Bài giảnTập huấn chương trình seqap môn nhạc
Chia sẻ bởi Maithị Biên |
Ngày 12/10/2018 |
40
Chia sẻ tài liệu: Bài giảnTập huấn chương trình seqap môn nhạc thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
Chào mừng quý thầy cô về tham dự lớp tập huấn
Mục tiêu Tập huấn
Mục tiêu
- Giới thiệu và hướng dẫn GV cách sử dụng tài liệu Hoạt động giáo dục Âm nhạc trong trường tiểu học dạy học cả ngày.
- GV luyện tập, thực hành các nội dung trong tài liệu Hoạt động giáo dục Âm nhạc trong trường tiểu học dạy học cả ngày.
- GV thảo luận và thực hành về các hình thức tổ chức Hoạt động giáo dục Âm nhạc trong trường tiểu học dạy học cả ngày.
- GV xây dựng kế hoạch sử dụng tài liệu cho phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường.
- Góp ý cho việc hoàn thiện và nâng cao tính ứng dụng của tài liệu.
Phần 1. Hoạt động giáo dục Âm nhạc trong trường Tiểu học dạy học cả ngày
1.Một số đặc điểm về hoạt động giáo dục Âm nhạc
- HĐGD Âm nhạc không phải là một môn học mà thông qua các hoạt động âm nhạc để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.Nó có mối liên hệ với chương trình giáo dục âm nhạc hiện hành một số điểm như nội dung,phương pháp,cách tổ chức dạy học…
- HĐGD Âm nhạc mang tính chất tự chọn,không bắt buộc phải thực hiện như chương trình môn âm nhạc hiện hành,vì vậy các giáo viên và nhà trường có thể lựa chọn,điều chỉnh nội dung thời lượng và hình thức tổ chức cho phù hợp với điều kiện thực tế,
1.1. CÁC CHỦ ĐỀ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ÂM NHẠC TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC DẠY HỌC CẢ NGÀY
- So sánh giữa môn Âm nhạc hiện hành và HĐGD Âm nhạc:
- So sánh giữa môn Âm nhạc hiện hành và HĐGD Âm nhạc:
- So sánh giữa môn Âm nhạc hiện hành và HĐGD Âm nhạc:
- So sánh giữa môn Âm nhạc hiện hành và HĐGD Âm nhạc:
10
2.Các chủ đề hoạt động giáo dục Âm nhạc
Phân phối thời gian tăng thêm đối với các môn học và hoạt động giáo dục theo phương án T35 của FDS (bảng 6- Hướng dẫn sư phạm):
1.2. PHƯƠNG THỨC SỬ DỤNG THỜI GIAN TĂNG THÊM TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC DẠY HỌC CẢ NGÀY (FDS) ĐỐI VỚI CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ÂM NHẠC
- Trong trường Tiểu học, khi tăng thêm về thời gian dạy học đồng nghĩa với việc sẽ tăng thêm về nội dung học tập, tăng thêm về kiến thức hoặc củng cố, phát triển các kĩ năng cho học sinh. Ngoài ra, khi tăng thêm về thời gian, nhà trường cũng cần đảm bảo sự cân bằng giữa các nội dung dạy học và phát triển hứng thú học tập cũng như năng khiếu của học sinh, vì vậy giáo dục nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật) là điều rất cần thực hiện đối với trường Tiểu học dạy học cả ngày.
- Đặc điểm chủ yếu của hoạt động giáo dục Âm nhạc là tổ chức các hoạt động cho HS (ca hát, vận động, nhảy múa, nghe nhạc, trò chơi, biểu diễn, …), vì vậy nhà trường nên sắp xếp hoạt động giáo dục Âm nhạc đan xen với các môn học khác, như Toán, Tiếng Việt, Tự nhiên Xã hội, … Việc sắp xếp như vậy sẽ phù hợp với tâm lí của HS Tiểu học, giúp các em vừa học tập, vừa vui chơi. Hoạt động giáo dục Âm nhạc cũng có thể được tổ chức trong và ngoài phạm vi nhà trường, ví dụ như tổ chức cho HS đi xem biểu diễn âm nhạc, đi tìm hiểu các nhạc cụ địa phương, đi thăm các nhạc sĩ ở địa phương…
- Không nên xếp tiết Âm nhạc hiện hành liền với hoạt động giáo dục Âm nhạc (được tăng thêm), bởi sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe (hơi thở, giọng hát) và hứng thú của học sinh. Nên xếp vào các buổi học khác nhau hoặc các ngày khác nhau. Ngoài ra nên để GV chuyên trách Âm nhạc là người tổ chức, thực hiện các hoạt động giáo dục Âm nhạc thì chất lượng hoạt động này mới đạt hiệu quả mong muốn.
