Bài tập làm văn số 5 - nghị luận về việc học

Chia sẻ bởi Trần Thị Diễm My | Ngày 11/10/2018 | 49

Chia sẻ tài liệu: bài tập làm văn số 5 - nghị luận về việc học thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:


ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 10
TRƯỜNG THCS
CÁCH MẠNG THÁNG TÁM
KIỂM TRA TẬP LÀM VĂN –BÀI VIẾT SỐ 5
NGỮ VĂN 7 -HKII
NĂM HỌC 2016 - 2017
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 7
Thời gian làm bài: 90 phút


Họ tên học sinh:……………………
…………………………………..
Lớp: …………


ĐIỂM
LỜI PHÊ


………………………………………………….
………………………………………………….
………………………………………………….



Đề bài : “Nếu như bạn cảm thấy chán nản với việc đến trường và mệt mỏi với sách vở thì hãy nghĩ đến 30 triệu trẻ em Châu Phi đang không được đi học”
Ít lâu nay, một số bạn trong lớp có phần lơ là học tập mà không hiểu ra tầm quan trọng của việc học. Em hãy viết một bài văn chứng minh để thuyết phục bạn : Nếu khi còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích.
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 10
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG THCS CÁCH MẠNG THÁNG TÁM


BÀI VIẾT TẬP LÀM VĂN SỐ 5- HK2
NĂM HỌC 2016 - 2017
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 7
Thời gian làm bài: 90 phút


A. Yêu cầu chung
*Kiến thức: Ôn tập nắm vững các kiến thức về văn nghị luận cách làm bài văn lập luận chứng minh.
- Nâng cao ý thức thực hiện văn nghị luận- vận dụng vào bài tập thực hành
* Kĩ năng: Biết vận dụng những hiểu biết về văn nghị luận để biết bày tỏ ý kiến quan điể m tư tưởng của mình về một vấn đề nào đó trong đời sống xã hội.
* Thái độ: Có ý thức tìm tòi để tự rèn luyện kĩ năng cho bản thân.(
B. Dàn bài gợi ý
Dàn ý: Mở bài -Nêu tầm quan trọng của việc học tập trong cuộc sống, đây là một công việc cần phải thực hiện khi còn trẻ và cả những lúc sau này. Thân bài a)Lí lẻ: *Lí lẻ 1:Tìm hiểu từ “học tập” vừa tiếp thu kiến thức dưới sự hướng dẫn của thầy cô giáo vừa thực tập liên hệ với “học hỏi, học hành”. *Lí lẻ 2:Kiến thức của nhân loại bao la mênh mông như biển cả, còn sự hiểu biết của mỗi người chúng ta chỉ nhỏ như giọt nước. *Lí lẻ 3: Mỗi giây phút trôi qua thì trên hành tinh của chúng ta lại có một phát mình ra đời vì thế chúng ta không bao giờ học hết được b)Dẫn chứng - Những người có tinh thần học hỏi đều thành công *Dẫn chứng 1: dẫn chứng thời xưa (Trạng nguyên Nguyễn Hiền)
*Dẫn chứng 2: dẫn chứng thời nay thì có tấm gương của Bác Hồ. -Học tập giúp người ta vượt qua những khó khăn mà tưỡng chừng ta không thể nào vượt qua được *Dẫn chứng 3: Thầy Nguyễn Ngọc Kí bị liệt hai tay. *Dẫn chứng 4: Dẫn chứng thơ văn “Học để làm người. biết điều hơn thiệt biết lời thị phi” “Thương con cho bạc cho tiền Không bằng cho bút cho nghiên học hành” -Ngoài ra Khổng Tử còn có câu: “Học nhi bất yếm” Hay“Một rương vàng không bằng một nang chữ” Kết bài: -Khuyên các bạn trong lớp không nên lơ là học tập mà phải chịu khó học khi còn trẻ lớn lên mới làm được việc có ích .
C-Biểu điểm:
- Điểm 8-9: Bố cục rõ ràng, cân đối , diễn đạt trôi chảy, ý văn mạch lạc , giàu cảm xúc , không mắc lỗi về chính tả, đặt câu, dùng từ, chữ viết đẹp, đúng chuẩn.
- Điểm 6-7: Nắm thể loại, hoàn thành các yêu cầu về nội dung, bố cục rõ , văn viết tự nhiên ,diễn đạt suôn sẻ , mắc 3-4 lỗi chính tả, chữ viết rõ.
- Điểm 5 : Bố cục đủ , hoàn thành tương đối các yêu cầu về nội dung , đôi chỗ ý văn còn sơ sài , mắc 5-6 lỗi chính tả, chữ viết tương đối rõ.
- Điểm 3-4: Đủ các yêu cầu về nội dung, nhưng lời văn còn vụng về , thiếu dẫn chứng , mắc không quá nhiều lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. Vẫn hình thành được bố cục ba phần nhưng sơ sài ( khoảng 15 dòng ).
-Điểm 1-2: Chỉ viết một đoạn rồi bỏ hoặc lạc đề
-Điểm 0 : bỏ trắng , không làm.
-------------------------------HẾT------------------------------------------GV RA ĐỀ : PHẠM NGUYỄN KIM NGÂN
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thị Diễm My
Dung lượng: 57,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)