảy sinh, tình huống cần giải quyết. 2
2. Mục tiêu giải quyết tình huống. 3
II. Giải quyêt vấn đề: 4
1. Thu thập thông tin: 4
a. Các kiến thức bộ môn liên quan 4
b. Các tài liệu có thể tham khảo 5
c. Các ứng dụng có liên quan ở địa phương 6
d. Những thuận lợi và khó khăn thực tế 6
2. Các giải pháp đề xuất: 7
a. Bể/ thùng chứa rác 7
b. Thúc đẩy quá trình phân hủy rác 8
c. Sử dụng phân bón từ rác đã phân hủy 8
3.Kế hoạch và phân công thực hiện: 9
4. Thực hiện: 10
a. Chuẩn bị phương tiện, vật liệu 10
b. Thi công 10
c. Đưa sản phẩm vào sử dụng 12
d. Đánh giá sản phẩm và có điều chỉnh cần thiết 13
III. Kết luận: 14
1. Ý nghĩa thực tiễn của giải pháp 14
2. Hướng phát triển tiếp theo 15
I. Nêu vấn đề
1. Giới thiệu vấn đề nảy sinh, tình huống cần giải quyết.
Thế kỉ XVIII được coi là điểm mốc của thời đại văn minh công nghiệp. Máy móc ra đời đã tác động mạnh mẽ đến môi trường sống. Quá trình đô thị hóa với các khu dân cư tập trung cũng tác động không nhỏ đến môi trường sống tự nhiên. Hà Nội là trung tâm kinh tế, chính trị của nước ta cũng không nằm ngoài. Dân số Hà Nội tăng nhanh tạo sức ép lớn cho môi trường. Nếu các hoạt động của con người như phát triển nhà máy công nghiệp, khai thác khoáng sản, xây dựng khu dân cư tập trung, gia tăng dân số và du lịch, …đã làm suy thoái môi trường nhiều khu vực trên thế giới thì chỉ trong vòng 100 năm qua bộ mặt của thủ đô Hà Nội lại càng biến đổi sâu sắc. Bên cạnh một thành phố hiện đại, con người sống no đủ hơn, nhiều người trong chúng ta không khỏi lo lắng về những giá trị đang mai một do đô thị hóa. Một trong số đó là hiện tượng ô nhiễm môi trường do rác thải sinh hoạt. Tập trung đông người khiến môi trường không còn khả năng tự điều tiết. Xã hội hiện đại có nhiều thành phần trong rác thải sinh hoạt hơn gây khó khăn cho quá trình xử lí.. Dân cư tập trung ở đâu là rác thải sinh hoạt đùn ra từ đó. Thu gom và xử lí rác là vấn đề của bất kì xã hội công nghiệp nào.
Được thầy cô hướng dẫn, từ lâu em đã thực hiện phân loại rác thải sinh hoạt trong gia đình mình. Nhưng công việc em làm chẳng mấy ý nghĩa khi ở khu nhà em, rác vẫn được thu gom chung. Vậy là, các loại rác vô cơ như vỏ chai, vỏ lon, túi lilon, dép nhựa…em gom lại để bán. Giấy làm kế hoạch nhỏ. Nhưng còn rác hữu cơ thì hằng ngày vẫn mang đổ chung với các gia đình khác. Em đã nhiều lần thấy băn khoăn khi đổ thức ăn thừa, gốc rau, vỏ quả, đầu cá…vào thùng rác của khu. Giá như mình nuôi được con gì đó, hay cho ai đó chăn nuôi từ những thức ăn này- em thường nghĩ vậy. Hoặc giả biến những thức ăn hữu cơ đó thành phân bón. Nếu hằng ngày có ai đó gom được những rác hữu cơ này được từ các hộ gia đình chỉ ở Hà Nội thôi thì người đó chắc đã trở thành tỉ phú. Nông nghiệp nước ta phát triển. Mỗi mùa vụ bà con ta chi phí cho phân bón theo ước tính đến 30- 40% . Phân bón hữu cơ lại càng giá trị vì không những chăm cho cây mà còn giúp bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên đất (phân hóa học làm đất suy thoái). Vì chưa tận dụng được nguồn tài nguyên này, phân bón hữu cơ hiện nay trên thị trường vừa đắt, chất lượng vừa không ổn định. Em nhất định sẽ làm một tỉ phú phân bón sau này.
Giải pháp xử lí rác hữu cơ cứ day dứt mãi với em. Khi em mang bàn việc này với các bạn thì vừa hay bạn Triệu cũng rất đồng cảm với em. Đúng lúc cô giáo chủ nhiệm phát động và triển khai cuộc thi “học sinh tập nghiên cứu khoa học” theo cách nói của cô. Chúng em chia sẻ với cô và được cô rất ủng hộ, động viên. Cô nói “các con hãy vận dụng kiến thức các môn học , tìm tòi giải quyết, vấn đề rất hay và gắn liền với thực tiễn. Giải pháp phụ thuộc nhiều vào điều kiện thực tế của các con, gia đình các con.
