Bai tap vat ly 6

Chia sẻ bởi Trân Đăng Tám | Ngày 14/10/2018 | 34

Chia sẻ tài liệu: bai tap vat ly 6 thuộc Vật lí 6

Nội dung tài liệu:

§1-2. ĐO ĐỘ DÀI
Ghi nhớ
Đo dộ dài là so sánh độ dài đó với một độ dài khác đã được chọn trước để làm chuẩn.

Đơn vị đo độ dài hợp pháp của Việt Nam là mét (m).Còn có các đơn vị khác nhỏ hơn mét là : dm,cm,mm.

Khi dùng thước đo ta cần biết GHĐ và ĐCNN của thước.

 + GHĐ là độ dài lớn nhất ghi trên thước.

 + ĐCNN là độ dài giữa hai vạch chia trên thước.

Ngoài ra còn có đơn vị đo độ dài khác là inch: 1 inch = 2,54 cm


BÀI TẬP
Điền vào chổ trống:
12 cm = …….. m d) 50 cm = …….. m
4 cm = ……..m e) 2,4 km = …….. m
2,5m = ……..cm f) 60 m = …….. km
Trong các trường hợp sau,người ta thường dùng các loại thước nào để đo độ dài thích hợp:
Thợ mộc đo chiều dài của cửa ra vào.
Học sinh đo chiều dài của cuốn sách vật lý.
Người bán vải đo chiều dài tấm vải.
Thợ may đo vòng ngực để may áo cho khách hàng.
Diền từ thích hợp:
Ước lượng …….. cần đo.
Chọn thước có …….. và có …….. thích hợp.
Đặt thước ……..chiều dài cần đo sao cho một đầu của vật …….. vạch …….. của thước.
Đặt mắt nhìn theo hướng …….. với cạnh ở đầu kia của vật.
Đọc kết quả đo theo vạch chia …….. với đầu kia của vật.
Trong các dụng cụ sau đây,dụng cụ nào có thể dùng để đo độ dài:
Một thanh gỗ dài thẳng.
Một sợi dây.
Một thước mét.
Một thùng đựng nước.
Câu nào sau đây là đúng khi nói về GHĐ và ĐCNN:
GHĐ của thước là độ dài lớn nhất được ghi trên thước.
GHĐ của thước cho biết độ dài lớn nhất mà ta có thể đo được khi dùng thước đó.
ĐCNN của thước là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.
Cả ba câu trên đều đúng.
Trong các đơn vị sau đây,đơn vị nào không phải là đơn vị đo độ dài:
mm b) kg
c) km d) m
Để đo một cái bàn dài 2 m ta cần dùng thước nào:
Thước dây có GHĐ 3 m , ĐCNN 1 mm.
Thước thẳng có GHĐ 1 m , ĐCNN 1 cm.
Thước cuộn có GHĐ 1,5 m , ĐCNN 1 mm.
Khi đo chiều dài mảnh vải thì thợ may dùng thước thẳng. Khi đo số đo cơ thể thì thợ may dùng thước dây. Tại sao?
Khi đo chiều dài của một vật bằng thước thẳng ,ta đặt thước như thế nào? Nếu gặp trường hợp đầu cuối của vật không ngang bằng với một vạch chia thì ta đọc kết quả như thế nào?

Hướng dẫn.

a) 0,12 m d) 0,5 m
0,04 m e) 2400 m
250 cm f) 0,06 km
a) Thước cuộn
b) Thước kẻ dài 30 cm
c) Thước thẳng
d) Thước dây
a) độ dài
b) GHĐ , ĐCNN
c) dọc theo
d) vuông góc
e) gần nhất
c)
d)
b)
a)
Khi đo tấm vải dùng thước thẳng căng ra cho chính xác,khi đo cơ thể phải dùng thước dây để đo theo các vòng cung.
Ta đặt mép thước song song vào sát với vật cần đo. Vạch số 0 của thước trùng với một đầu của vật. Nếu trường hợp đầu cuối của vật không ngang bằng với một vạch chia thì đọc ở vạch chia gần nhất.
----------------------------------------------------------
§3. ĐO THỂ TÍCH CHẤT LỎNG.

Ghi nhớ.

Đo thể tích chất lỏng là so sánh thể tích chất lỏng đó với một đơn vị thể tích được chọn trước. Để đo thể tích chất lỏng ta có thể dùng bình chia độ hoăc ca đong.

Đơn vị đo thể tích: m3 , dm3(lít) , cm3 ( cc )

GHĐ là thể tích lớn nhất ở vạch cao nhất.

ĐCNN là hiệu thể tích ghi giữa hai vạch liên tiếp trên bình.

Cách đo và đọc: để bình thẳng đứng,đặt mắt ngang với độ cao của chất lỏng trong bình đọc kết quả đo ở vạch gần nhất.

BÀI TẬP
Điền số thích hợp:
1 m3 = ……..dm3 = …….. cm3
0,7 m3 = …….. dm3 = …….. cm3
1,5 m3 = …….. lít = …….. ml = …….. cc
0,3m3 = …….. lít
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trân Đăng Tám
Dung lượng: 241,50KB| Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)