1.2.3. Phương thức sử dụng thời gian tăng thêm đối với hoạt động giáo dục Âm nhạc:
1. Câu lạc bộ Âm nhạc: HS ở tất cả các lớp có độ tuổi và năng lực âm nhạc khác nhau, nhưng có nhu cầu tham gia hoạt động âm nhạc
2. Đội văn nghệ của nhà trường: lựa chọn HS ở các lớp có năng khiếu về ca hát, nhạc cụ, biểu diễn…
3. Sinh hoạt Âm nhạc tập thể: hoạt động âm nhạc dành cho tất cả HS
4. Liên hoan văn nghệ trong nhà trường: dành cho đội văn nghệ của các lớp
5. Giao lưu với nhạc sĩ, ca sĩ hoặc nghệ sĩ ở địa phương: tổ chức linh hoạt về phạm vi tham gia.
6. Hoạt động Âm nhạc cho HS từng khối lớp: tổ chức hoạt động âm nhạc theo từng khối lớp.
7. Hoạt động Âm nhạc cho HS từng lớp: tổ chức hoạt động âm nhạc riêng từng lớp .
Hình thức tổ chức
PHẦN 2
NỘI DUNG CÁC CHỦ ĐỀ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ÂM NHẠC TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC DẠY HỌC CẢ NGÀY
2.1. HỌC HÁT
Các bài hát dành cho hoạt động giáo dục Âm nhạc từ lớp 1 đến lớp 5 tương tự như trong phân phối chương trình âm nhạc hiện hành. Nhưng để phù hợp với điều kiện thực tế và khả năng tiếp thu của học sinh, các thầy cô giáo có thể dùng những bài dân ca, bài hát thiếu nhi viết về địa phương… để thay thế cho một số bài hát trong kế hoạch này.
2.2. NGHE NHẠC
Nghe nhạc là một kĩ năng quan trọng để phát triển năng lực âm nhạc của học sinh, vì thế trong chương trình Âm nhạc hiện hành, hoạt động này được tích hợp khi dạy học các phân môn: Học hát, Tập đọc nhạc, Phát triển khả năng âm nhạc. Trong chương trình Âm nhạc tự chọn, nghe nhạc được thiết kế là một nội dung độc lập, nằm ngoài các phân môn trên.
Nội dung chủ yếu của nghe nhạc là nghe những bài hát hoặc tác phẩm âm nhạc không lời. Hoạt động này nhằm bổ sung cho học sinh hiểu biết về các tác phẩm âm nhạc và năng lực cảm thụ, giúp các em hình thành kĩ năng nghe, đó là sự tập trung và chăm chú, không ồn ào, biết nhận xét hoặc đánh giá về tác phẩm. Nghe nhạc còn nhằm giáo dục cho học sinh thị hiếu âm nhạc lành mạnh, phát huy trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo của các em.
Giáo viên có thể cho học sinh nghe nhạc theo các bước sau:
Bước 1: Giới thiệu bản nhạc
- Giáo viên giới thiệu khái quát về tên bản nhạc, tác giả.
- Giáo viên quy định thời gian nghe khoảng bao lâu.
Bước 2: Nghe nhạc lần thứ nhất
- Giáo viên tự trình bày hoặc mở băng, đĩa nhạc.
- Học sinh nghe nhạc có thể kết hợp các hoạt động như gõ nhịp, vận động nhẹ nhàng, vẽ tranh...
Bước 3: Trao đổi về bản nhạc
- Học sinh nói cảm nhận của mình như: bản nhạc sổi nổi hay tha thiết, nhanh hay chậm, vui hay buồn, đã từng nghe, từng đàn hoặc hát…
- Giáo viên đặt câu hỏi và yêu cầu, ví dụ:
+ Em yêu thích nét nhạc nào trong bản nhạc, hình ảnh nào trong bài hát?
+ Giọng hát trong băng, đĩa nhạc là giọng nam hay nữ (nếu là bài hát)?
+ Hình thức trình bày là đơn ca, song ca hay tốp ca (nếu là bài hát)?
+ Diễn tả lại một nét nhạc nào đó (huýt sáo hoặc đọc bằng nguyên âm)?
- Giáo viên kết luận về nội dung, tính chất của bản nhạc. Giáo dục thái độ tập trung khi nghe nhạc hoặc khuyến khích học sinh thường xuyên tìm hiểu và nghe những bản nhạc hay.
Bước 4: Nghe nhạc lần thứ hai
- Giáo viên tự trình bày hoặc mở băng, đĩa nhạc
Học sinh lần thứ hai để cảm nhận sâu sắc hơn về bản nhạc, các em có thể kết hợp các hoạt động như gõ nhịp, vận động nhẹ nhàng, vẽ tranh diễn tả cảm nhận về bản nhạc, hát hoà theo…
Lỗi cần tránh khi dạy nghe nhạc là giáo viên cho học sinh nghe bài hát rồi dạy các em bài hát đó. Giáo viên hướng dẫn các em tập hát từng câu, yêu cầu học sinh hát đúng giai điệu kết hợp gõ đệm hoặc vận động. Điều này là sai trọng tâm và không đúng mục tiêu, mục tiêu nghe nhạc chỉ để các em hiểu biết về bài hát chứ không phải hát đúng giai điệu bài hát đó.
2.3. KỂ CHUYỆN ÂM NHẠC
Trong chương trình Âm nhạc hiện hành, mỗi lớp đều có 1-2 câu chuyện âm nhạc để giáo viên kể cho học sinh nghe. Chương trình Âm nhạc tự chọn biên tập lại một số câu chuyện trong chương trình hiện hành, đồng thời bổ sung thêm một số câu chuyện mới, để giáo viên tham khảo:
+ Thạch Sanh
+ Bá Nha và Tử Kì
+ Cây đàn một dây
+Tiếng đàn
+Tài năng âm nhạc của A-pô-lông
+Tiếng đàn thần diệu
2.4. TRÒ CHƠI ÂM NHẠC
+ Hát và chuyển đồ vật
+ Ngồi ghế
+ Soi gương
+ Nặn tượng
+ Nghe nhạc và vận động
+ Tìm bài hát
+ Dùng động tác mô tả tên bài hát
+ Đôi bạn đoàn kết
+ Nghe hát tìm đồ vật
2.5. TẬP ĐỌC NHẠC
2.6. TÌM HIỂU VỀ NHẠC CỤ
Trong chương trình Âm nhạc hiện hành, học sinh đã tìm hiểu về một số nhạc cụ như: thanh phách, mõ, song loan, sênh tiền (lớp 2); đàn bầu, đàn nguyệt, đàn tranh (lớp 3); đàn nhị, đàn tam, đàn tứ, đàn tì bà (lớp 4); clarinette, flute, saxophone, trompette (lớp 5).
