Bài môi trường

Chia sẻ bởi Bùi Thị Nhật Ánh | Ngày 12/10/2018 | 75

Chia sẻ tài liệu: bài môi trường thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Bài Thuyết Trình
Nguyên nhân, hậu quả và
một số biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường đất.

Nhóm thực hiện: Nhóm 4
Nội dung:
I. Nguyên nhân ô nhiễm môi trường đất.

II. Hậu quả ô nhiễm môi trường đất.

III. Biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường đất.
I. Nguyên nhân:
Ô nhiễm đất do:
Chất thải sinh hoạt.
Chất thải công nghiệp.
Hoạt động nông nghiệp.
Nông dược.
Ô nhiễm đất do chất thải sinh hoạt:
Rác gồm cành lá cây, rau, thức ăn thừa, vải vụn, gạch, polime, túi nilon...
Nước thải sinh hoạt theo cống rãnh đổ ra mương và có thể đổ ra đồng ruộng kéo theo phân rác và làm ô nhiễm đất.
Sự đổ rác tạo ra khí độc theo gió đi rất xa, tro có thể chứa chất độc làm ô nhiễm đất và cây trồng.
Ô nhiễm đất do chất thải công nghiệp:
Các loại phế thải rắn được tạo nên từ hầu hết các khâu công nghệ sản xuất và trong quá trình sử dụng sản phẩm.
Thải khí độc ( SO2, H2S...), nước thải ra môi trường.
Quá trình khai khoáng gây ô nhiễm và suy thoái môi trường đất ở mức độ nghiêm trọng nhất.
Ô nhiễm đất do chất thải nông nghiệp:
Dùng phân bón hóa học với liều cao.
Một số loại phân chứa tạp chất kim loại, á kim độc và ít di động trong đất, chúng có thể tích tụ ở các tầng mặt của dất nơi có rễ cây.
Sự lên men hiếm khí tạo ra các hợp chất S và N độc từ các núi rác khổng lồ có nguồn gốc nông nghiệp.
Sử dụng các loại hóa chất trong nông nghiệp và các chất thải đa dạng khác ( chất phóng xạ ).
Ô nhiễm do nông dược:
Thuốc trừ sâu.
Thuốc trừ nấm.
Thuốc diệt cỏ.
Thuốc diệt chuột.
Thuốc trừ tuyến trùng.
II. Hậu quả:
-  Dễ bị xói mòn do nước, khi gặp các chuyển động lớn như lở đất khi lượng mưa cao, thảm thực vật bị phá hủy, canh tác không hợp lý, chất dinh dưỡng bị mất do trầm tích và bị rửa trôi theo dòng nước, gấp khoảng 10 lần lượng dinh dưỡng và bị trôi.
-  Dư thừa muối: đất dư thừa Na+ nhưng lại thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết.
- Sự xuống cấp hóa học: liên quan đến sự mất đi những chất dinh dưỡng cần thiết và cơ bản cũng như sự hình thành các độc tố Al3+, Fe2+ .. khi các chỉ tiêu này quá cao hoặc quá thấp đều gây ảnh hưởng đến môi trường.
- Sự xuống cấp sinh học: sự gia tăng tỉ lệ khoáng hóa của mùn mà không có sự bù đắp các chất hữu cơ sẽ làm cho đất nhanh chóng nghèo kiệt, giảm khả năng hấp thụ và giảm khả năng cung cấp N cho sinh vật. Đa dạng sinh vật trong môi trường đất bị giảm thiểu.
-  Làm thay đổi thành phần và tính chất của đất; làm chai cứng đất; làm chua đất; làm thay đổi cân bằng dinh dưỡng giữa đất và cây trồng do hàm lượng nitơ còn dư thừa trong đất.
- Gây một số bệnh truyền nhiễm, bệnh do giun sán, ký sinh trùng mà đa số người dân mắc phải đặc biệt là trẻ em ở các vùng nông thôn.
Các chất phóng xạ, kim loại, nylon, do không phân hủy được nên gây trở ngại cho đất.
-  Các phân bón hóa học, thường có một số vết kim loại và hóa chất theo thời gian sẽ tích tụ trên lớp đất mặt làm đất bị chai xấu, thoái hóa, không canh tác tiếp tục được.
Biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường
Khống chế các chất thải rắn, lỏng, khí.
Mở rộng và phát triển công nghệ tuần hoàn kín hoặc xử lí chất thải để giảm hoặc loại bỏ các chất gây ô nhiễm.
Khống chế việc sử dụng nông dược hóa học, hạn chế sử dụng các thuốc có độc tính cao.
Chống ô nhiễm nguồn nước, giảm và loại bỏ sử dụng chất độc để trừ sâu bệnh, giảm sử dụng phan khoáng.

Sử dụng kỹ thuật sinh học phòng trị sâu hại, lợi dụng các loài chim, côn trùng có ích và một số VSV gây bệnh để chống lại các loại sâu hại ( biện pháp này đang được rất nhiều nước trên TG sử dụng ).
Vì vậy: chúng ta hãy cùng nhau chung tay xây dựng và bảo vệ môi trường trái đất.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bùi Thị Nhật Ánh
Dung lượng: 2,86MB| Lượt tài: 1
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)