Bài học lớn nhất thế giới

Chia sẻ bởi Vũ Mạnh Điệp | Ngày 12/10/2018 | 62

Chia sẻ tài liệu: bài học lớn nhất thế giới thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Ví dụ về kỉ lục thế giới Ghi nét:
- Người giữ kỉ lục thế giới về nhảy xa nhất là: MikePowell với khoảng cách là 8,95 m ; tương đương với chiều dsài của 5 người nằm dọc liền nhau.
- Kỉ lục thế giới dành cho con vật chạy nhanh nhất trên cạn thuộc về loài báo Gêpa, tấc độ nhanh nhất của nó lên tới 100 m trong 3 giây.
Câu hỏi: Điều gì quyết định việc một nền giáo dục chất lượng hay không có chất lượng?
Trả lời:
Số học sinh trong 1 lớp ; giáo viên đứng lớp được đào tạo chuẩn và quan tâm đến học sinh.
Số lượng tài liệu dạy học, sách giáo khoa.
Học sinh được học một chương trình phù hợp với các em.
Môi trường học tập đảm bảo và an toàn.
Học sinh có thái độ học tập tốt.
Các hoạt động giáo dục khác.
Ví dụ về giáo dục chất lượng kém trên thế giới:
ở Zăm - bia, trung bình 1 lớp học có tới 64 học sinh với 1 giáo viên, ở nhiều trường số học sinh lên tới trên 100 em 1 lớp.
ở Li - bê - ria, khoảng 27 học sinh tiểu học thì mới có 1 quyển sách giáo khoa.
Trên một nửa số học sinh 11 tuổi tại các nước Ken- nia, Ma- la- uy, Mô- zam- bích, U- gan- đa, Tan- za- nia và Zăm- bia tới lớp mà không hề có sách giáo khoa.
Câu hỏi: Trên thế giới và Việt Nam có còn tình trạng trẻ em không được đi học hay không? Con số đó là bao nhiêu?

Trả lời:
Theo điều tra mới đây của chính phủ ấn Độ, hơn 31,5 % học sinh tiểu học
của nước này bỏ học để trông em hoặc giúp đỡ gia đình. Đồng thời các bậc cha mẹ thích con phụ giúp kiếm thêm thu nhập hơn là đến trường. ở những bang có tỉ lệ nghèo đói càng cao thì các bậc cha mẹ càng muốn con họ hỗ trợ việc kiếm tiền cho gia đình hơn là tới lớp. ở bang Bihar, một trong những bang nghèo nhất của ấn Độ, tỷ lệ đến lớp ở bậc tiểu học chỉ là 42.2%
- Theo số liệu của Bộ GD- ĐT Việt Nam, tính đến hết học kì I năm học 2007-2008, cả nước có 119.000 học sinh bỏ học, trong đó tỉnh Trà Vinh chiếm gần 10% và Cà Mau gần 5% hay huyện Kì Sơn( Nghệ An) do đói kém học sinh bỏ học đến 70%


Câu hỏi: Nguyên nhân nào dẫn đến nguy cơ trẻ em không đến trường?
- Nghèo đói.
- Vị trí địa lí.
- Vấn đề giới.
- Xung đột/ nội chiến/ chiến tranh.
- Dân tộc ít người.

Một số biểu hiện khác thường của học sinh trường TH thị trấn đồi ngô
(Theo điều tra của GV và học sinh)
Dẫn đến nguy cơ học sinh bỏ học trong một vài năm tới
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh bỏ học, chán học..
Gia đình có hoàn cảnh khó khăn

- Bố mẹ mải làm ăn buôn bán không quan tâm đến con cái.

- Quá chiều chuộng con, đáp ứng quá nhiều nhu cầu của con cái
(cho tiền ăn quà, chơi bời thoải mái,.)

- Môi trường xung quanh tác động (quán điện tử, bi-a,.)

- Nhà trường: Đủ về phòng học và một số trang thiết bị đáp ứng cho việc dạy và học. Còn các hoạt động vui chơi giải trí thu hút học sinh chưa có điều kiện để đầu tư (thiếu phòng đa chức năng, dịch vụ thể thao, bể bơi, các hoạt động giải trí khác như văn hoá, văn nghệ,.
Câu hỏi: Tương lai của mọi người sẽ như thế nào nếu khi trưởng thành không biết đọc, biết viết hay làm tính, không có kĩ năng sống, phẩm chất đạo đức kém?
Trả lời
. Khó kiếm việc làm
.Không đọc được biển chỉ đường
. Không thể dạy được con cái mình đọc và viết
. Không thể viết thư
.Không thể đọc sách báo để biết thông tin
. Không sử dụng được internet hoặc không thể gửi tin nhắn
. Không thể mua hoặc bán hàng vì không biết tính
. Hạn chế trong giao tiếp
. Không quan tâm đến đạo đức nghề nghiệp
. Truyền thống gia đình bị mai một
Một gia đình hoàn cảnh khó khăn nhưng con cái đã thành đạt
Các nhà lãnh đạo trên thế giới đã cam kết

* " Mọi trẻ em trai và gái đều được tới trường là một trong 6 mục tiêu Giáo dục cho mọi người được 180 nước kí cam kết thực hiện tại Darka, Sênegan năm 2000. Giảm số người lớn không biết đọc và viết xuống còn một nửa . Cho tới nay, thế giới đang bị đẩy xa khỏi các mục tiêu đề ra và rất nhiều nước sẽ không thể đạt được mục tiêu phổ cập giáo dục đến tận năm 2115 chứ không phải năm 2015.

* Giáo dục cho mọi người là một trong những chính sách quan trọng của Việt Nam trong chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo giai đoạn 2001-2010. Với nỗ lực của toàn xã hội. tỉ lệ mù chữ của người lớn từ 15 tuổi trở lên giảm từ 10,12% xuống còn 7,87%. Tức là, hiện nay cứ 100 người từ 15 tuổi trở lên ở Việt Nam có khoảng 8 người không biết đọc, biết viết.

*Tính đến thời điểm tháng 6 năm 2006, đã có 36 trên tổng số 64 tỉnh được công nhận phổ cập THCS. Những tỉnh còn lại là những tỉnh còn nhiều khó khăn nên việc tạo điều kiện để mọi trẻ em ở những tỉnh này được hưởng giáo dục sẽ có nhiều thử thách hơn các tỉnh trong giai đoạn trước. Hơn nữa, theo số liệu thống kê của Bộ GD&ĐT tại thời điểm tháng 12 năm 2007, cả nước có73.152 học sinh khối THCS bỏ học. Đây là một vấn đề bức thiết và là trách nhiệm của toàn xã hội.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Vũ Mạnh Điệp
Dung lượng: 2,08MB| Lượt tài: 1
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)