Trong chương trình Âm nhạc tự chọn, giáo viên có thể giới thiệu thêm với học sinh một số nhạc cụ khác, như:
Sáo
Tính Tẩu
Đ,Tam Thập Lục
Kèn Loa
Khèn Mông
K’lông pút
T’rưng
Cồng, chiêng
Đàn đá
23
2.7. SÁNG TẠO ÂM NHẠC
Sáng tạo âm nhạc không phải là nội dung học tập mà là một hoạt động bổ trợ khi dạy các nội dung khác, như: học hát, nghe nhạc, nghe kể chuyện âm nhạc, tập đọc nhạc, biểu diễn, … Dưới đây là một số dạng bài tập thực hành sáng tạo âm nhạc:
Giáo viên hướng dẫn học sinh tập sáng tác lời hát mới cho bài dân ca, bài hát nhạc nước ngoài hoặc bài Tập đọc nhạc
Sáng tạo động tác nhảy múa:
Dàn dựng và trình bày bài hát:
Hát kết hợp vỗ tay theo cặp đôi:
Diễn đạt nội dung bài hát bằng đoạn văn, bài thơ,câu chuyện hoặc vở kịch:
Phổ nhạc cho câu thơ hoặc đọc thơ theo tiết tấu:
Sáng tác bài hát:
♪ Một vài lưu ý giáo viên: nên sử dụng hoạt động nào phù hợp với năng lực của mình và điều kiện dạy học cụ thể; nên vận dụng từ những hoạt động đơn giản đến phức tạp; cần động viên và sử dụng sản phẩm sáng tạo của học sinh theo cách tích cực, ví dụ như dùng lời hát do học sinh sáng tác và trình bày trước lớp để động viên, khuyến khích sự sáng tạo của các em.
2.8. ÂM NHẠC, VẬN ĐỘNG VÀ NHẢY MÚA
- Vận động đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ em, nó cũng đóng vai trò quan trọng trong giờ học âm nhạc. Hát kết hợp vận động theo nhạc tạo cho học sinh cảm giác thư giãn, không gò bó, trói buộc. Hoạt động này đem cho các em cảm giác hào hứng và thích thú với bài hát được học. Cảm giác về tiết tấu, nhịp điệu được thể hiện rõ hơn trong quá trình vận động.
- Nhảy múa có vai trò quan trọng trong dạy học Âm nhạc, đó là phương tiện giao lưu tình cảm, giúp học sinh thay đổi trạng thái học tập (thay cho việc ngồi yên là đứng lên, di chuyển), là hình thức vận động kết hợp nhiều yếu tố (nghe, nhìn, bước đi, chạy nhảy) góp phần giúp cơ thể học sinh phát triển hài hòa, cân đối, rèn luyện tính bền bỉ, dẻo dai, khéo léo. Nhảy múa còn giáo dục học sinh ý thức kỉ luật, biết phối hợp động tác của mình trong đội hình chung, làm các em thêm gắn bó với tập thể. Ngoài ra nhảy múa còn tạo hứng thú và không khí học tập, góp phần thể hiện nội dung, tính chất của bài hát, phát huy sự sáng tạo và năng lực riêng biệt của học sinh.vận động, nhảy múa khi các em thực hành các hoạt động khác như: học hát, nghe nhạc Trong dạy học Âm nhạc, giáo viên cần khuyến khích và hướng dẫn học sinh biết, trò chơi âm nhạc, tập đọc nhạc, tìm hiểu về nhạc cụ, sáng tạo âm nhạc, biểu diễn âm nhạc. Bởi vì Âm nhạc và vận động, nhảy múa có quan hệ tương tác, vận động và nhảy múa góp phần thể hiện nhịp điệu và nội dung bài hát. Đặc điểm tâm lí của học sinh là ưa thích vận động, vì thế hoạt động này sẽ tạo không khí học tập tự nhiên, vui vẻ, rèn luyện nhịp điệu, phát triển cảm xúc âm nhạc, phát huy hứng thú học tập của học sinh, giúp các em thêm tự tin khi học và biểu diễn âm nhạc...
- Giáo viên cần tìm tòi, sáng tạo khi hướng dẫn học sinh vận động và nhảy múa. Nếu các động tác cứ lặp đi lặp lại một cách nhàm chán và đơn điệu từ năm này qua năm khác chắc chắn sẽ làm giảm hứng thú học tập của học sinh, trong khi tâm lí của các em muốn được tiếp xúc với những động tác mới, nhịp điệu mới, hấp dẫn hơn và sinh động hơn.
2.9. TẬP NHẠC CỤ
Tập nhạc cụ giúp học sinh có thêm phương tiện để thực hành và trình diễn âm nhạc, để thể hiện năng lực và cảm xúc của các em. Tập nhạc cụ còn làm môi trường học tập Âm nhạc trở nên phong phú hơn, phát huy được tính tích cực của học sinh, đặc biệt là với những em mà khả năng ca hát còn hạn chế.
