Bài tập lập CTHH

Chia sẻ bởi Nguyễn Đức Đông | Ngày 17/10/2018 | 28

Chia sẻ tài liệu: Bài tập lập CTHH thuộc Hóa học 8

Nội dung tài liệu:

BÀI 9: CÔNG THỨC HÓA HỌC
Dạng 1: Viết công thức hóa học (CTHH)
Phương pháp

CTHH của đơn chất: Ax
CTHH của hợp chất AxBy hoặc AxByCz

- Kim loại và một số phi kim ( C, S, P, Si ) : A (x = 1)
- Các phi kim còn lại: A2 ( Trừ O3 )
- A, B, C là KHHH của nguyên tố
- x, y, z là chỉ số tương ứng ( hay số nguyên tử) của A, B, C

 Ví dụ: CTHH của khí nitơ: N2 ; CTHH của lưu huỳnh: S CTHH của kẽm: Zn
CTHH của bạc nitrat (1g; 1N; 3O): AgNO3 (Chú ý là không tự động đổi thứ tự các nguyên tố của đề bài cho).
 Bài tập vận dụng Bài 1: Viết CTHH của: a) Axit nitric (gồm 1H; 1N; 3O) b) Khí gas (gồm 3C; 8H) c) Đá vôi (gồm 1Ca; 1C; 3O)
d) Giấm ăn ( gồm 2C, 4H, 2O ) e) Rượu uống ( gồm 2C, 6H, 1O) f) Khí cacbonic (gồm 1C, 2O) Bài 2: Viết CTHH và tính PTK của các chất sau. Đồng thời cho biết chất nào là đơn chất, hợp chất. a)       Khí etan, biết trong phân tử có 2C, 6H. b)       Nhôm oxit, biết trong phân tử có 2Al và 3O. c)       Kali d)       Natri hidroxit (gồm 1Na, 1O, 1H) e)       Khí clo f)        Khí ozon, biết trong phân tử có 3 nguyên tử O)  g)       Axit sunfuric (gồm 2H, 1S, 4O) h)       Silic i)        Saccarozo (gồm 12C, 22 H, 11 O) j)        Khí nitơ k)       Than (chứa cacbon) Bài 3: Viết CTHH và tính PTK của các chất sau: a) Giấm ăn (2C, 4H, 2O). b) Đường saccarozo (12C, 22H, 11O). c) Phân ure (1C, 4H, 1O, 2N). d) Cát (1Si, 2O). Bài 6: Một hợp chất có phân tử gồm 1 nguyên tử X liên kết với 3 nguyên tử hidro và nặng gấp 8,5 lần khí hiđro. Xác định CTHH của hợp chất.
Bài 7: Một hợp chất A gồm nguyên tử nguyên tố Y liên kết với 3 nguyên tử oxi và nặng gấp 5 lần nguyên tử oxi. Xác định CTHH của hợp chất.
Bài 4*: Viết CTHH trong các trường hợp sau: a) Phân tử A có phân tử khối là 64 và được tạo nên từ hai nguyên tố S, O. b) Phân tử B có phân tử khối gấp 1,125 lần phân tử khối của A và B được tạo nên từ hai nguyên tố C, H trong đó số nguyên tử hidro gâp 2,4 lần số nguyên tử cacbon. Bài 5*: Viết CTHH trong các trường hợp sau: a) Phân tử X có phân tử khối 80 và được tạo nên từ hai nguyên tố Cu và O. b) Phân tử Y có phân tử khối bằng phân tử khối của X . Y được tạo nên từ hai nguyên tố S, O. c) Phân tử Z có phân tử khối bằng 1,225 phân tử khối của X. Z được tạo nên từ những nguyên tố H, S, O trong đó số nguyên tử của H gấp đôi số nguyên tử của S và số nguyên tử O gấp đôi số nguyên tử H.
Bài 8 (*): Một hợp chất có thành phần phân tử gồm hai nguyên tố C và O. Tỉ lệ khối lượng của C và O là 3: 8. Công thức hóa học của hợp chất là gì? Bài 9 (*): Tìm CTHH của một oxit sắt gồm 2 nguyên tố Fe và O. Biết phân tử khối là 160, tỉ số khối lượng của Fe và O là 7 : 3. Bài 10 (*): Tìm CTHH của hợp chất X có thành phần nguyên tố gồm 52,17% cacbon, 13,05% hidro và 34,78 % oxi. Biết phân tử khối của X là 46. Bài 11 (*): Hợp chất A chứa 3 nguyên tố Ca, C, O với tỉ lệ 40% canxi, 12% cacbon, 48% oxi về khối lượng. Tìm CTHH của A. Bài 12 (*): Tìm CTHH của các hợp chất sau: a) Muối ăn gồm 2 nguyên tố hóa học là Na và Cl, trong đó Natri chiếm 39,3% theo khối lượng. Biết PTK của muối ăn gấp 29,25 lần PTK của khí hidro. b) Một chất lỏng dễ bay hơi, thành phần phân tử có 23,8%C, 5,9%H, 70,3%Cl và có PTK bằng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Đức Đông
Dung lượng: 89,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)