Bài tham khảo cuộc thi viết thư UPU lần thứ 46
Chia sẻ bởi Bùi Sỹ Bình |
Ngày 12/10/2018 |
104
Chia sẻ tài liệu: Bài tham khảo cuộc thi viết thư UPU lần thứ 46 thuộc Tư liệu tham khảo
Nội dung tài liệu:
Kính thưa Tổng thư ký LHQ Ngài Antonio Guterres!
Có lẽ Ngài cũng biết,giáo dục là chìa khóa xây dựng nên một quốc gia lớn mạnh hơn. Tuy nhiên, hiện nay lại có nhiều người ở nhiều quốc gia trên thế giới không biết đọc, biết viết. Điều này trở thành một thách thức đối với sự phát triển của đất nước.
Thất học cũng là một trong những nguyên nhân gây nên các tệ nạn trong xã hội, bằng chứng là ở đó, các thành phần tội phạm nhiều hơn và các vấn đề về sức khỏe thì liên tục tăng vì thiếu hiểu biết.
Hiện nay, theo ước tính, có khoảng 40 triệu trẻ em trên toàn thế giới không được tới trường, nhất là trẻ em gái. Tình hình đặc biệt nghiêm trọng ở các quốc gia châu Phi cận Sahara, nơi bùng nổ dân số và thống kê được khoảng gần 20 triệu trẻ em không được đi học.
Tại các quốc gia này, hầu hết trẻ em sẽ không bao giờ được tiếp cận với việc học tập, trong khi có những em không thể hoàn thành bậc học mà phải nghỉ giữa chừng. Hơn một phần ba trẻ em bắt đầu đi học trong năm 2012 ở khu vực này sẽ bỏ học trước khi đến năm cuối cấp tiểu học.
Đó là chưa kể, rất đông trẻ em Syria hiện đang sống trong những trại tị nạn nghèo nàn gần biên giới đất nước láng giềng Jordan, nơi đã có tới gần 640.000 người Syria tìm tới cư trú. Trẻ em sống trong những trại tị nạn này có cuộc sống rất chật vật. Các em thường không may mắn được tới những lớp học dã chiến.
Trên thế giới vẫn còn rất nhiều trẻ em không được đi học
Còn ở đất nước Việt Nam của chúng tôi,theo số liệu vừa được công bố, có tới hàng nghìn trẻ em Việt Nam độ tuổi từ 5-14 tuổi chưa từng được đến trường học hoặc đã bỏ học.
Tỷ lệ trẻ em chưa bao giờ đi học khá cao, đặc biệt cao đối với một số nhóm dân tộc thiểu số. Chung cả nước có 2,57% trẻ em từ 5-17 tuổi chưa bao giờ đi học. Dân tộc Mông có tỷ lệ trẻ em từ 5-17 tuổi chưa bao giờ đi học cao nhất trong các nhóm dân tộc thiểu số chính, bằng 23,02%. Nói cách khác, gần 1/4 số trẻ em dân tộc Mông ở độ tuổi đi học chưa từng đi học bất cứ một loại trường lớp nào.
Trong một lần đi công tác tại vùng Tây Bắc, cách đây vài năm tôi đã tận mắt chứng kiến trong một ngôi làng có hơn 30 hộ dân mà chỉ có duy nhất một người học hết bậc THCS. Hầu hết trẻ em ở đây không được đi học do điều kiện quá khó khăn. Để tới được ngôi làng này, tôi phải đi bộ đường núi 20km, đồng nghĩa với việc nếu học sinh ở đây muốn đi học cũng sẽ phải đi xa như thế. Đó là chưa kể, nơi đây chưa bao giờ có sự xuất hiện của ánh sáng đèn điện, họ khát khao tới nỗi anh trưởng thôn đã đặt tên đứa con trai đầu lòng là “Ánh Điện”.
Tôi không thể tưởng tượng ở thế kỷ 21 mà trên chính đất nước chúng tôi còn có những khát khao như thế. Đi học với những đứa trẻ ở vùng núi cao trên đất nước chúng tôi là cái gì đó xa xăm lắm. Ngay từ khi mới 5 tuổi nhưng các em đã phải phụ giúp bố mẹ trông em, lớn hơn chút nữa thì đi rừng, làm rẫy, lên nương.
Thử hỏi, không có tri thức thì làm sao quốc gia mới phát triển, quốc gia kém phát triển thì thế giới của chúng ta cũng chẳng thể nào có được những bước nhảy vọt.
Thưa Ngài Antonio Guterres, tôi rất mong, Ngài Antonio Guterres với cương vị mới sẽ có những hành động và chiến lược mới để tất cả trẻ em trên thế giới của chúng ta đều được đến trường, đều được tiếp cận với những tri thức tiên tiến nhất của nhân loại vì một thế giới có những bước phát triển vượt bậc.
