BÀI HỌC NGỮ VĂN 9 - HK I

Chia sẻ bởi Phan Đình Chiến | Ngày 12/10/2018 | 45

Chia sẻ tài liệu: BÀI HỌC NGỮ VĂN 9 - HK I thuộc Tư liệu tham khảo

Nội dung tài liệu:

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM
A- Khái niệm: Văn học trung đại là một bộ phận của nền văn học viết Việt Nam từ đầu thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX.
B- Các thành phần: Văn học chữ Hán và Văn học chữ Nôm
C- Tiến trình phát triển: gồm 4 giai đoạn:
1- Giai đoạn 1: Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV
- Bối cảnh: Chế độ phong kiến VN hưng thịnh (với sự tồn tại của 5 triều đại phong kiến: Đinh, (tiền) Lê, Lý, Trần, (hậu) Lê): cơ bản giữ vững được nền độc lập tự chủ của đất nước (đánh Tống, chống Nguyên, bình Minh)- xây dựng nền kinh tế, văn hóa phát triển mạnh mẽ- quan tâm, chăm lo đời sống của nhân dân .
Mối quan hệ giữa giai cấp thống trị (vua quan) và giai cấp bị trị (quần chúng lao động) chưa bộc lộ mâu thuẫn gay gắt.
- Chủ đề chính: Yêu nước.
- Tác phẩm tiêu biểu (được học và cần đọc thêm):
+ Chữ Hán: Nam quốc sơn hà (Lý Thương Kiệt), Thiên đô chiếu (Lý Công Uẩn), Thiên trường vãn vọng (Trần Nhân Tông), Tụng giá hoàn kinh sư (Trần Quang Khải), Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn), Bình Ngô đại cáo, Côn Sơn ca (Nguyễn Trãi), Lại bài viếng Vũ Thị (Lê Thánh Tông), …
+ Chữ Nôm: Thuật hứng XXIV (Nguyễn Trãi) …
2- Giai đoạn 2: Từ thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XVIII.
- Bối cảnh: Chế độ phong kiến Việt Nam bắt đầu suy yếu: nội bộ lục đục, các tập đoàn phong kiến tranh giành quyền vị với nhau gây ra nội chiến kéo dài (Lê- Mạc, Lê- Trịnh, Trịnh -Nguyễn), không quan tâm đến việc xây dựng đất nước, ổn định đời sống nhân dân.
Đời sống nhân dân cơ cực (đói kém, chết chóc, …). Mâu thuẫn giữa giai cấp thống trị với giai cấp bị trị ngày càng gay gắt.
- Chủ đề chính: Nhân đạo.
- Tác phẩm tiêu biểu (được học và cần đọc thêm):
+ Chữ Hán: Chuyện người con gái Nam Xương (Truyền kì mạn lục- Nguyễn Dữ), Hữu cảm (Nguyễn Bỉnh Khiêm) …
3- Giai đoạn 3: Từ nửa cuối thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX
- Bối cảnh: Chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng. Mâu thuẫn giai cấp vô cùng gay gắt.
Phong trào nông dân khởi nghĩa nổi lên khắp nơi. Đỉnh cao là khởi nghĩa Tây Sơn đánh đổ các tập phong kiến Lê, Trịnh, Nguyễn. Chói lọi nhất là chiến thắng 20 vạn quân Thanh xâm lược.
- Chủ đề chính: Nhân đạo.
- Tác phẩm tiêu biểu (được học và cần đọc thêm):
+ Chữ Hán: Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh (Vũ trung tùy bút- Phạm Đình Hổ), Hồi thứ 14 (Hoàng Lê nhất thống chí- Ngô gia văn phái), Luận học pháp (Nguyễn Thiếp). …
+ Chữ Nôm: Truyện Kiều (Nguyễn Du), Truyện Lục Vân Tiên (Nguyễn Đình Chiểu), Bánh trôi nước (Hồ Xuân Hương), Qua Đèo Ngang (Bà Huyện Thanh Quan), Sau phút chia ly (Chinh phụ ngâm- Đoàn Thị Điểm), …
4-Giai đoạn 4: Nửa cuối thế kỉ XIX
- Bối cảnh: Thực dân Pháp xâm lược nước ta (1858). Triều đình nhà Nguyễn bất tài, ươn hèn thỏa hiệp, bắt tay với kẻ thù.
Nhân dân và sĩ phu yêu nước nổi lên chống Pháp khắp nơi nhưng đều thất bại và bị đàn áp dã man.
- Chủ đề chính: Yêu nước.
- Tác phẩm tiêu biểu (được học và cần đọc thêm):
+ Chữ Nôm: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Chạy giặc (Nguyễn Đình Chiểu), Bạn đến chơi nhà, Thu điếu (Nguyễn Khuyến),…
D- Một số thể loại văn học: Xem SGK NV9 tập 2, trang 196,197,198.
1- Các thể thơ: a-Nguồn gốc Trung Quốc:
- Thể cổ phong (nguyên tác Côn Sơn ca Nguyễn Trãi, nguyên tác Chinh phụ ngâm khúc- Đặng Trần Côn).
- Thể Đường luật: + Thể tứ tuyệt (thất ngôn tứ tuyệt, ngũ ngôn tứ tuyệt)
+ Thể bát cú (Thất ngôn bát cú).
b- Nguồn gốc dân gian: - Thể lục bát - Thể song thất lục bát.
2- Các thể truyện, kí: - Truyền kì- Kí- Chí
3- Truyện thơ Nôm
4- Các thể văn nghị luận: - Tấu- Hịch- Cáo- Chiếu
Một số bài đọc thêm:
HỮU CẢM – Nguyễn Bỉnh Khiêm, Trích “Bạch Vân am thi tập”
(bản dịch thơ: Có cảm xúc)
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phan Đình Chiến
Dung lượng: 513,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)