Bai kiem tra 1 tiet mon ngu van 7

Chia sẻ bởi Tu Vien | Ngày 11/10/2018 | 25

Chia sẻ tài liệu: bai kiem tra 1 tiet mon ngu van 7 thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

Trường THCS Nguyễn Quốc Ân
Họ và tên:………………………..
Lớp 7
Bài kiểm tra
Môn:Tiếng việt
Thời gian: 45 phút


Điểm
Nhận xét của thày( cô)







Đề số 1
I.Phần trắc nghiệm khách quan (3 điểm)
Khoanh tròn vào câu trả lời em cho là đúng nhất:
1. Cặp từ trái nghĩa nào sau đây không gần nghĩa với cặp từ "im lặng-ồn ào"?
A. tĩnh mịch-huyên náo
B. đông đúc -thưa thớt
C. lặng lẽ-ầm ĩ
D. vắng lặng-ồn ào
2.Dòng nào dưới đây không đúng với từ trái nghĩa?
A. Một từ nhiều nghĩa có thể có nhiều cặp nghĩa trái ngược nhau.
B. Từ trái nghĩa chỉ đóngvai trò chủ ngữ trong câu
C. Từ trái nghĩa được sử dụng trong thể đối,tạo các hình tượng tượng phản.
D. Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái nhau.
3.Dòng nào dưới đây nêu đúng đặc điểm của từ trái nghĩa?
A. Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa không giống nhau.
B. Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa gần giống nhau.
C. Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
D.Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa rộng ,hẹp khác nhau.
4. Cặp từ trái nghĩa nào phù hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau:
Non cao tuổi vẫn chưa già,
Non sao..............nước, nước mà ........non.
A. xa - gần C. đi - về
B. nhớ - quên D. cao - thấp
5. Dòng nào sau đây chỉ gồm những từ đồng âm?
A. Ngựa lồng, lồng chim, lồng ruột chăn bông.
B. Đánh mìn, đánh đàn, đánh luống
C. Ăn diện, ăn cỗ, ăn chơi
D. Đảng phái, đảng phí, đảng viên.
6. Dòng nào dưới đây phản ánh đúng đặc điểm của từ đồng âm?
A. Là những từ có phần vần gần giống nhau, nghe na ná như nhau.
B. Là những từ giống nhau về âm thanh và có các nghĩa gần giống nhau, cùng một nguồn gốc.
C. Là những từ giống nhau về âm thanh, nhưng nghĩa khác xa nhau không liên quan gì đến nhau.
7. Dòng nào thể hiện đúng cách sử dụng từ đồng nghĩa?
A. Có thể thay bất cứ từ đồng nghĩa nào cho nhau
B. Cân nhắc để chọn từ đồng nghĩa thể hiện đúng nghĩa và sắc thái biểu cảm.
C. Chỉ có thể thay từ Hán Việt đồng nghĩa cho thuần Việt.
D. Chỉ có thể thay từ thuần Việt đồng nghĩa cho từ Hán Việt.
8. Để tránh những hiểu lầm do hiện tượng đồng âm gây ra,cần phải chú ý điều gì khi giao tiếp?
A. Chú ý đầy đủ đến ngữ cảnh,dùng từ chính xác để tránh hiểu sai nghĩa của từ trong câu.
B. Chú ý thông báo rằng mình sắp sửa dùng từ đồng âm
C. Chú ý phát âm thật chính xác.
9. Từ nào không đồng nghĩa với từ nhà thơ?
A. thi sĩ C. thi gia
B. thi nhân D. nhà báo
10. Chọn quan hệ từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau?
Em yêu những hàng cây xanh tươi.............chúng làm cho con đường tới trường của chúng em rợp bóng m
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Tu Vien
Dung lượng: 53,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)