Bài KT Ngữ văn 7

Chia sẻ bởi Nguyễn Ngọc Hùng | Ngày 11/10/2018 | 25

Chia sẻ tài liệu: Bài KT Ngữ văn 7 thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

Đề kiểm tra Văn lớp 7 – tiết 42 (Học Kì I)
Thời gian: 1 tiết

A: Đề ra:

I.Trắc nghiệm: ( 10 câu, mỗi câu 0,5điểm, tổng 5 điểm)
Khoanh tròn chữ cái đứng đầu phương án trả lời đúng nhất.
Các văn bản “Cổng trưởng mở ra”, “Mẹ tôi”, “Cuộc chia tay của những con búp bê” giống nhau ở điểm nào?
A. Cùng viết theo thể kí
B. Cùng viết về tình cảm gia đình
C. Cùng là những văn bản nghị luận
D. Cùng viết về những đửa trẻ bất hạnh
2. Dòng nào sau đây nhận định đúng nhất về ca dao, dân ca?
A. Là những bài hát dân gian được truyền miệng.
B. Là những sáng tác kết hợp giữa thơ và nhạc dân gian.
C. Là những bài thơ - bài hát trữ tình dân gian được truyền miệng từ đời này qua đời khác.
D. Là những bài thơ dân gian được truyền miệng.
3. Bài “Sông núi nước Nam” thường được gọi là gì?
A. Hồi kèn xung trận
B. Khúc ca khải hoàn
C. Áng thiên cổ hùng văn
D. Bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên.
4. Trong các bài thơ hoặc đoạn thơ sau, bài nào hoặc đoạn nào nói lên sự giao hoà tuyệt đối giữa tác giả với cảnh vật thiên nhiên?
A. Phò giá về kinh C. Sau phút chia li
B. Bài ca Côn Sơn D. Bánh trôi nước.
5. Trong những bài thơ Đường sau, bài nào giàu yếu tố tự sự hơn cả?
A. Bài ca nhà tranh bị gió thu phá
B. Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
C. Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
D. Xa ngắm thác núi Lư
6. Bài thơ “Bạn đến chơi nhà” lập ý bằng cách dựng lên tình huống không có gì để tiếp bạn để lại kết lại một câu: “Bạn đến chơi đây, ta với ta!” nhưng thể hiện được tình bạn cao khiết , đậm đà.
A. Đúng B. Sai
7. Nối ô bên trái với ô bên phải cho khớp giữa nội dung tư tưởng, tình cảm với những tác phẩm đã học.

Tên tác phẩm
Nội dung tư tưởng, tình cảm

A. Cảnh khuya
1. Tinh thần nhân đạo và lòng vị tha cao cả

B. Rằm tháng giêng
2. Nỗi nhớ tiếc quá khứ đi đôi với nỗi buồn cô đơn giữa núi đèo hoang sơ, heo hút

C. Qua đèo ngang
3. Tình yêu thiên nhiên, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan.

D. Bài ca nhà tranh bị gió thu phá
4. Nỗi sầu chia li của người chinh phụ

E. Sau phút chia li
5. Tình cảm quê hương tha thiết, đáng trân trọng pha chút xót xa ngậm ngùi lúc mới về quê.

8. Nối tên bài thơ ở cột A phù hợp với thể thơ ở cột B
A (tên bài thơ)
B (thể thơ)

1. Sông núi nước Nam
a. Ngũ ngôn tứ tuyệt

2. Phò giá về kinh
b. Thất ngôn tứ tuyệt

3. Bánh trôi nước
c. thất ngôn lục bát

4. Qua Đèo Ngang
d. Ngũ ngôn bát cú

5. Tĩnh dạ tứ
e. Lục bát


g. Song thất lục bát

II. Tự luận:
Chép thuộc lòng bài thơ “Qua Đèo Ngang” của bà Huyện Thanh Quan và trình bày cảm nhận của em về bài thơ đó.

B. Đáp án - biểu điểm
Đề kiểm tra Văn lớp 7 – tiết 42 (học kì I)

I. Trắc nghiệm: - từ câu 1 đến câu 6: Mỗi câu 0,5điểm, tổng: 3 điểm
- Câu 7: (1 điểm) nối A, B với 3; Cvới 2; D với 1; E với 4
(Mỗi cặp đúng: 0,25 điểm)
- Câu 8: (1 điểm) 1 và 3 với b; 2 và 5 với a; 4 với c.(mỗi cặp đúng o,2điểm)
II. Tự luận:
*Chép thuộc lòng bài thơ: đúng chính tả, rõ ràng, sạch, đẹp : 1 điểm
*Phần cảm nhận: 1, Yêu cầu cần đạt:
- Nội dung:
a, Hình dung được cảnh tượng Đèo Ngang qua những vần thơ: thoáng đãng mà heo hút, thấp thoáng sự sống con người nhưng còn rất hoang sơ (thời điểm: chiều tà; cảnh thiên nhiên như dư thừa sự sống, con người xuất hiện ít ỏi,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Ngọc Hùng
Dung lượng: 118,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)