Bài giảng tập huấn giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học-lớp 5-khoa học-phần 2
Chia sẻ bởi Nguyễn Tuấn Anh |
Ngày 12/10/2018 |
84
Chia sẻ tài liệu: Bài giảng tập huấn giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học-lớp 5-khoa học-phần 2 thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
1. Cách tiếp cận
Việc giáo dục KNS cho HS trong nhà trường phổ thông được thực hiện thông qua dạy học các môn học và tổ chức các hoạt động giáo dục nhưng không phải là lồng ghép, tích hợp thêm KNS vào nội dung các môn học và hoạt động giáo dục; mà theo một cách tiếp cận mới, đó là sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực để tạo điều kiện, cơ hội cho HS được thực hành, trải nghiệm KNS trong quá trình học tập.
2. Phương pháp dạy học
Phương pháp dạy học (PPDH) là lĩnh vực rất phức tạp và đa dạng. Có nhiều quan niệm, quan điểm khác nhau về PPDH.
PPDH có ba bình diện:
- Bình diện vĩ mô là Quan điểm dạy học
- Bình diện trung gian là Phương pháp dạy học
- Bình diện vi mô là Kĩ thuật dạy học.
Phương pháp dạy học
Ở bình diện trung gian, khái niệm PPDH được hiểu với nghĩa hẹp (PPDH cụ thể), là những hình thức, cách thức hành động của GV và HS nhằm thực hiện những mục tiêu dạy học xác định, phù hợp với những nội dung và điều kiện dạy học cụ thể. Ví dụ: phương pháp đóng vai, thảo luận, nghiên cứu trường hợp điển hình, trò chơi, thuyết trình…
PPDH cụ thể quy định những mô hình hành động của GV và HS.
Kĩ thuật dạy học
Kĩ thuật dạy học là những biện pháp, cách thức hành động của GV trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học.
Các KTDH chưa phải là các PPDH độc lập mà là những thành phần của PPDH. Ví dụ, trong phương pháp thảo luận nhóm có các kĩ thuật dạy học như: kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật đặt câu hỏi kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật phòng tranh, kĩ thuật các mảnh ghép...
3. Các bước tiến hành giáo dục kỹ năng sống.
Gồm 4 bước:
Khám phá
Kết nối
Thực hành
Vận dụng
Bài soạn theo giáo dục kĩ năng sống.
I- Mục tiêu bài học:
- Kiến thức
- Kĩ năng
- Thái độ
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài.
III. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng .
IV. Phương tiện dạy học.
V. Tiến trình dạy học
1- KT bài cũ
2- Bài mới
a. Khám phá
b. Kết nối.
c. Thực hành
d. Vận dụng
Bài soạn theo hiện hành
I.Mục tiêu bài học:
- Kiến thức
- Kĩ năng
- Thái độ
II. Đồ dùng dạy học
III. Các hoạt động dạy học
IV. Củng cố - dặn dò
Bài soạn minh hoạ:
Phòng bệnh béo phì
Khám phá
Hoạt động 1: Tìm hiểu về bệnh béo phì
Mục tiêu: Xác định được 3 dấu hiệu của trẻ bị béo phì và 3 điều bất lợi đối với người bị béo phì.
Cách tiến hành:
- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ, yêu cầu các em trao đổi và vẽ trẻ em bị bệnh béo phì.
- Các nhóm trưng bày sản phẩm. Yêu cầu đại diện của 1 nhóm mô tả đặc điểm của trẻ bị béo phì được thể hiện trong hình vẽ; các HS khác bổ sung.
GV tóm tắt ý kiến của HS và nêu 3 dấu hiệu của trẻ bị béo phì
+ Có cân nặng hơn mức trung bình so với chiều cao và tuổi là 20%.
+ Có những lớp mỡ quanh đùi, cánh tay trên, vú và cằm.
+ Bị hụt hơi khi gắng sức.
Tiếp theo GV yêu cầu các em liệt kê những bất lợi đối với người bị béo phì
GV kết luận: 3điểm bất lợi đối với người bị béo phì:
+ Mất thoải mái trong cuộc sống
+ Giảm hiệu xuất lao động và sự lanh lợi trong sinh hoạt
+ Có nguy cơ bị bệnh tim mạch, huyết áp cao, bệnh tiểu đường, sổi mật.
Hoạt động 1: Tìm hiểu về bệnh béo phì
PP / kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:
+ Vẽ tranh
+ Làm việc theo nhóm
- Rèn kĩ năng sống cơ bản: KN giao nhiệm vụ, KN hợp tác, KN tư duy sáng tạo , KN quản lí thời gian, KN đảm nhận trách nhiệm, KN giao tiếp, KN thương lượng, KN lắng nghe tích cực, KN gia quyết định.
2. Kết nối
Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên nhân và cách phòng bệnh béo phì
Mục tiêu: HS trình bày được nguyên nhân và cách phòng bệnh béo phì.
