Bài KT 15' Trắc nghiệm toàn phần.

Chia sẻ bởi Cao Minh Anh | Ngày 11/10/2018 | 29

Chia sẻ tài liệu: Bài KT 15' Trắc nghiệm toàn phần. thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

Điểm

ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM
MÔN Ngữ Văn 7
Thời gian làm bài: 15 phút;
(15 câu trắc nghiệm)



Mã đề thi 142

Họ, tên học sinh:..........................................................................
Lớp:...............................................................................
Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước đáp án đúng nhất:
Câu 1: Hình ảnh con cò trong bài ca dao “ Nước non lận đận....cò con” là hình ảnh thân phận ai ?
A. Người trí thức Nho học.
B. Những người phụ nữ bị chồng coi khinh.
C. Người nông dân.
Câu 2: Vẻ đẹp hai câu thơ đầu của bài thơ “Cảnh Khuya” là:
A. Miêu tả âm thanh tinh tế và hình ảnh sinh động
B. Sử dụng hiệu quả phép so sánh và nhân hóa
C. Vận dụng sang tạo những hình ảnh quen thuộc của Đường thi.
D. Kết hợp giữa miêu tả và biểu cảm trực tiếp
Câu 3: Văn bản “Cổng trường mở ra” viết về nội dung:
A. Kể về tâm trạng của một chú bé trong ngày đầu tiên đến trường.
B. Tả quang cảnh ngày khai trường.
C. Tái hiện lại tâm tư của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường vào lớp một của con.
D. Bàn về vai trò của nhà trường trong việc giáo dục thế hệ trẻ.
Câu 4: Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển đông
Câu ca dao trên thuộc chủ đề :
A. Những câu hát về tình cảm gia đình
B. Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người.
C. Những câu hát than thân.
D. Những câu hát châm biếm
Câu 5: Chủ đề của một văn bản là gì?
A. Sự vật, sự việc được nói tới trong văn bản
B. Là các phần trong văn bản
C. Là các bố cục của văn bản
D. Là vấn đề chủ yếu được thể hiện trong văn bản
Câu 6: Nôị dung chính của đoạn trích “Sau phút chia ly” là:
A. Cảnh chia tay lưu luyến giữa người chinh phu và chinh phụ.
B. Nỗi sầu chia ly của người chinh phụ sau khi tiễn chồng ra trận
C. Tình cảm thuỷ chung, son sắt của người chinh phụ với người chinh phu.
D. Hình ảnh hào hùng của người chinh phu khi ra trận.
Câu 7: Dòng nào sau đây không phù hợp khi so sánh với yếu tố mạch lạc trong văn bản ?
A. Mạch giao thông trên đường phố. B. Trang giấy trong một quyển vở.
C. Mạch máu trong một cơ thể sống. D. Dòng nhựa sống trong một thân cây.
Câu 8: Vẻ đẹp của cô gái trong bài ca dao “Đứng bên ni đồng...” là vẻ đẹp:
A. Mạnh mẽ và đầy bản lĩnh. B. Trẻ trung và đầy sức sống.
C. Rực rỡ và quyến rũ. D. Trong sáng và hồn nhiên.
Câu 9: Bài thơ “Sông núi nước Nam” được làm theo thể thơ:
A. Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật B. Ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật.
C. Thất ngôn bát cú Đường luật. D. Song thất lục bát.
Câu 10: Trong những từ sau, từ nào là từ láy toàn bộ ?
A. mong manh; B. xinh xinh. C. mạnh mẽ; D. ấm áp;
Câu 11: Tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan qua bài thơ “Qua Đèo Ngang” là tâm trạng như thế nào?
A. Buồn thương da diết khi phải sống trong cảnh ngộ cô đơn
B. Tình yêu say đắm trước vẽ đẹp của thiên nhiên đất nước
C. Cô đơn trước thực tại,da diết nhớ về quá khứ của đất nước
D. Đau xót ngậm ngùi trước sự thay đổi của quê hương
Câu 12: Nhân vật chính trong văn bản “ Cuộc chia tay của những con búp bê”
A. Cô giáo B. Thành C. Thủy. D. Thành và Thủy
Câu 13: Bài ca dao “ Công cha như núi ngất trời” là lời:
A. Của người mẹ nói với con. B. Của ông bà nói với cháu
C. Của người con nói với cha mẹ. D. Của người cha nói với con.
Câu 14: Bài thơ “Sông núi nước Nam” của Lý Thường Kiệt thường được gọi là :
A. Khúc ca khải hoàn. B. áng thiên cổ hùng văn.
C. Hồi kèn xung trận. D. Bản thuyên ngôn độc lập đầu tiên.
Câu 15: Ét-môn-đô-đơ A-mi-xi là nhà văn của nước:
A. I-ta-li-a; B. Anh C
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Cao Minh Anh
Dung lượng: 130,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)