Có 2 loại phương tiện để thực hành và trình diễn âm nhạc là giọng hát và nhạc cụ, thì trước đây, giáo dục Âm nhạc trong các trường phổ thông ở Việt Nam mới chỉ có điều kiện hướng dẫn học sinh dùng giọng hát của các em để học tập Âm nhạc. Ngày nay, dạy nhạc cụ cho học sinh sẽ góp phần làm chất lượng giáo dục Âm nhạc ở Việt Nam từng bước được nâng cao và hội nhập với thế giới.
* Phương pháp dạy nhạc cụ
Tập nhạc cụ là một nội dung thực hành âm nhạc, vì vậy cách dạy học cũng tương tự như dạy học hát và tập đọc nhạc. Tuy nhiên, nó gần giống với tập đọc nhạc hơn, ở chỗ học sinh phải biết tên nốt nhạc, thậm chí khi các em đọc được giai điệu của bài tập thì việc chơi nhạc cụ sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
Qui trình dạy nhạc cụ gồm các bước:
Bước 1- Tìm hiểu về bài tập: cao độ, trường độ, phân chia câu hoặc nét nhạc, …
Bước 2- Tập đọc giai điệu: cả bài và từng câu.
Bước 3- Tập từng câu: sử dụng ngón tay, chuyển ngón tay cho chính xác, phù hợp.
Bước 4- Tập cả bài: kết nối các câu cho chính xác.
Bước 5- Củng cố: tập đi tập lại nhiều lần cho thuần thục.
Đánh giá kết quả học tập
Tập nhạc cụ là nội dung mới, vì vậy giáo viên cần dùng biện pháp động viên, khuyến khích học sinh. Với những học sinh kết quả học tập còn hạn chế, giáo viên cần lựa chọn bài tập thật dễ và động viện, khích lệ các em tham gia. Với những học sinh đạt kết quả học tập tốt, giáo viên có thể yêu cầu các em hỗ trợ, giúp đỡ các bạn hoặc tham gia trình diễn, đệm hát cho các bạn.
Yêu cầu với giáo viên
+ Giáo viên cần sớm làm quen và luyện tập để sử dụng thành thạo 2 loại nhạc cụ là sáo recorder và kèn melodeon.
Nội dung và yêu cầu cần đạt
+ Trên thế giới, các nước dạy nhạc cụ cho học sinh từ khá sớm, tuy nhiên ở Việt Nam, đây là vấn đề còn mới mẻ, vì vậy chúng ta nên dạy nhạc cụ cho học sinh từ lớp 3 trở lên là thích hợp. Ngoài ra, nên thực hiện dạy nhạc cụ với tinh thần tăng cường thực hành, để học sinh được “Học vui- Vui học”.
+ Về nội dung, giáo viên chọn nên giai điệu những bài hát đơn giản, bài Tập đọc nhạc làm nội dung cho học sinh tập nhạc cụ, nên bắt đầu tập từ những bài đơn giản,
2.10. BIỂU DIỄN ÂM NHẠC
Hình thức biểu diễn âm nhạc
Trong quá trình học tập, giáo viên cần từng bước hướng dẫn học sinh luyện tập và biểu diễn các tiết mục mà các em đã học, với các hình thức như:
- Hát: hình thức cá nhân, cặp đôi, nhóm (tương đương hình thức đơn ca, song ca, tốp ca).
- Hát, vận động và nhảy múa: cũng với các hình thức trên.
- Múa: múa đơn, múa tốp.
- Nhạc cụ: độc tấu và hòa tấu nhạc cụ.
Yêu cầu về biểu diễn âm nhạc
- Trong trường tiểu học, học sinh ít có điều kiện tập luyện về kĩ năng biểu diễn. Trong quá trình tập luyện các tiết mục, giáo viên cần nhắc các em những lưu ý sau:
- Coi ca hát và biểu diễn là một niềm vui, các em hãy hát tự nhiên như lúc vui chơi.
- Cần giữ được sự hồn nhiên, tươi tắn trong các tiết mục biểu diễn.
- Cần thể hiện sự tự tin trên sân khấu hoặc trước mọi người.
- Cần thể hiện sự tôn trọng đối với khán giả.
- Giáo viên có thể xây dựng chương trình biểu diễn âm nhạc dưới dạng chương trình tìm kiếm tài năng âm nhạc, tương tự cuộc thi Đô Rê Mi trên chương trình VTV3.
- Để chương trình biểu diễn âm nhạc có hiệu quả, giáo viên cần từng bước hướng dẫn học sinh các vấn đề như:
+Lựa chọn tiết mục phù hợp với các chủ điểm.
+ Lựa chọn số lượng bài hát trong một chương trình.
+ Sắp xếp các bài hát theo trình tự phù hợp.
+ Dẫn chương trình và lời giới thiệu các tiết mục.
+ Chuẩn bị trang phục phù hợp.
+ Luyện tập biểu diễn.
Nếu điều kiện cho phép, giáo viên Âm nhạc có thể mời cha mẹ học sinh cùng tham dự và hỗ trợ các buổi biểu diễn âm nhạc. Sự tham gia của cha mẹ học sinh vừa là sự khích lệ vừa là nguồn động viên rất hiệu quả cho chương trình biểu diễn âm nhạc của học sinh.
