Bài giảng tập huấn Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học-lớp 5-phần chung

Chia sẻ bởi Nguyễn Tuấn Anh | Ngày 12/10/2018 | 81

Chia sẻ tài liệu: Bài giảng tập huấn Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học-lớp 5-phần chung thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Chào mừng các thầy cô giáo
về dự chuyên đề giáo dục kĩ năng sống trong các môn học ở tiểu học
Đông Ngàn, 22 / 9 / 2010
NỘI DUNG
I. Quan niệm về KNS
II. Phân loại kĩ năng sống
III.Tầm quan trọng của việc giáo dục KNS cho học sinh tiểu học
IV. Định hướng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong trường tiểu học
I. QUAN NIỆM VỀ KNS

KNS là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với XH, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống.
II. Phân loại KNS
- Có nhiều cách phân loại KNS nhưng trong giáo dục chính quy ở nước ta những năm vừa qua, KNS thường được phân loại theo các mối quan hệ, bao gồm các nhóm sau:
+ Nhóm các kĩ năng nhận biết và sống với chính mình, bao gồm các KNS cụ thể như: tự nhận thức, xác định giá trị, ứng phó với căng thẳng, tìm kiếm sự hỗ trợ, tự tin,…

+ Nhóm các kĩ năng nhận biết và sống với người khác, bao gồm các KNS cụ thể như: giao tiếp có hiệu quả, giải quyết mâu thuẫn, thương lượng, từ chối, bày tỏ sự cảm thông, hợp tác,…
+ Nhóm các kĩ năng ra quyết định một cách có hiệu quả, bao gồm các KNS cụ thể như: tìm kiếm và xử lí thông tin, tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra quyết định, giải quyết vấn đề,…
II. Phân loại KNS
Vì sao phải giáo dục KNS cho học sinh tiểu học?
III. TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC GIÁO DỤC KNS CHO HỌC SINH TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC
KNS thúc đẩy sự phát triển cá nhân và xã hội
Giáo dục KNS là yêu cầu cấp thiết đối với thế hệ trẻ
Giáo dục KNS nham thực hiện yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông
Giáo dục KNS cho học sinh trong các nhà trường phổ thông là xu thế chung của nhiều nước trên thế giới
IV. Định hướng giáo dục KNS cho học sinh trong trường tiểu học
1. Mục tiêu giáo dục KNS cho học sinh trong trường tiểu học

Trang bị cho HS những kiến thức, giá trị, thái độ và kĩ năng phù hợp. Trên cơ sở đó hình thành cho HS những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực; loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ, các tình huống và hoạt động hàng ngày.
Tạo cơ hội thuận lợi để HS thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình và phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức

2. Nguyên tắc giáo dục KNS cho học sinh trong trường tiểu học (Nguyên tắc 5 chữ T)
Tương tác
Trải nghiệm
Tiến trình
Thay đổi hành vi
Thời gian - môi trường giáo dục
3. Nội dung giáo dục KNS cho học sinh trong nhà trường phổ thông
KN Tự nhận thức
KN Xác định giá trị
KN Kiểm soát cảm xúc
KN Ứng phó với căng thẳng
KN Tìm kiếm sự hỗ trợ
KN Thể hiện sự tự tin
KN Giao tiếp
KN Lắng nghe tích cực
KN Thể hiện sự cảm thông
KN Thương lượng
KN Giải quyết mâu thuẫn
KN Hợp tác
KN Tư duy phê phán
KN Tư duy sáng tạo
KN Ra quyết định
KN Giải quyết vấn đề
KN Kiên định
KN Quản lí thời gian
KN Đảm nhận trách nhiệm
KN Đặt mục tiêu
KN giao tiếp
KN giao tiếp là khả năng có thể bày tỏ ý kiến của bản thân theo hình thức nói, viết hoặc sử dụng ngôn ngữ cơ thể một cách phù hợp với hoàn cảnh và văn hóa, đồng thời biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến người khác ngay cả khi bất đồng quan điểm.

Giao tiếp bằng lời: cần lưu ý
+ Sử dụng ngôn từ đơn giản, không gây hoảng sợ cho người nghe.
+ Nói và sử dụng những từ mà người bạn cần giúp đỡ muốn được nghe.
+ Tránh sử dụng các từ phản đối.
+ Nói các thông tin chính xác và đầy đủ, không nói nửa chừng.
+ Chỉ nói những vấn đề liên quan, không đi quá xa vấn đề chính.
+ Chú ý đến âm điệu, điểm nhấn và âm lượng của giọng nói.
+ Diễn đạt trôi chảy, lưu loát.


Giao tiếp không lời (Sử dụng ngôn ngữ cử chỉ)
*Những điểm cần lưu ý:
+ Ánh mắt – luôn hướng về người đang đối thoại.
+ Thái độ - không nên tỏ ra bồn chồn, không yên, đu đưa người, nghịch tóc hoặc quần áo.
+ Khoảng cách - vừa phải (60-90cm), không quá gần hoặc quá xa.
+ Tư thế ngồi - ngồi thẳng lưng, hơi nghiêng về phía người nói để tỏ rằng bạn thích thú nghe.

