Bai_tap_Do_do_dai

Chia sẻ bởi Phạm Tuấn Anh | Ngày 14/10/2018 | 34

Chia sẻ tài liệu: Bai_tap_Do_do_dai thuộc Vật lí 6

Nội dung tài liệu:


CHƯƠNG I


ĐO ĐỘ DÀI




- Để đo độ dài của một vật, người ta dùng thước. Có nhiều loại
thước khác nhau: thước xếp, thước cuộn, thước dây…
- Đơn vị đo độ dài trong hệ thống đơn vị đo hợp pháp của nước
ta là mét (m).
- Ngoài ra còn có các đơn vị:
1dm = 0,1m (hoặc 1m = 10dm)
1cm = 0,01m (hoặc 1m = 100cm)
1mm = 0,001m (hoặc 1m = 1000mm)
1km = 1000m (hoặc 1m = 0,001km)
- Khi đo, cần phải biết:
* Giới hạn đo (GHĐ) của thước là độ dài lớn nhất ghi trên
thước.
* Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước là độ dài giữa hai vạch
chia liên tiếp trên thước.
* Khi ghi kết quả, phần số lẻ được tính theo ĐCNN của thước.


✍ BÀI TẬP CƠ BẢN

Câu 1: Hãy kể tên các loại thước sau đây:



a) b)
Em hãy cho biết các loại thước trên được dùng trong trường hợp nào?
Câu 2: Hãy chọn thước phù hợp (cột bên phải) để đo các đối tượng (cột bên trái):

Đối tượng
Thước

Chiều dài lớp học.
Diện tích của sân.
Chiều cao của người.
Đường kính của ruột bút bi.
Chu vi miệng cốc.
Chi tiết máy.
Thước cuộn.
Thước kẻ.
Thước xếp.
Thước dây.
Thước kẹp.


Câu 3: Thước dây (dùng đo quần áo) có thể được dùng trong ngành mộc được không?
Câu 4: Để đo diện tích của một thửa ruộng có kích thước khoảng 10 ( 15 (m), bạn A dùng thước xếp có GHĐ 1m, bạn B dùng thước cuộn có GHĐ 20m. Nếu là em, em lựa chọn phép đo của ai?


Câu 5: Một bạn dùng thước đo diện tích tờ giấy hình vuông và ghi kết quả: 104 cm2. Bạn ấy đã dùng thước đo có ĐCNN:
a- 1cm
b- nhỏ hơn 1cm.
c- lớn hơn 1cm.
Câu 6: Ngoài các đơn vị đo thông dụng hiện nay là mét, còn một số đơn vị đo chiều dài khác :
1 inh (inch) = 2,54 cm (chiều dài một lóng ngón tay).
1 fut (foot) = 12 in = 30,48 cm (chiều dài bàn chân).
1 dặm (mile) = 5280 ft = 1,6093440km.
a) Màn hình của một máy vi tính 17 inh (17” ) có ý nghĩa gì?
b) Khi đi bằng máy bay từ TP Hồ Chí Minh đến Hà Nội, hành khách được thông báo máy bay đang ở độ cao 33.000 ft. Em hãy chuyển giá trị trên ra đơn vị mét.

✍ HƯỚNG DẪN

Câu 1: a) thước cuộn; b) thước kẹp
Câu 2: Chọn thước đo phù hợp theo quy tắc sau :
-Ước lượng chiều dài vật cần đo và chọn GHĐ phù hợp.
-Tùy theo yêu cầu độ chính xác mà chọn ĐCNN phù hợp.
-Thuận tiện trong thao tác, tránh đo và cộng các chiều dài liên tiếp.
Chiều dài lớp học: thước cuộn.
Diện tích của sân: thước cuộn.
Chiều cao của người: thước xếp.
Đường kính của ruột bút bi: thước kẹp.
Chu vi miệng cốc: thước dây.
Chi tiết máy: thước kẹp.
Câu 3: Có thể dùng thước dây trong ngành mộc để đo chiều dài các chi tiết không thẳng.
Câu 4: Bạn B chỉ kéo thước cuộn và tiến hành 2 lần đo, trong khi bạn A phải đặt thước đo tất cả là 25 lần. Vì vậy cách đo của bạn B sẽ cho kết quả chính xác hơn.
Câu 5: Nếu chọn thước đo có ĐCNN 1cm thì cạnh hình vuông có thể là 10, 11, 12cm và diện tích tương ứng là 100 cm2, 121cm2, 144cm2.
Còn 10,2cm ( 10,2cm = 104,04cm2 ( 104 cm2. Vì vậy, ĐCNN của thước nhỏ hơn 1cm.
Câu 6: a) Màn hình 17 inh có nghĩa là đường chéo của màn hình dài 17 inh = 17( 2,54cm = 43,18cm.
b) Độ cao của máy bay là 33.000 ( 0,3048 = 10.058,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Tuấn Anh
Dung lượng: 565,00KB| Lượt tài: 3
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)