Cảm ơn quý thầy cô giáo đã về dự giờ!
Chúc thầy cô sức khỏe,hạnh phúc.
Mục tiêu Tập huấn
Mục tiêu
- Giới thiệu và hướng dẫn GV cách sử dụng tài liệu Hoạt động giáo dục Âm nhạc trong trường tiểu học dạy học cả ngày.
- GV luyện tập, thực hành các nội dung trong tài liệu Hoạt động giáo dục Âm nhạc trong trường tiểu học dạy học cả ngày.
- GV thảo luận và thực hành về các hình thức tổ chức Hoạt động giáo dục Âm nhạc trong trường tiểu học dạy học cả ngày.
- GV xây dựng kế hoạch sử dụng tài liệu cho phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường.
- Góp ý cho việc hoàn thiện và nâng cao tính ứng dụng của tài liệu.
Phần 1. Hoạt động giáo dục Âm nhạc trong trường Tiểu học dạy học cả ngày
1.Một số đặc điểm về hoạt động giáo dục Âm nhạc
- HĐGD Âm nhạc không phải là một môn học mà thông qua các hoạt động âm nhạc để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.Nó có mối liên hệ với chương trình giáo dục âm nhạc hiện hành một số điểm như nội dung,phương pháp,cách tổ chức dạy học…
- HĐGD Âm nhạc mang tính chất tự chọn,không bắt buộc phải thực hiện như chương trình môn âm nhạc hiện hành,vì vậy các giáo viên và nhà trường có thể lựa chọn,điều chỉnh nội dung thời lượng và hình thức tổ chức cho phù hợp với điều kiện thực tế,
1.1. CÁC CHỦ ĐỀ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ÂM NHẠC TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC DẠY HỌC CẢ NGÀY
- So sánh giữa môn Âm nhạc hiện hành và HĐGD Âm nhạc:
- So sánh giữa môn Âm nhạc hiện hành và HĐGD Âm nhạc:
- So sánh giữa môn Âm nhạc hiện hành và HĐGD Âm nhạc:
- So sánh giữa môn Âm nhạc hiện hành và HĐGD Âm nhạc:
10
2.Các chủ đề hoạt động giáo dục Âm nhạc
Phân phối thời gian tăng thêm đối với các môn học và hoạt động giáo dục theo phương án T35 của FDS (bảng 6- Hướng dẫn sư phạm):
1.2. PHƯƠNG THỨC SỬ DỤNG THỜI GIAN TĂNG THÊM TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC DẠY HỌC CẢ NGÀY (FDS) ĐỐI VỚI CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ÂM NHẠC
- Trong trường Tiểu học, khi tăng thêm về thời gian dạy học đồng nghĩa với việc sẽ tăng thêm về nội dung học tập, tăng thêm về kiến thức hoặc củng cố, phát triển các kĩ năng cho học sinh. Ngoài ra, khi tăng thêm về thời gian, nhà trường cũng cần đảm bảo sự cân bằng giữa các nội dung dạy học và phát triển hứng thú học tập cũng như năng khiếu của học sinh, vì vậy giáo dục nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật) là điều rất cần thực hiện đối với trường Tiểu học dạy học cả ngày.
- Đặc điểm chủ yếu của hoạt động giáo dục Âm nhạc là tổ chức các hoạt động cho HS (ca hát, vận động, nhảy múa, nghe nhạc, trò chơi, biểu diễn, …), vì vậy nhà trường nên sắp xếp hoạt động giáo dục Âm nhạc đan xen với các môn học khác, như Toán, Tiếng Việt, Tự nhiên Xã hội, … Việc sắp xếp như vậy sẽ phù hợp với tâm lí của HS Tiểu học, giúp các em vừa học tập, vừa vui chơi. Hoạt động giáo dục Âm nhạc cũng có thể được tổ chức trong và ngoài phạm vi nhà trường, ví dụ như tổ chức cho HS đi xem biểu diễn âm nhạc, đi tìm hiểu các nhạc cụ địa phương, đi thăm các nhạc sĩ ở địa phương…
- Không nên xếp tiết Âm nhạc hiện hành liền với hoạt động giáo dục Âm nhạc (được tăng thêm), bởi sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe (hơi thở, giọng hát) và hứng thú của học sinh. Nên xếp vào các buổi học khác nhau hoặc các ngày khác nhau. Ngoài ra nên để GV chuyên trách Âm nhạc là người tổ chức, thực hiện các hoạt động giáo dục Âm nhạc thì chất lượng hoạt động này mới đạt hiệu quả mong muốn.
1.2.3. Phương thức sử dụng thời gian tăng thêm đối với hoạt động giáo dục Âm nhạc:
1. Câu lạc bộ Âm nhạc: HS ở tất cả các lớp có độ tuổi và năng lực âm nhạc khác nhau, nhưng có nhu cầu tham gia hoạt động âm nhạc
2. Đội văn nghệ của nhà trường: lựa chọn HS ở các lớp có năng khiếu về ca hát, nhạc cụ, biểu diễn…
