Bài soan pp nặn bột

Chia sẻ bởi Lò Thị Hiệp | Ngày 15/10/2018 | 40

Chia sẻ tài liệu: bài soan pp nặn bột thuộc Sinh học 9

Nội dung tài liệu:

Tuần: 7 Ngày soạn: 3/10/2014
Tiết: 14 Ngày giảng: 4/10/2014

BÀI 9 TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA MUỐI

I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Học sinh biết
- Những tính chất hoá học của muối (kiến thức trọng tâm): tác dụng với kim loại, dd axit, dd bazơ, dd muối khác, nhiều muối bị nhiệt phân huỷ ở nhiệt độ cao.
- Khái niệm phản ứng trao đổi và những điều kiện để xảy ra phản ứng trao đổi (kiến thức trọng tâm)
2. Kĩ năng:
- Tiến hành một số thí nghiệm, quan sát giải thích hiện tượng rút ra được kết luận về tính chất hoá học của muối.
- Viết đựơc các PTHH minh hoạ cho mỗi tính chất hoá học của muối.
- Tính thể tích hoặc khối lượng dd muối trong phản ứng.
3. Thái độ.
Có ý thức trong học tập, yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ:
Dụng cụ: Gía ống nghiệm, ống nghiệm, kẹp gỗ, ống hút và nhỏ giọt hoá chất, đèn cồn.
Hoá chất: Dung dịch AgNO3, dd NaCl, dd CuSO4, KMnO4 tinh thể, dd HCl, dd BaCl2, dd Na2SO4,CaCO3, NaOH, ….
dd NaOH, đinh sắt mới .
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: Nêu tính chất hoá học của Ca(OH)2 .
3. Bài mới.
- Giới thiệu bài: GV yêu cầu HS viết CTHH của 1 số hợp chất có tên sau: Natri clorua, kali cácbonát, sắt(II) sunfát, canxi hyđrô cácbonát
- Các em có nhận xét gì về thành phần phân tử của hợp chất trên.
HS trả lời
(GV giới thiệu tên bài học và ghi đề mục lên bảng



CHỦ ĐỀ2: TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA MUỐI
Tính chất hóa học của muối.
CÁC BƯỚC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề
 - Chúng ta đã biết về thành phần, tên gọi, một số tính chất của muối ở lớp 8 và lớp 9.
- Muối có những tính chất hóa học nào?






2. HS quan sát và nêu ý kiến ban đầu của HS (Hình thành câu hỏi của HS)
- GV yêu cầu HS tra bảng tính tan để biết cách xác định một số muối tan, ít tan, không tan. Nêu nhận xét về tính tan của muối clorua, muối sunfat, muối nitrat...Kĩ năng sử dụng bảng tính tan giúp HS tra cứu và từ đó xác định điều kiện để phản ứng trao đổi có thể thực hiện được.
? Chúng ta đã biết muối có tính chất hóa học nào( ở phần oxit, axit, bazơ lớp 9, oxi và phản ứng phân hủy ở lớp 8).
- GV có thể gợi ý để HS nhớ lại, có thể nêu tính chất và viết các PTHH minh họa một số tính chất của muối. HS có thể nêu các ý kiến khác nhau.
- GV có thể yêu cầu HS ghi tất cả các ý kiến và có thể gộp lại thành ý kiến chung.




- GV cho HS suy nghĩ, thảo luận theo nhóm bàn để đề xuất các câu hỏi nghiên cứu.

- GV ghi hết các câu hỏi lên bảng.
- GV có thể hỗ trợ HS để có các câu hỏi phù hợp, có thể trả lời bằng thí nghiệm.
- Các câu hỏi có thể như sau:
? Muối tan trong nước và không tan trong nước có thể tác dụng với axit như thế nào? Cần điều kiện gì để phản ứng xảy ra?
? Muối tan và không tan trong nước tác dụng với bazo như thế nào? Cần điều kiện gì để phản ứng xảy ra?
? Muối tác dụng với muối khác như thế nào? Cần điều kiện gì để phản ứng xảy ra?
? Có phải tất cả các muối đều bị nhiệt phân hủy không?

? Muối có tác dụng với kim loại không? Mọi phản ứng của muối với kim loại đều có thể xảy ra không?





- HS ghi câu hỏi vào vở thí nghiệm.
- HS có thể nêu được như sau là đầy đủ nhất (cũng có thể HS chỉ nêu được 1, 2 ý)
- Muối có thể tác dụng với axit tạo thành muối mới và axit mới:
Thí dụ phản ứng điều chế khí SO2: H2SO4 + Na2SO3 → Na2SO4 + SO2(k) + H2O
Chú ý: Do H2CO3 và H2SO3 là axit yếu, không bền nên dễ phân tích thành oxit axit ( CO2 và SO2) và nước. Trong thực tế có hiện tượng sủi bọt khí SO2 hoặc CO2.
-Phản
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lò Thị Hiệp
Dung lượng: 27,13KB| Lượt tài: 0
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)