Chúc Ngài thật nhiều sức khỏe!
Bùi Sỹ Bình
Có lẽ Ngài cũng biết,giáo dục là chìa khóa xây dựng nên một quốc gia lớn mạnh hơn. Tuy nhiên, hiện nay lại có nhiều người ở nhiều quốc gia trên thế giới không biết đọc, biết viết. Điều này trở thành một thách thức đối với sự phát triển của đất nước.
Thất học cũng là một trong những nguyên nhân gây nên các tệ nạn trong xã hội, bằng chứng là ở đó, các thành phần tội phạm nhiều hơn và các vấn đề về sức khỏe thì liên tục tăng vì thiếu hiểu biết.
Hiện nay, theo ước tính, có khoảng 40 triệu trẻ em trên toàn thế giới không được tới trường, nhất là trẻ em gái. Tình hình đặc biệt nghiêm trọng ở các quốc gia châu Phi cận Sahara, nơi bùng nổ dân số và thống kê được khoảng gần 20 triệu trẻ em không được đi học.
Tại các quốc gia này, hầu hết trẻ em sẽ không bao giờ được tiếp cận với việc học tập, trong khi có những em không thể hoàn thành bậc học mà phải nghỉ giữa chừng. Hơn một phần ba trẻ em bắt đầu đi học trong năm 2012 ở khu vực này sẽ bỏ học trước khi đến năm cuối cấp tiểu học.
Đó là chưa kể, rất đông trẻ em Syria hiện đang sống trong những trại tị nạn nghèo nàn gần biên giới đất nước láng giềng Jordan, nơi đã có tới gần 640.000 người Syria tìm tới cư trú. Trẻ em sống trong những trại tị nạn này có cuộc sống rất chật vật. Các em thường không may mắn được tới những lớp học dã chiến.
Trên thế giới vẫn còn rất nhiều trẻ em không được đi học
Còn ở đất nước Việt Nam của chúng tôi,theo số liệu vừa được công bố, có tới hàng nghìn trẻ em Việt Nam độ tuổi từ 5-14 tuổi chưa từng được đến trường học hoặc đã bỏ học.
Tỷ lệ trẻ em chưa bao giờ đi học khá cao, đặc biệt cao đối với một số nhóm dân tộc thiểu số. Chung cả nước có 2,57% trẻ em từ 5-17 tuổi chưa bao giờ đi học. Dân tộc Mông có tỷ lệ trẻ em từ 5-17 tuổi chưa bao giờ đi học cao nhất trong các nhóm dân tộc thiểu số chính, bằng 23,02%. Nói cách khác, gần 1/4 số trẻ em dân tộc Mông ở độ tuổi đi học chưa từng đi học bất cứ một loại trường lớp nào.
Trong một lần đi công tác tại vùng Tây Bắc, cách đây vài năm tôi đã tận mắt chứng kiến trong một ngôi làng có hơn 30 hộ dân mà chỉ có duy nhất một người học hết bậc THCS. Hầu hết trẻ em ở đây không được đi học do điều kiện quá khó khăn. Để tới được ngôi làng này, tôi phải đi bộ đường núi 20km, đồng nghĩa với việc nếu học sinh ở đây muốn đi học cũng sẽ phải đi xa như thế. Đó là chưa kể, nơi đây chưa bao giờ có sự xuất hiện của ánh sáng đèn điện, họ khát khao tới nỗi anh trưởng thôn đã đặt tên đứa con trai đầu lòng là “Ánh Điện”.
Tôi không thể tưởng tượng ở thế kỷ 21 mà trên chính đất nước chúng tôi còn có những khát khao như thế. Đi học với những đứa trẻ ở vùng núi cao trên đất nước chúng tôi là cái gì đó xa xăm lắm. Ngay từ khi mới 5 tuổi nhưng các em đã phải phụ giúp bố mẹ trông em, lớn hơn chút nữa thì đi rừng, làm rẫy, lên nương.
Thử hỏi, không có tri thức thì làm sao quốc gia mới phát triển, quốc gia kém phát triển thì thế giới của chúng ta cũng chẳng thể nào có được những bước nhảy vọt.
Thưa Ngài Antonio Guterres, tôi rất mong, Ngài Antonio Guterres với cương vị mới sẽ có những hành động và chiến lược mới để tất cả trẻ em trên thế giới của chúng ta đều được đến trường, đều được tiếp cận với những tri thức tiên tiến nhất của nhân loại vì một thế giới có những bước phát triển vượt bậc.
Chúc Ngài thật nhiều sức khỏe!
Bùi Sỹ Bình
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Bùi Sỹ Bình
Dung lượng: 30,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)