Bài phát biểu của thầy Hiệu trưởng kỷ niệm Ngày NGVN 20-11.
Chia sẻ bởi Lê Phạm Chiến |
Ngày 12/10/2018 |
50
Chia sẻ tài liệu: Bài phát biểu của thầy Hiệu trưởng kỷ niệm Ngày NGVN 20-11. thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
BÀI PHÁT BIỂU CỦA HIỆU TRƯỞNG
TẠI LỄ KỶ NIỆM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11/2006
Kính thưa các vị khách quý!
Kính thưa toàn thể các Cô giáo, Thầy giáo, cán bộ công nhân viên!
Các em sinh viên yêu quý!
Trước tiên cho phép tôi thay mặt Đảng uỷ, Ban giám hiệu, các phòng khoa ban, trung tâm, công ty và hơn 10.000 NCS, học viên Cao học, sinh viên các hệ đào tạo của Nhà trường, nhiệt liệt chúc mừng các Nhà giáo lão thành, các Cô giáo, Thầy giáo nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20/11. Kính chúc các thầy cô luôn mạnh khoẻ, hạnh phúc và tiếp tục cống hiến nhiều hơn nữa cho sự nghiệp giáo dục, đào tạo của đất nước và của Nhà trường chúng ta!
Theo truyền thống, ngày Nhà giáo Việt Nam là dịp để chúng ta gặp gỡ và chúc mừng các thế hệ Cô giáo, Thầy giáo của Nhà trường, cũng là dịp để các thế hệ học viên và sinh viên của nhà trường bày tỏ tấm lòng đến công ơn dạy dỗ và dìu dắt của các Thây Cô giáo. Tất cả chúng ta, ai cũng đều nhớ đến những Thầy Cô giáo của riêng mình, chính vì vậy, ngày này đã trở thành ngày hội không chỉ của những người làm công tác giáo dục và đào tạo, mà còn của tất cả các thế hệ học sinh, sinh viên nói chung.
Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, gần nửa thế kỷ qua, Nhà trường đã không ngừng phát triển về nhiều mặt, là một trong những trường Đại học có đóng góp to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Từ nhiều năm nay, chúng ta đã kiên trì thực hiện nguyên lý giáo dục của Đảng “học đi đôi với hành”, “giảng dạy gắn liền với sản xuất”, “nhà trường gắn liền với xã hội” để xây dựng Trường Đại học Thuỷ lợi trở thành một trường có uy tín trong nước, đào tạo ra những cán bộ khoa học - kỹ thuật có trình độ cao, có đạo đức trong sáng, có lòng tự tôn, tự hào dân tộc, sẵn sàng đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Như các quý vị đã biết, chúng ta đang chứng kiến những năm đầu của thế kỷ 21, thế kỷ được dự báo là con người phải đối đầu với nhiều thiên tai, hiểm hoạ của thiên nhiên như: khan hiếm nước, nguồn nước bị ô nhiễm, biển dâng, lụt bão, hạn hán, động đất, sóng thần gia tăng v.v... (thực tế trong những năm gần đây đã chứng minh dự báo trên là đúng). Điều này đòi hỏi mỗi quốc gia phải có những giải pháp hữu hiệu phòng chống hoang mạc hoá, suy thoái đất đai, cạn kiệt và ô nhiễm nguồn nước, kiểm soát lũ lụt, hạn hán và hạn chế tác hại của thiên tai. Có thể nói nhiệm vụ của ngành Thủy lợi trong phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai, cải thiện môi trường trước mắt cũng như lâu dài còn rất nặng nề. Trước những yêu cầu đó, Nhà trường chúng ta cần phải vươn lên hơn nữa để đào tạo tốt nhất nguồn nhân lực có trình độ cao cho ngành Thủy lợi và cho đất nước.
Kính thưa các vị khách quý,, các Cô giáo, Thầy giáo, cán bộ Công nhân viên và các em sinh viên thân mến!
Thực hiện nghị quyết 14 của Chính phủ về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam, Trường chúng ta đã xây dựng thành công bản chiến lược phát triển trong những năm đầu của thế kỷ 21, đó là bản chiến lược hướng tới hội nhập và xây dựng thương hiệu. Gần đây nhất, vào ngày 8/11/2006 trong bài phát biểu của mình sau khi Việt Nam được kết nạp là thành viên thứ 150 của WTO, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã khẳng định: “Chấp nhận cơ chế thị trường trong đào tạo Đại học thuộc các ngành kỹ thuật - công nghệ và dạy nghề để huy động các nguồn lực nhằm phát triển và nâng cao chất lượng đào tạo gắn liền với việc thực hiện đầy đủ cơ chế thị trường cho việc trả lương cho người lao động. Từ quan điểm hệ thống và đảm bảo tính liên thông trong hệ thống giáo dục – đào tạo từ phổ thông - đại học và dạy nghề, giải quyết trước việc cải cách giáo dục đại học và dạy nghề. Học tập kinh nghiệm của các nước có nền đại học và dạy nghề tiên tiến để chọn lọc và sử dụng”.