I. Nêu vấn đề: 2
1. Giới thiệu vấn đề nảy sinh, tình huống cần giải quyết. 2
2. Mục tiêu giải quyết tình huống. 3
II. Giải quyêt vấn đề: 4
1. Thu thập thông tin: 4
a. Các kiến thức bộ môn liên quan 4
b. Các tài liệu có thể tham khảo 5
c. Các ứng dụng có liên quan ở địa phương 6
d. Những thuận lợi và khó khăn thực tế 6
2. Các giải pháp đề xuất: 7
a. Bể/ thùng chứa rác 7
b. Thúc đẩy quá trình phân hủy rác 8
c. Sử dụng phân bón từ rác đã phân hủy 8
3.Kế hoạch và phân công thực hiện: 9
4. Thực hiện: 10
a. Chuẩn bị phương tiện, vật liệu 10
b. Thi công 10
c. Đưa sản phẩm vào sử dụng 12
d. Đánh giá sản phẩm và có điều chỉnh cần thiết 13
III. Kết luận: 14
1. Ý nghĩa thực tiễn của giải pháp 14
2. Hướng phát triển tiếp theo 15
I. Nêu vấn đề
1. Giới thiệu vấn đề nảy sinh, tình huống cần giải quyết.
Thế kỉ XVIII được coi là điểm mốc của thời đại văn minh công nghiệp. Máy móc ra đời đã tác động mạnh mẽ đến môi trường sống. Quá trình đô thị hóa với các khu dân cư tập trung cũng tác động không nhỏ đến môi trường sống tự nhiên. Hà Nội là trung tâm kinh tế, chính trị của nước ta cũng không nằm ngoài. Dân số Hà Nội tăng nhanh tạo sức ép lớn cho môi trường. Nếu các hoạt động của con người như phát triển nhà máy công nghiệp, khai thác khoáng sản, xây dựng khu dân cư tập trung, gia tăng dân số và du lịch, …đã làm suy thoái môi trường nhiều khu vực trên thế giới thì chỉ trong vòng 100 năm qua bộ mặt của thủ đô Hà Nội lại càng biến đổi sâu sắc. Bên cạnh một thành phố hiện đại, con người sống no đủ hơn, nhiều người trong chúng ta không khỏi lo lắng về những giá trị đang mai một do đô thị hóa. Một trong số đó là hiện tượng ô nhiễm môi trường do rác thải sinh hoạt. Tập trung đông người khiến môi trường không còn khả năng tự điều tiết. Xã hội hiện đại có nhiều thành phần trong rác thải sinh hoạt hơn gây khó khăn cho quá trình xử lí.. Dân cư tập trung ở đâu là rác thải sinh hoạt đùn ra từ đó. Thu gom và xử lí rác là vấn đề của bất kì xã hội công nghiệp nào.
Được thầy cô hướng dẫn, từ lâu em đã thực hiện phân loại rác thải sinh hoạt trong gia đình mình. Nhưng công việc em làm chẳng mấy ý nghĩa khi ở khu nhà em, rác vẫn được thu gom chung. Vậy là, các loại rác vô cơ như vỏ chai, vỏ lon, túi lilon, dép nhựa…em gom lại để bán. Giấy làm kế hoạch nhỏ. Nhưng còn rác hữu cơ thì hằng ngày vẫn mang đổ chung với các gia đình khác. Em đã nhiều lần thấy băn khoăn khi đổ thức ăn thừa, gốc rau, vỏ quả, đầu cá…vào thùng rác của khu. Giá như mình nuôi được con gì đó, hay cho ai đó chăn nuôi từ những thức ăn này- em thường nghĩ vậy. Hoặc giả biến những thức ăn hữu cơ đó thành phân bón. Nếu hằng ngày có ai đó gom được những rác hữu cơ này được từ các hộ gia đình chỉ ở Hà Nội thôi thì người đó chắc đã trở thành tỉ phú. Nông nghiệp nước ta phát triển. Mỗi mùa vụ bà con ta chi phí cho phân bón theo ước tính đến 30- 40% . Phân bón hữu cơ lại càng giá trị vì không những chăm cho cây mà còn giúp bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên đất (phân hóa học làm đất suy thoái). Vì chưa tận dụng được nguồn tài nguyên này, phân bón hữu cơ hiện nay trên thị trường vừa đắt, chất lượng vừa không ổn định. Em nhất định sẽ làm một tỉ phú phân bón sau này.
Giải pháp xử lí rác hữu cơ cứ day dứt mãi với em. Khi em mang bàn việc này với các bạn thì vừa hay bạn Triệu cũng rất đồng cảm với em. Đúng lúc cô giáo chủ nhiệm phát động và triển khai cuộc thi “học sinh tập nghiên cứu khoa học” theo cách nói của cô. Chúng em chia sẻ với cô và được cô rất ủng hộ, động viên. Cô nói “các con hãy vận dụng kiến thức các môn học , tìm tòi giải quyết, vấn đề rất hay và gắn liền với thực tiễn. Giải pháp phụ thuộc nhiều vào điều kiện thực tế của các con, gia đình các con.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Mai Thuy
Dung lượng: 809,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)