3. Sinh hoạt Âm nhạc tập thể: hoạt động âm nhạc dành cho tất cả HS
4. Liên hoan văn nghệ trong nhà trường: dành cho đội văn nghệ của các lớp
5. Giao lưu với nhạc sĩ, ca sĩ hoặc nghệ sĩ ở địa phương: tổ chức linh hoạt về phạm vi tham gia.
6. Hoạt động Âm nhạc cho HS từng khối lớp: tổ chức hoạt động âm nhạc theo từng khối lớp.
7. Hoạt động Âm nhạc cho HS từng lớp: tổ chức hoạt động âm nhạc riêng từng lớp .
Hình thức tổ chức
PHẦN 2
NỘI DUNG CÁC CHỦ ĐỀ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ÂM NHẠC TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC DẠY HỌC CẢ NGÀY
2.1. HỌC HÁT
Các bài hát dành cho hoạt động giáo dục Âm nhạc từ lớp 1 đến lớp 5 tương tự như trong phân phối chương trình âm nhạc hiện hành. Nhưng để phù hợp với điều kiện thực tế và khả năng tiếp thu của học sinh, các thầy cô giáo có thể dùng những bài dân ca, bài hát thiếu nhi viết về địa phương… để thay thế cho một số bài hát trong kế hoạch này.
2.2. NGHE NHẠC
Nghe nhạc là một kĩ năng quan trọng để phát triển năng lực âm nhạc của học sinh, vì thế trong chương trình Âm nhạc hiện hành, hoạt động này được tích hợp khi dạy học các phân môn: Học hát, Tập đọc nhạc, Phát triển khả năng âm nhạc. Trong chương trình Âm nhạc tự chọn, nghe nhạc được thiết kế là một nội dung độc lập, nằm ngoài các phân môn trên.
Nội dung chủ yếu của nghe nhạc là nghe những bài hát hoặc tác phẩm âm nhạc không lời. Hoạt động này nhằm bổ sung cho học sinh hiểu biết về các tác phẩm âm nhạc và năng lực cảm thụ, giúp các em hình thành kĩ năng nghe, đó là sự tập trung và chăm chú, không ồn ào, biết nhận xét hoặc đánh giá về tác phẩm. Nghe nhạc còn nhằm giáo dục cho học sinh thị hiếu âm nhạc lành mạnh, phát huy trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo của các em.
Giáo viên có thể cho học sinh nghe nhạc theo các bước sau:
Bước 1: Giới thiệu bản nhạc
- Giáo viên giới thiệu khái quát về tên bản nhạc, tác giả.
- Giáo viên quy định thời gian nghe khoảng bao lâu.
Bước 2: Nghe nhạc lần thứ nhất
- Giáo viên tự trình bày hoặc mở băng, đĩa nhạc.
- Học sinh nghe nhạc có thể kết hợp các hoạt động như gõ nhịp, vận động nhẹ nhàng, vẽ tranh...
Bước 3: Trao đổi về bản nhạc
- Học sinh nói cảm nhận của mình như: bản nhạc sổi nổi hay tha thiết, nhanh hay chậm, vui hay buồn, đã từng nghe, từng đàn hoặc hát…
- Giáo viên đặt câu hỏi và yêu cầu, ví dụ:
+ Em yêu thích nét nhạc nào trong bản nhạc, hình ảnh nào trong bài hát?
+ Giọng hát trong băng, đĩa nhạc là giọng nam hay nữ (nếu là bài hát)?
+ Hình thức trình bày là đơn ca, song ca hay tốp ca (nếu là bài hát)?
+ Diễn tả lại một nét nhạc nào đó (huýt sáo hoặc đọc bằng nguyên âm)?
- Giáo viên kết luận về nội dung, tính chất của bản nhạc. Giáo dục thái độ tập trung khi nghe nhạc hoặc khuyến khích học sinh thường xuyên tìm hiểu và nghe những bản nhạc hay.
Bước 4: Nghe nhạc lần thứ hai
- Giáo viên tự trình bày hoặc mở băng, đĩa nhạc
Học sinh lần thứ hai để cảm nhận sâu sắc hơn về bản nhạc, các em có thể kết hợp các hoạt động như gõ nhịp, vận động nhẹ nhàng, vẽ tranh diễn tả cảm nhận về bản nhạc, hát hoà theo…
Lỗi cần tránh khi dạy nghe nhạc là giáo viên cho học sinh nghe bài hát rồi dạy các em bài hát đó. Giáo viên hướng dẫn các em tập hát từng câu, yêu cầu học sinh hát đúng giai điệu kết hợp gõ đệm hoặc vận động. Điều này là sai trọng tâm và không đúng mục tiêu, mục tiêu nghe nhạc chỉ để các em hiểu biết về bài hát chứ không phải hát đúng giai điệu bài hát đó.
2.3. KỂ CHUYỆN ÂM NHẠC
Trong chương trình Âm nhạc hiện hành, mỗi lớp đều có 1-2 câu chuyện âm nhạc để giáo viên kể cho học sinh nghe. Chương trình Âm nhạc tự chọn biên tập lại một số câu chuyện trong chương trình hiện hành, đồng thời bổ sung thêm một số câu chuyện mới, để giáo viên tham khảo:
+ Thạch Sanh
+ Bá Nha và Tử Kì
+ Cây đàn một dây
+Tiếng đàn
+Tài năng âm nhạc của A-pô-lông
+Tiếng đàn thần diệu
2.4. TRÒ CHƠI ÂM NHẠC
+ Hát và chuyển đồ vật
+ Ngồi ghế
+ Soi gương
+ Nặn tượng
+ Nghe nhạc và vận động
+ Tìm bài hát
+ Dùng động tác mô tả tên bài hát
+ Đôi bạn đoàn kết
+ Nghe hát tìm đồ vật
2.5. TẬP ĐỌC NHẠC
2.6. TÌM HIỂU VỀ NHẠC CỤ
Trong chương trình Âm nhạc hiện hành, học sinh đã tìm hiểu về một số nhạc cụ như: thanh phách, mõ, song loan, sênh tiền (lớp 2); đàn bầu, đàn nguyệt, đàn tranh (lớp 3); đàn nhị, đàn tam, đàn tứ, đàn tì bà (lớp 4); clarinette, flute, saxophone, trompette (lớp 5).
