Bài tap sinh hoc 8
Chia sẻ bởi Nguyễn Quán Tuấn |
Ngày 15/10/2018 |
47
Chia sẻ tài liệu: bài tap sinh hoc 8 thuộc Sinh học 9
Nội dung tài liệu:
1. Bài tập tính công của cơ
a. Công thức áp dụng.
Áp dụng công thức: A= F.s suy ra s= A/F và F = A/s
(Đơn vị tính lực F là niutơn, độ dài là s là mét và công là A là jun; 1J = 1 Nm)
Lưu ý, khối lượng của vật bằng 1 kilogam thì trọng lực là 10 niutơn
b. Bài tập vận dụng.
Giáo viên hướng dẫn làm
Bảng 10. kêt quả thực nghiệm về biên độ co cơ ngón tay
Khối lượng quả cân (g)
100
200
300
400
800
Biên độ co cơ ngón tay(cm)
7
6
3
1,5
0
Công co cơ ngón tay
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm cụ thể.
Đổi g sang kg; 1kg = 1000g, => 100g = 0,1kg tương tự ta đổi đươc 200g, 300g …
Ta đổi kg sang niutơn; 1kg = 10N vậy 0,1kg = 1N
Ta đổi từ cm sang m; 1m = 100cm vậy 7cm = 0,07m tương tự ta đổi đươc các phép còn lại.
Áp dung công thức tính công A= F.s
Thay số vào ta có A= 1. 0,07 = 0,07 J
Kết quả như sau:
Khối lượng quả cân (g)
100
200
300
400
800
Biên độ co cơ ngón tay(cm)
7
6
3
1,5
0
Công co cơ ngón tay
0,07
0,12
0,09
0,06
0
Bài tập vận dụng cao.
Bài tập 1. Một người kéo gầu nước nặng 3000g với khoảng cách là 1100 cm. Hãy tính công của cơ bắp tay là bao nhiêu?
Giải.
Áp dụng công thức tính công A = F.s
Đổi 3000g = 3kg tương ướng 30 N ; 1100cm = 11m
Thay số vào ta có: A = 30. 11 = 330 J
Bài tập 2.
Tính quảng đường mà vật đã di chuyển, biết một người kéo một vật nặng 3000g đã cần một công sinh ra là 30.000 J
Giải.
Áp dụng công thức: A= F.s suy ra s= A/F
Đồi 3000g= 3kg tương ứng 30 N. thay số ta được.
Quảng đường vật di chuyển = 30000/ 30= 1000m= 1km
Bài tập 3.
Tính trọng lựơng của vật, biết một người, vác một bì lúa đã cần một công sinh ra là 6.000 J, Với quảng đường 20m.
Giải.
Áp dụng công thức: A= F.s suy ra F= A/s
Thay số vào ta có: F = 6000/20 = 300N tương đương với 30 kg.
2. Hê tuần hoàn
a. áp dụng các kiến thức.
- Nêu đặc điểm của các nhóm máu ở người.
+ Nhóm máu O: Hồng cầu không có kháng nguyên A và B, huyết tương có kháng thể α, β
+ Nhóm máu A: Hồng cầu chỉ có A, huyết tương không có α, chỉ có β,
+ Nhóm máu B; Hồng cầu chỉ có B, huyết tương không có β, chỉ có α
+ Nhóm máu AB: Hồng cầu có cả A,B, huyết tương không có α, β
- Chu kì co dãn của tim.
Thời gian pha dãn chung bằng ½ chu kì tim, thời gian pha co tâm nhĩ bằng 1/3 pha co tâm thất.
Bài tập áp dụng.
Bài tập 1. Phân tích cơ sở khoa học để kết luận nhóm máu O là nhóm máu chuyên cho, nhóm máu AB là nhóm máu chuyên nhận.
Trả lời:
- Nhóm máu O là chuyên cho bởi vì: Hồng cầu của nhóm máu O khụng có kháng nguyên A, B. Nên khi cho các nhóm máu khác dù nhóm máu đó có huyết tương chứa kháng thể α hoặc β hoặc cú cả hai thì không gây kết dính.
- Nhóm máu AB là chuyên nhận bởi vì: Trong huyết tương không có kháng thể α, β nên dù nhận một nhóm máu bất kì nào có kháng nguyên A,B thì vẫn không gây kết dính.
Bài tập 2. Có 4 người Xuân, hạ Thu, Đông có nhóm máu khác nhau. Lấy máu của Xuân hoặc Thu truyền cho Hạ thì không xãy ra tai biến. Lấy máu của Thu truyền cho Xuân hoặc lấy máu của Đông truyền cho Thu thì xãy ra tai biến. Hãy xác định nhóm máu của mỗi người?
Giải:
Lấy máu của Xuân hoặc Thu truyền cho Hạ thì không xãy ra tai biến. Vậy thì Hạ sẽ có nhóm máu AB vì chỉ có nhóm máu AB mới nhận được máu của nhiều
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Quán Tuấn
Dung lượng: 849,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)