Bài soạn văn 6 mới nhất dạy mô hình vinen
Chia sẻ bởi Lê Thị Phuc Thành |
Ngày 11/10/2018 |
45
Chia sẻ tài liệu: bài soạn văn 6 mới nhất dạy mô hình vinen thuộc Ngữ văn 7
Nội dung tài liệu:
Ngày soạn:………
Ngày dạy:………..
Bài 8.tiết 29,30,31,32,33
DANH TỪ
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Đặc điểm của danh từ
a) Hãy xác định danh từ trong cụm danh từ in đậm dưới đây:
Vua sai ban cho làng ấy ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực, ra lệnh phải nuôi làm sao cho ba con trâu ấy đẻ thành chín con ...
(Em bé thông minh)
- Danh từ trong cụm từ in đậm là: Con trâu.
b) Xung quanh danh từ trong cụm danh từ nói trên có những từ nào?
Gợi ý:
- Trong cụm danh từ đã nêu, đứng trước danh từ trung tâm là từ “ba” (một số từ, có tác dụng chỉ số lượng), đứng sau danh từ trung tâm là từ “ấy” (phụ từ chỉ định, có tác dụng giúp xác định rõ sự vật, hiện tượng được gọi tên).
c) Tìm các danh từ khác trong câu đã dẫn.
Gợi ý: có thể tìm và sắp xếp các danh từ theo nhóm chỉ người và chỉ vật.
- Danh từ chỉ người như: vua.
- Danh từ chỉ vật như: làng, thúng, con, gạo, trâu.
d) Từ những ví dụ trên, có thể rút ra kết luận, danh từ là những từ thường dùng để chỉ người, chỉ vật, hiện tượng, khái niệm,…
e) Đặt câu với các danh từ vừa tìm được.
Ví dụ: + Nhà vua trực tiếp ban thưởng cho những tướng lĩnh có công.
+ Ngôi làng nằm sát mép bờ sông.
2. Danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật
Xem xét ví dụ sau để nắm được đặc điểm của danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật:
- ba con trâu
- một viên quan
- ba thúng gạo
- sáu tạ thóc
a) Có thể chia các danh từ đứng cạnh nhau thành hai nhóm: nhóm danh từ đứng trước chỉ đơn vị và nhóm danh từ đứng sau chỉ sự vật.
b) Hãy thay các từ con, viên, thúng, tạ trong ví dụ trên bằng các từ khác tương tự, rồi nhận xét về ý nghĩa tính đếm, đo lường của các cụm danh từ. Trường hợp nào ý nghĩa tính đếm, đo lường thay đổi, trường hợp nào không?
Gợi ý:
- Thay con bằng chú, thay viên bằng ông, thay thúng bằng bơ, thay tạ bằng yến.
- Thay ba con trâu bằng ba chú trâu, một viên quan bằng một ông quan thì ý nghĩa về số lượng không thay đổi.
- Thay ba thúng gạo bằng ba bơ gạo, sáu tạ thóc bằng sáu yến thóc thì ý nghĩa về số lượng thay đổi.
- Các danh từ kiểu con, viên, chú, ông - không làm thay đổi ý nghĩa về tính đếm, đo lường của cụm danh từ - được gọi là danh từ chỉ đơn vị tự nhiên. Các danh từ kiểu thúng, bơ, tạ, yến - có làm thay đổi ý nghĩa về tính đếm, đo lường - được gọi là danh từ chỉ đơn vị quy ước.
c) Hai câu sau đây, câu nào đúng, câu nào sai? Vì sao?
(1) Nhà có ba thúng gạo rất đầy.
(2) Nhà có sáu tạ thóc rất nặng.
Gợi ý:
- Câu (1) đúng, câu (2) sai.
- Câu (2) sai, vì: "tạ" là đơn vị cân đong quy ước, chính xác nên không thể dùng với ý nghĩa đánh giá (rất nặng) được. Còn "thúng" là từ chỉ đơn vị tính đếm ước chừng thì có thể dùng với ý nghĩa đánh giá (đầy) được.
d) Danh từ tiếng Việt được chia thành hai loại lớn: danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật. Khi sử dụng danh từ chỉ đơn vị cần lưu ý điều gì?
Gợi ý:
- Danh từ chỉ đơn vị gồm hai nhóm: danh chỉ đơn vị tự nhiên và danh từ chỉ đơn vị quy ước.
- Khi sử dụng danh từ chỉ đơn vị quy ước cần chú ý phân biệt danh từ chỉ đơn vị chính xác và danh từ chỉ đơn vị ước chừng. Danh từ chỉ đơn vị tính đếm, đo lường chính xác thì không dùng với ý nghĩa đánh giá.
II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Hãy liệt kê một số danh từ chỉ sự vật mà em biết. Đặt câu với một trong các danh từ ấy. Ví dụ: xe máy, sách, bút, bàn, bảng,...
(Quyển sách này rất hay.)