Trong chương trình Âm nhạc tự chọn, giáo viên có thể giới thiệu thêm với học sinh một số nhạc cụ khác, như:
Sáo
Tính Tẩu
Đ,Tam Thập Lục
Kèn Loa
Khèn Mông
K’lông pút
T’rưng
Cồng, chiêng
Đàn đá
23
2.7. SÁNG TẠO ÂM NHẠC
Sáng tạo âm nhạc không phải là nội dung học tập mà là một hoạt động bổ trợ khi dạy các nội dung khác, như: học hát, nghe nhạc, nghe kể chuyện âm nhạc, tập đọc nhạc, biểu diễn, … Dưới đây là một số dạng bài tập thực hành sáng tạo âm nhạc:
Giáo viên hướng dẫn học sinh tập sáng tác lời hát mới cho bài dân ca, bài hát nhạc nước ngoài hoặc bài Tập đọc nhạc
Sáng tạo động tác nhảy múa:
Dàn dựng và trình bày bài hát:
Hát kết hợp vỗ tay theo cặp đôi:
Diễn đạt nội dung bài hát bằng đoạn văn, bài thơ,câu chuyện hoặc vở kịch:
Phổ nhạc cho câu thơ hoặc đọc thơ theo tiết tấu:
Sáng tác bài hát:
♪ Một vài lưu ý giáo viên: nên sử dụng hoạt động nào phù hợp với năng lực của mình và điều kiện dạy học cụ thể; nên vận dụng từ những hoạt động đơn giản đến phức tạp; cần động viên và sử dụng sản phẩm sáng tạo của học sinh theo cách tích cực, ví dụ như dùng lời hát do học sinh sáng tác và trình bày trước lớp để động viên, khuyến khích sự sáng tạo của các em.
2.8. ÂM NHẠC, VẬN ĐỘNG VÀ NHẢY MÚA
- Vận động đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ em, nó cũng đóng vai trò quan trọng trong giờ học âm nhạc. Hát kết hợp vận động theo nhạc tạo cho học sinh cảm giác thư giãn, không gò bó, trói buộc. Hoạt động này đem cho các em cảm giác hào hứng và thích thú với bài hát được học. Cảm giác về tiết tấu, nhịp điệu được thể hiện rõ hơn trong quá trình vận động.
- Nhảy múa có vai trò quan trọng trong dạy học Âm nhạc, đó là phương tiện giao lưu tình cảm, giúp học sinh thay đổi trạng thái học tập (thay cho việc ngồi yên là đứng lên, di chuyển), là hình thức vận động kết hợp nhiều yếu tố (nghe, nhìn, bước đi, chạy nhảy) góp phần giúp cơ thể học sinh phát triển hài hòa, cân đối, rèn luyện tính bền bỉ, dẻo dai, khéo léo. Nhảy múa còn giáo dục học sinh ý thức kỉ luật, biết phối hợp động tác của mình trong đội hình chung, làm các em thêm gắn bó với tập thể. Ngoài ra nhảy múa còn tạo hứng thú và không khí học tập, góp phần thể hiện nội dung, tính chất của bài hát, phát huy sự sáng tạo và năng lực riêng biệt của học sinh.vận động, nhảy múa khi các em thực hành các hoạt động khác như: học hát, nghe nhạc Trong dạy học Âm nhạc, giáo viên cần khuyến khích và hướng dẫn học sinh biết, trò chơi âm nhạc, tập đọc nhạc, tìm hiểu về nhạc cụ, sáng tạo âm nhạc, biểu diễn âm nhạc. Bởi vì Âm nhạc và vận động, nhảy múa có quan hệ tương tác, vận động và nhảy múa góp phần thể hiện nhịp điệu và nội dung bài hát. Đặc điểm tâm lí của học sinh là ưa thích vận động, vì thế hoạt động này sẽ tạo không khí học tập tự nhiên, vui vẻ, rèn luyện nhịp điệu, phát triển cảm xúc âm nhạc, phát huy hứng thú học tập của học sinh, giúp các em thêm tự tin khi học và biểu diễn âm nhạc...
- Giáo viên cần tìm tòi, sáng tạo khi hướng dẫn học sinh vận động và nhảy múa. Nếu các động tác cứ lặp đi lặp lại một cách nhàm chán và đơn điệu từ năm này qua năm khác chắc chắn sẽ làm giảm hứng thú học tập của học sinh, trong khi tâm lí của các em muốn được tiếp xúc với những động tác mới, nhịp điệu mới, hấp dẫn hơn và sinh động hơn.
2.9. TẬP NHẠC CỤ
Tập nhạc cụ giúp học sinh có thêm phương tiện để thực hành và trình diễn âm nhạc, để thể hiện năng lực và cảm xúc của các em. Tập nhạc cụ còn làm môi trường học tập Âm nhạc trở nên phong phú hơn, phát huy được tính tích cực của học sinh, đặc biệt là với những em mà khả năng ca hát còn hạn chế.
