Bài giảng tập huấn về Rùa biển

Chia sẻ bởi Võ Xuân Lộc | Ngày 04/05/2019 | 27

Chia sẻ tài liệu: Bài giảng tập huấn về Rùa biển thuộc Sinh học 9

Nội dung tài liệu:


TẠI SAO PHẢI ƯU TIÊN BẢO TỒN RÙA BIỂN ???
Rùa biển là sinh vật cổ xưa nhất còn tồn tại trên trái đất. Ngoài những giá trị to lớn về văn hoá – tín ngưỡng, kinh tế và môi trường sinh thái; Rùa biển còn có tính nguy cấp tuyệt chủng rất cao cần bảo vệ trên toàn cầu.

Tại sao phải ưu tiên bảo tồn Rùa biển
Rùa biển có tầm quan trọng như thế nào đối với tự nhiên và con người
1 – Giá trị về văn hoá, tín ngưỡng:
Loài Rùa nói chung (có tên Hán Nôm: Quy): được nhân dân Việt Nam, Trung Quốc và một số nước trong khu vực coi là con vật linh thiêng trong nhóm tứ linh: Long – Ly – Quy - Phụng và được chạm khắc trong các Đình – chùa - miếu – Nghè mà ai cũng có thể nhìn thấy.
Tiêu biểu nhất đó là: Bia đá tại Văn miếu Quốc Tử Giám Hà Nội.

Loài Rùa được gắn với Truyền thuyết lịch sử về kháng chiến chống giặc ngoại xâm của Vua An Dương Vương gắn với Nỏ thần Kim Quy.
2 – Giá trị về đa dạng sinh học và môi trường sinh thái:

Rùa biển là loài chỉ thị môi trường - Chỉ khu vực có môi trường trong lành mới có sự tồn tại, sinh sống của Rùa biển và ngược lại.
Rùa biển là một thành phần thống nhất trong các hệ sinh thái phức tạp của biển cả.
Khu vực nào có sự giàu có về hệ sinh thái thì ở đó có Rùa biển sinh sống.

Vòng đời của Rùa biển tham gia vào rất nhiều các hệ sinh thái khác nhau, trên nhiều vùng lãnh thổ và biên giới các quốc gia.
Rùa biển là một thành phần thống nhất trong các hệ sinh thái phức tạp của biển cả.
Khu vực nào có sự giàu có về hệ sinh thái thì ở đó có Rùa biển sinh sống
Do vậy, trong công tác bảo tồn Rùa biển
đòi hỏi phải có sự tham gia tích cực của cộng đồng các quốc gia liên quan đến vòng đời và sinh cảnh sống của Rùa biển: Bãi đẻ, vùng tìm kiếm thức ăn, nơi cư trú, đường di cư,…
- Tham gia v�o chu?i th?c an: Rựa bi?n an c? bi?n, San hụ, d?ng v?t thõn m?m, giỏp xỏc nh?,...tr?ng v� rựa cũn l�m th?c an cho m?t s? lo�i khỏc.
- Tham gia v�o Chu trỡnh tỏi t?o ch?t dinh du?ng cho mụi tru?ng t? nhiờn.



3 - GI� TR? V? KINH T?
- T?o ra lu?ng khỏch
tham quan du l?ch;
- T?o co h?i cho ho?t d?ng nghiờn c?u khoa h?c, giỏo d?c d�o t?o;
T?o ra cỏc giỏ tr? thuong ph?m, m? ph?m, .
Tất cả quần thể Rùa biển trên thế giới đang bị suy giảm nghiêm trọng
Nguyên Nhân:

1 – TÁC ĐỘNG TỪ TỰ NHIÊN
Trái đất đang nóng lên
(http://www.osdpd.noaa.gov/PSB/EPS/SST/data/ane98j2.gif)
Tác Động Của Bão
KHAI THÁC TRỰC TIẾP RÙA BIỂN
KHAI THÁC HỦY DIỆT
RÙA BIỂN BỊ ẢNH HƯỞNG NGOÀI Ý MUỐN
(Liên quan đến khai thác thủy sản)
RÙA BIỂN BỊ ẢNH HƯỞNG NGOÀI Ý MUỐN
(Từ Các Hoạt Động Khác)
Các hoạt động bảo tồn Rùa biển của Việt Nam
Việt Nam là thành viên của Công ước CITES, thành viên mạng lưới bảo tồn biển và Rùa biển của khu vực và thế giới.
-
Xây dựng vành đai pháp lý cho công tác bảo tồn Rùa biển; Thành lập các khu bảo tồn biển
Xác định Rùa biển là 1 trong những đối tượng cần bảo vệ, nghiêm cấm mọi hành động gây tổn hại đến Rùa biển (Sách Đỏ Việt Nam năm 2007). Đưa ra các khung hình phạt đối với các hành vi gây tổn hại tới Rùa biển ( Nghị định số: 128/2005/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuỷ sản).
Xây dựng chương trình Hành động Quốc gia về bảo vệ Rùa biển đến năm 2010
Kêu gọi, hợp tác, khuyến khích các tổ chức bảo tồn quốc tế, các tổ chức, cá nhân trong nước đầu tư tài chính cho công tác bảo tồn biển và Rùa biển.
Thành lập mạng lưới các tình nguyện viên trong nước…
2.1 - Mức phạt đối với hành vi khai thác Rùa biển, cá Heo, San Hô:
Tại Điểm 3, Khoản 9, Nghị định 128 quy định: Mức phạt đối với hành vi khai thác các loài thuỷ sản trong danh mục cấm khai thác như sau:
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng nếu khối lượng thuỷ sản dưới 50kg.
Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng nếu khối lượng thuỷ sản từ 50kg đến dưới 100kg.
Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng nếu khối lượng thuỷ sản từ 100kg đến dưới 300kg.
Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu khối lượng thuỷ sản từ 300kg đến dưới 500kg.
đ) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu khối lượng thuỷ sản trên 500kg.
2.2 - Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả:
- Tịch thu số thuỷ sản đã khai thác trái phép và buộc thả số thuỷ sản còn sống trở lại môi trường sống của chúng.
- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm (trừ tàu cá) và tước quyền sử dụng giấy phép 06 tháng (nếu có) đối với trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Đối với hành vi chế biến, thu gom, bảo quản, vận chuyển, kinh doanh các loài Rùa biển, cá Heo, San Hô sẽ bị xử phạt hành chính như thế nào?
3.1- Xử phạt hành chính đối với hành vi chế biến các loài Rùa biển, cá Heo, San Hô:
Tại Khoản 3, Điều 15, Nghị định 128, quy định:
Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi Chế biến các loài thuỷ sản trong danh mục cấm khai thác.
3.2- Xử phạt hành chính đối với hành vi thu gom, bảo quản, vận chuyển, kinh doanh các loài Rùa biển, cá Heo, San Hô:
Tại Khoản 3, Điều 16, Nghị định 128 quy định:
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi thu gom, bảo quản, vận chuyển, kinh doanh các loài thuỷ sản trong danh mục cấm khai thác.
3.3- Hình thức xử phạt bổ xung và biện pháp khắc phục hậu quả:
Tịch thu số thuỷ sản và sản phẩm thuỷ sản, buộc thả số thuỷ sản còn sống trở về môi trường sống của chúng.
Xin cảm ơn quý vị !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Võ Xuân Lộc
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)