Kính thưa các Thầy Cô, chúng ta sẽ chứng kiến sự cạnh tranh khốc liệt trong thời gian tới, không chỉ với các trường trong nước, mà còn với các trường trong khu vực và quốc tế. Có lẽ trong chúng ta ai cũng hiểu rằng: toàn cầu hoá là một xu thế tất yếu, có những người, những tổ chức thì chủ động
TẠI LỄ KỶ NIỆM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11/2006
Kính thưa các vị khách quý!
Kính thưa toàn thể các Cô giáo, Thầy giáo, cán bộ công nhân viên!
Các em sinh viên yêu quý!
Trước tiên cho phép tôi thay mặt Đảng uỷ, Ban giám hiệu, các phòng khoa ban, trung tâm, công ty và hơn 10.000 NCS, học viên Cao học, sinh viên các hệ đào tạo của Nhà trường, nhiệt liệt chúc mừng các Nhà giáo lão thành, các Cô giáo, Thầy giáo nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20/11. Kính chúc các thầy cô luôn mạnh khoẻ, hạnh phúc và tiếp tục cống hiến nhiều hơn nữa cho sự nghiệp giáo dục, đào tạo của đất nước và của Nhà trường chúng ta!
Theo truyền thống, ngày Nhà giáo Việt Nam là dịp để chúng ta gặp gỡ và chúc mừng các thế hệ Cô giáo, Thầy giáo của Nhà trường, cũng là dịp để các thế hệ học viên và sinh viên của nhà trường bày tỏ tấm lòng đến công ơn dạy dỗ và dìu dắt của các Thây Cô giáo. Tất cả chúng ta, ai cũng đều nhớ đến những Thầy Cô giáo của riêng mình, chính vì vậy, ngày này đã trở thành ngày hội không chỉ của những người làm công tác giáo dục và đào tạo, mà còn của tất cả các thế hệ học sinh, sinh viên nói chung.
Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, gần nửa thế kỷ qua, Nhà trường đã không ngừng phát triển về nhiều mặt, là một trong những trường Đại học có đóng góp to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Từ nhiều năm nay, chúng ta đã kiên trì thực hiện nguyên lý giáo dục của Đảng “học đi đôi với hành”, “giảng dạy gắn liền với sản xuất”, “nhà trường gắn liền với xã hội” để xây dựng Trường Đại học Thuỷ lợi trở thành một trường có uy tín trong nước, đào tạo ra những cán bộ khoa học - kỹ thuật có trình độ cao, có đạo đức trong sáng, có lòng tự tôn, tự hào dân tộc, sẵn sàng đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Như các quý vị đã biết, chúng ta đang chứng kiến những năm đầu của thế kỷ 21, thế kỷ được dự báo là con người phải đối đầu với nhiều thiên tai, hiểm hoạ của thiên nhiên như: khan hiếm nước, nguồn nước bị ô nhiễm, biển dâng, lụt bão, hạn hán, động đất, sóng thần gia tăng v.v... (thực tế trong những năm gần đây đã chứng minh dự báo trên là đúng). Điều này đòi hỏi mỗi quốc gia phải có những giải pháp hữu hiệu phòng chống hoang mạc hoá, suy thoái đất đai, cạn kiệt và ô nhiễm nguồn nước, kiểm soát lũ lụt, hạn hán và hạn chế tác hại của thiên tai. Có thể nói nhiệm vụ của ngành Thủy lợi trong phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai, cải thiện môi trường trước mắt cũng như lâu dài còn rất nặng nề. Trước những yêu cầu đó, Nhà trường chúng ta cần phải vươn lên hơn nữa để đào tạo tốt nhất nguồn nhân lực có trình độ cao cho ngành Thủy lợi và cho đất nước.
Kính thưa các vị khách quý,, các Cô giáo, Thầy giáo, cán bộ Công nhân viên và các em sinh viên thân mến!
Thực hiện nghị quyết 14 của Chính phủ về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam, Trường chúng ta đã xây dựng thành công bản chiến lược phát triển trong những năm đầu của thế kỷ 21, đó là bản chiến lược hướng tới hội nhập và xây dựng thương hiệu. Gần đây nhất, vào ngày 8/11/2006 trong bài phát biểu của mình sau khi Việt Nam được kết nạp là thành viên thứ 150 của WTO, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã khẳng định: “Chấp nhận cơ chế thị trường trong đào tạo Đại học thuộc các ngành kỹ thuật - công nghệ và dạy nghề để huy động các nguồn lực nhằm phát triển và nâng cao chất lượng đào tạo gắn liền với việc thực hiện đầy đủ cơ chế thị trường cho việc trả lương cho người lao động. Từ quan điểm hệ thống và đảm bảo tính liên thông trong hệ thống giáo dục – đào tạo từ phổ thông - đại học và dạy nghề, giải quyết trước việc cải cách giáo dục đại học và dạy nghề. Học tập kinh nghiệm của các nước có nền đại học và dạy nghề tiên tiến để chọn lọc và sử dụng”.
Kính thưa các Thầy Cô, chúng ta sẽ chứng kiến sự cạnh tranh khốc liệt trong thời gian tới, không chỉ với các trường trong nước, mà còn với các trường trong khu vực và quốc tế. Có lẽ trong chúng ta ai cũng hiểu rằng: toàn cầu hoá là một xu thế tất yếu, có những người, những tổ chức thì chủ động
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Phạm Chiến
Dung lượng: 8,64KB|
Lượt tài: 1
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)