2. Liệt kê các danh từ chỉ đơn vị tự nhiên và đặt câu với một trong các danh từ ấy:
a) Chuyên đứng trước danh từ chỉ người, ví dụ: ông, vị, cô,
Ngày dạy:………..
Bài 8.tiết 29,30,31,32,33
DANH TỪ
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Đặc điểm của danh từ
a) Hãy xác định danh từ trong cụm danh từ in đậm dưới đây:
Vua sai ban cho làng ấy ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực, ra lệnh phải nuôi làm sao cho ba con trâu ấy đẻ thành chín con ...
(Em bé thông minh)
- Danh từ trong cụm từ in đậm là: Con trâu.
b) Xung quanh danh từ trong cụm danh từ nói trên có những từ nào?
Gợi ý:
- Trong cụm danh từ đã nêu, đứng trước danh từ trung tâm là từ “ba” (một số từ, có tác dụng chỉ số lượng), đứng sau danh từ trung tâm là từ “ấy” (phụ từ chỉ định, có tác dụng giúp xác định rõ sự vật, hiện tượng được gọi tên).
c) Tìm các danh từ khác trong câu đã dẫn.
Gợi ý: có thể tìm và sắp xếp các danh từ theo nhóm chỉ người và chỉ vật.
- Danh từ chỉ người như: vua.
- Danh từ chỉ vật như: làng, thúng, con, gạo, trâu.
d) Từ những ví dụ trên, có thể rút ra kết luận, danh từ là những từ thường dùng để chỉ người, chỉ vật, hiện tượng, khái niệm,…
e) Đặt câu với các danh từ vừa tìm được.
Ví dụ: + Nhà vua trực tiếp ban thưởng cho những tướng lĩnh có công.
+ Ngôi làng nằm sát mép bờ sông.
2. Danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật
Xem xét ví dụ sau để nắm được đặc điểm của danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật:
- ba con trâu
- một viên quan
- ba thúng gạo
- sáu tạ thóc
a) Có thể chia các danh từ đứng cạnh nhau thành hai nhóm: nhóm danh từ đứng trước chỉ đơn vị và nhóm danh từ đứng sau chỉ sự vật.
b) Hãy thay các từ con, viên, thúng, tạ trong ví dụ trên bằng các từ khác tương tự, rồi nhận xét về ý nghĩa tính đếm, đo lường của các cụm danh từ. Trường hợp nào ý nghĩa tính đếm, đo lường thay đổi, trường hợp nào không?
Gợi ý:
- Thay con bằng chú, thay viên bằng ông, thay thúng bằng bơ, thay tạ bằng yến.
- Thay ba con trâu bằng ba chú trâu, một viên quan bằng một ông quan thì ý nghĩa về số lượng không thay đổi.
- Thay ba thúng gạo bằng ba bơ gạo, sáu tạ thóc bằng sáu yến thóc thì ý nghĩa về số lượng thay đổi.
- Các danh từ kiểu con, viên, chú, ông - không làm thay đổi ý nghĩa về tính đếm, đo lường của cụm danh từ - được gọi là danh từ chỉ đơn vị tự nhiên. Các danh từ kiểu thúng, bơ, tạ, yến - có làm thay đổi ý nghĩa về tính đếm, đo lường - được gọi là danh từ chỉ đơn vị quy ước.
c) Hai câu sau đây, câu nào đúng, câu nào sai? Vì sao?
(1) Nhà có ba thúng gạo rất đầy.
(2) Nhà có sáu tạ thóc rất nặng.
Gợi ý:
- Câu (1) đúng, câu (2) sai.
- Câu (2) sai, vì: "tạ" là đơn vị cân đong quy ước, chính xác nên không thể dùng với ý nghĩa đánh giá (rất nặng) được. Còn "thúng" là từ chỉ đơn vị tính đếm ước chừng thì có thể dùng với ý nghĩa đánh giá (đầy) được.
d) Danh từ tiếng Việt được chia thành hai loại lớn: danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật. Khi sử dụng danh từ chỉ đơn vị cần lưu ý điều gì?
Gợi ý:
- Danh từ chỉ đơn vị gồm hai nhóm: danh chỉ đơn vị tự nhiên và danh từ chỉ đơn vị quy ước.
- Khi sử dụng danh từ chỉ đơn vị quy ước cần chú ý phân biệt danh từ chỉ đơn vị chính xác và danh từ chỉ đơn vị ước chừng. Danh từ chỉ đơn vị tính đếm, đo lường chính xác thì không dùng với ý nghĩa đánh giá.
II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Hãy liệt kê một số danh từ chỉ sự vật mà em biết. Đặt câu với một trong các danh từ ấy. Ví dụ: xe máy, sách, bút, bàn, bảng,...
(Quyển sách này rất hay.)
2. Liệt kê các danh từ chỉ đơn vị tự nhiên và đặt câu với một trong các danh từ ấy:
a) Chuyên đứng trước danh từ chỉ người, ví dụ: ông, vị, cô,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Thị Phuc Thành
Dung lượng: 107,50KB|
Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)