Có 2 loại phương tiện để thực hành và trình diễn âm nhạc là giọng hát và nhạc cụ, thì trước đây, giáo dục Âm nhạc trong các trường phổ thông ở Việt Nam mới chỉ có điều kiện hướng dẫn học sinh dùng giọng hát của các em để học tập Âm nhạc. Ngày nay, dạy nhạc cụ cho học sinh sẽ góp phần làm chất lượng giáo dục Âm nhạc ở Việt Nam từng bước được nâng cao và hội nhập với thế giới.
* Phương pháp dạy nhạc cụ
Tập nhạc cụ là một nội dung thực hành âm nhạc, vì vậy cách dạy học cũng tương tự như dạy học hát và tập đọc nhạc. Tuy nhiên, nó gần giống với tập đọc nhạc hơn, ở chỗ học sinh phải biết tên nốt nhạc, thậm chí khi các em đọc được giai điệu của bài tập thì việc chơi nhạc cụ sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
Qui trình dạy nhạc cụ gồm các bước:
Bước 1- Tìm hiểu về bài tập: cao độ, trường độ, phân chia câu hoặc nét nhạc, …
Bước 2- Tập đọc giai điệu: cả bài và từng câu.
Bước 3- Tập từng câu: sử dụng ngón tay, chuyển ngón tay cho chính xác, phù hợp.
Bước 4- Tập cả bài: kết nối các câu cho chính xác.
Bước 5- Củng cố: tập đi tập lại nhiều lần cho thuần thục.
Đánh giá kết quả học tập
Tập nhạc cụ là nội dung mới, vì vậy giáo viên cần dùng biện pháp động viên, khuyến khích học sinh. Với những học sinh kết quả học tập còn hạn chế, giáo viên cần lựa chọn bài tập thật dễ và động viện, khích lệ các em tham gia. Với những học sinh đạt kết quả học tập tốt, giáo viên có thể yêu cầu các em hỗ trợ, giúp đỡ các bạn hoặc tham gia trình diễn, đệm hát cho các bạn.
Yêu cầu với giáo viên
+ Giáo viên cần sớm làm quen và luyện tập để sử dụng thành thạo 2 loại nhạc cụ là sáo recorder và kèn melodeon.
Nội dung và yêu cầu cần đạt
+ Trên thế giới, các nước dạy nhạc cụ cho học sinh từ khá sớm, tuy nhiên ở Việt Nam, đây là vấn đề còn mới mẻ, vì vậy chúng ta nên dạy nhạc cụ cho học sinh từ lớp 3 trở lên là thích hợp. Ngoài ra, nên thực hiện dạy nhạc cụ với tinh thần tăng cường thực hành, để học sinh được “Học vui- Vui học”.
+ Về nội dung, giáo viên chọn nên giai điệu những bài hát đơn giản, bài Tập đọc nhạc làm nội dung cho học sinh tập nhạc cụ, nên bắt đầu tập từ những bài đơn giản,
2.10. BIỂU DIỄN ÂM NHẠC
Hình thức biểu diễn âm nhạc
Trong quá trình học tập, giáo viên cần từng bước hướng dẫn học sinh luyện tập và biểu diễn các tiết mục mà các em đã học, với các hình thức như:
- Hát: hình thức cá nhân, cặp đôi, nhóm (tương đương hình thức đơn ca, song ca, tốp ca).
- Hát, vận động và nhảy múa: cũng với các hình thức trên.
- Múa: múa đơn, múa tốp.
- Nhạc cụ: độc tấu và hòa tấu nhạc cụ.
Yêu cầu về biểu diễn âm nhạc
- Trong trường tiểu học, học sinh ít có điều kiện tập luyện về kĩ năng biểu diễn. Trong quá trình tập luyện các tiết mục, giáo viên cần nhắc các em những lưu ý sau:
- Coi ca hát và biểu diễn là một niềm vui, các em hãy hát tự nhiên như lúc vui chơi.
- Cần giữ được sự hồn nhiên, tươi tắn trong các tiết mục biểu diễn.
- Cần thể hiện sự tự tin trên sân khấu hoặc trước mọi người.
- Cần thể hiện sự tôn trọng đối với khán giả.
- Giáo viên có thể xây dựng chương trình biểu diễn âm nhạc dưới dạng chương trình tìm kiếm tài năng âm nhạc, tương tự cuộc thi Đô Rê Mi trên chương trình VTV3.
- Để chương trình biểu diễn âm nhạc có hiệu quả, giáo viên cần từng bước hướng dẫn học sinh các vấn đề như:
+Lựa chọn tiết mục phù hợp với các chủ điểm.
+ Lựa chọn số lượng bài hát trong một chương trình.
+ Sắp xếp các bài hát theo trình tự phù hợp.
+ Dẫn chương trình và lời giới thiệu các tiết mục.
+ Chuẩn bị trang phục phù hợp.
+ Luyện tập biểu diễn.
Nếu điều kiện cho phép, giáo viên Âm nhạc có thể mời cha mẹ học sinh cùng tham dự và hỗ trợ các buổi biểu diễn âm nhạc. Sự tham gia của cha mẹ học sinh vừa là sự khích lệ vừa là nguồn động viên rất hiệu quả cho chương trình biểu diễn âm nhạc của học sinh.
Cảm ơn quý thầy cô giáo đã về dự giờ!
Chúc thầy cô sức khỏe,hạnh phúc.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Maithị Biên
Dung lượng: 6,83MB|
Lượt tài: 1
Loại file: zip
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)