KN giao tiếp là yếu tố cần thiết cho nhiều KNS khác như: bày tỏ sự cảm thông, thương lượng, hợp tác, tìm kiếm sự giúp đỡ, giải quyết mâu thuẫn, kiểm soát cảm xúc.
KN lắng nghe tích cực
Lắng nghe tích cực là một phần quan trọng của KN giao tiếp. Người có KN lắng nghe tích cực biết thể hiện sự tập trung chú ý và thể hiện sự quan tâm lắng nghe ý kiến hoặc phần trình bày của người khác (bằng các cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, nét mặt, nụ cười), biết cho ý kiến phản hồi mà không vội đánh giá, đồng thời có đối đáp hợp lý trong quá trình giao tiếp.


Cần lắng nghe như thế nào?
+ Ngừng làm việc,ngừng xem tivi, ngừng đọc
+ Nhìn vào người nói.
+ Giữ khoảng cách phù hợp giữa 2 người.
+ Đừng quay sang hướng khác khi người nói đang nói.
+ Tư thế ngồi ngay ngắn. Hãy gật đầu và nói “vâng, vâng”, “tôi hiểu”…để cho người đối thoại biết rằng bạn đang thực sự lắng nghe và hiểu những gì họ nói.

+ Nếu bạn không hiểu, hãy nói cho họ biết, đừng giả vờ lắng nghe.
+ Nhắc lại các cụm từ mang thông tin chính là để nắm rõ hơn những gì người đối thoại đang nói.
+ Đừng ngắt lời người đang nói.
KN lắng nghe tích cực giúp cho việc giao tiếp, thương lượng và hợp tác hiệu quả hơn; góp phần giải quyết mâu thuẫn một cách hài hòa và xây dựng.
KN lắng nghe tích cực có quan hệ mật thiết với các kĩ năng giao tiếp, thương lượng, hợp tác, kiềm chế cảm xúc và giải quyết mâu thuẫn.
4. Cách tiếp cận và Phương pháp giáo dục KNS cho học sinh trong trường tiểu học
1. Cách tiếp cận
Việc giáo dục KNS cho HS trong trường tiểu học được thực hiện thông qua dạy học các môn học và tổ chức các hoạt động giáo dục nhưng không phải là lồng ghép, tích hợp thêm KNS vào nội dung các môn học và hoạt động giáo dục; mà theo một cách tiếp cận mới, đó là sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực để tạo điều kiện, cơ hội cho HS được thực hành, trải nghiệm KNS trong quá trình học tập.
Phương pháp dạy học nhóm;
Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình;
Phương pháp giải quyết vấn đề;
Phương pháp đóng vai;
Phương pháp trò chơi;
- Dạy học theo dự án (Phương pháp dự án).
2. Một số phương pháp dạy học tích cực
Có khoảng 19 kĩ thuật dạy học:
Kĩ thuật chia nhóm
Kĩ thuật giao nhiệm vụ
Kĩ thuật đặt câu hỏi
Kĩ thuật “Khăn trải bàn”
Kĩ thuật “Phòng tranh”
Kĩ thuật “Công đoạn”
Kĩ thuật các “Mảnh ghép”
Kĩ thuật động não
9. Kĩ thuật “Trình bày 1 phút”
3. Một số kĩ thuật dạy học tích cực
10. Kĩ thuật “chúng em biết 3”
11. Kĩ thuật “Hỏi và trả lời”
12. Kĩ thuật “Hỏi chuyên gia”
13. Kĩ thuật “Bản đồ tư duy”
14. Kĩ thuật “Hoàn tất một nhiệm vụ”
15. Kĩ thuật “Viết tích cực”
16. Kĩ thuật “Đọc hợp tác”
17. Kĩ thuật “Nói cách khác”
18. Kĩ thuật Phân tích phim
19. Kĩ thuật Tóm tắt nội dung tài liệu theo nhóm
Kĩ thuật chia nhóm
Có nhiều cách chia nhóm khác nhau:
Theo số điểm danh, theo các màu sắc, theo các loài hoa, các mùa trong năm,…
Theo biểu tượng
Theo hình ghép
Theo sở thích
Theo tháng sinh
Theo trình độ
Theo giới tính
Ngẫu nhiên;...
Kĩ thuật giao nhiệm vụ
- Giao nhiệm vụ phải cụ thể, rõ ràng:
+ Nhiệm vụ giao cho cá nhân/nhóm nào?
+ Nhiệm vụ là gì?
+ Địa điểm thực hiện nhiệm vụ ở đâu?
+ Thời gian thực hiện nhiệm vụ là bao nhiêu?
+ Phương tiện thực hiện nhiệm vụ là gì?
+ Sản phẩm cuối cùng cần có là gì?
+ Cách thức trình bày/ đánh giá sản phẩm như thế nào?
- Nhiệm vụ phải phù hợp với:
+ Mục tiêu HĐ
+ Trình độ HS
+ Thời gian, không gian HĐ
+ CSVC, trang thiết bị

Kĩ thuật đặt câu hỏi
Khi đặt câu hỏi cần đảm bảo các yêu cầu sau:
Câu hỏi phải liên quan đến việc thực hiện MT bài học
Ngắn gọn
Rõ ràng, dễ hiểu
Đúng lúc, đúng chỗ
Phù hợp với trình độ HS
Kích thích suy nghĩ của HS
Phù hợp với thời gian thực tế
Sắp xếp thep trình tự từ dễ đến khó,từ đơn giản đến phức tạp.
Không ghép nhiều câu hỏi thành một câu hỏi móc xích
Không hỏi nhiều vấn đề cùng một lúc
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Tuấn Anh
Dung lượng: 1,25MB| Lượt tài: 0
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)