Cách tiến hành:
HS yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau tạo thành 1 cặp, cùng quan sát các hình ở trang 28, 29 SGK Khoa học 4 và có thể đọc thông tin trong sách để đặt câu hỏi và trả lời nhau theo gợi ý sau:
+ Nguyên nhân gây nên béo phì là gì?
+ Làm thế nào để phòng tránh béo phì?
+ Cần phải làm gì khi em bé và bản thân bạn bị béo phì hay có nguy cơ bị béo phì?
GV yêu cầu HS xung phong trình bày kết quả trao đổi theo cặp trước lớp.
Sau các ý kiến phát biểu của HS, GV có thể giảng thêm:
+ Hầu hết các nguyên nhân gây béo phì ở trẻ em là do những thói quen không tốt về mặt ăn uống, chủ yếu là do bố mẹ cho ăn quá nhiều, ít vận động.
+ Khi đã bị béo phì, cần:
Giảm ăn vặt, giảm lượng bơm, tăng thức ăn ít năng lượng ( ví dụ các loại rau quả). Ăn đủ đạm, vi - ta - min và chất khoáng.
Đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt để tìm đúng nguyên nhân gây béo phì để điều trị hoặc được lời khuyên về chế độ dinh dưỡng lành mạnh.
Khuyến khích em bé hoặc bản thân mình phải năng vận động, luyện tập thể dục, thể thao.
Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên nhân và cách phòng bệnh béo phì
PP / kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:
+Làm việc theo cặp
Rèn kĩ năng sống cơ bản:
+ KN giao tiếp hiệu quả, KN hợp tác, KN ra quyết định, KN thương lượng, KN trình bày.
Hoạt động 3: Đóng vai
Mục tiêu:
- Nói với người trong gia đình hoặc người khác nguyên nhân và cách phòng bệnh do ăn thừa chất dinh dưỡng
- ứng xử đúng đối với bạn hoặc người khác bị béo phì.
- Thay đổi thói quen ăn uống để phòng tránh bệnh béo phì.
Thực hiện chế độ ăn uống, hoạt động thể lực phù hợp lứa tuổi.
Cách tiến hành:
- GV chia lớp thành 6 nhóm nhỏ. Giao cho 2 nhóm cùng làm thảo luận về 1 tình huống đưa ra trong phiếu bài tập (xem phụ lục)
+ Nhóm 1 và nhóm 2: Phiếu bài tập 1
+Nhóm 3 và nhóm 4: Phiếu bài tập 2
+Nhóm 5 và nhóm 6: Phiếu bài tập 3
- HS đọc tình huống được giao đặt mình vào vị trí các nhân vật trong tình huống, thảo luận về các ứng cử cho phù hợp và xung phong đóng vai.
GV theo dõi và hỗ trợ các nhóm làm việc.
3 nhóm lần lượt lên đóng vai theo 3 tình huống. Các nhóm khác theo dõi, bình luận về cách ứng xử của nhân vật nêu trong tình huống và có thể nêu lên cách ứng xử khác.
GV tổng kết cả về nội dung kiến thức và những kĩ năng, thái độ được hình thành trong quá trình HS đóng vai và thảo luận.
3. Thực hành:
Hoạt động 3: Đóng vai
- PP / kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:
+ Đóng vai
+ Làm việc theo nhóm
- Rèn kĩ năng sống cơ bản:
+KN giao nhiệm vụ, KN giao tiếp hiệu quả, KN tự nhận thức, đảm nhận trách nhiệm. KN quản lý thời gian, ,KN sáng tạo, KN kiên định.
4. Vận dụng
Kết thúc tiết học, GV dặn HS thực hiện hằng ngày để phòng bệnh béo phì là:
Ăn uống hợp lí, rèn luyện thói quen ăn uống điều độ, ăn chậm, nhai kĩ.
Năng động cơ thể, đi bộ và luyện tập thể dục thể thao.
Rèn kĩ năng lắng nghe, kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng kiên định.
4. Vận dụng:
- PP / kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:
+ Dự án
- Rèn kĩ năng sống cơ bản:
+KN kiên định, KN ứng xử.
Mẫu giáo án
I. Mục tiêu:
- Kiến thức
- Kĩ năng (rèn kĩ năng sống nào cho HS)
- Thái độ
II.- Đồ dùng dạy học:
III. Các hoạt động dạy học:
1 Kiểm tra:
2 Bài mới:
* Hoạt đông1: ( Ghi rõ tên hoạt động)
- PP/ kĩ thuật dạy học: ( Ghi rõ)
- Rèn kĩ năng sống cơ bản: ( Ghi rõ)
* Hoạt động 2, 3: Tương tự hoạt động 1
3. Củng cố - dặn dò:
Lưu ý:
Việc GDKNS cho HS trong nhà trường được thực hiện thông qua dạy học các môn học và tổ chức các hoạt động giáo dục nhưng không phải là lồng ghép tích hợp thêm KNS vào nội dung các môn học và hoạt động giáo dục mà theo một cách tiếp cận mới. Đó là sử các PP và kĩ thuật dạy học tích cực để tạo điều kiện, cơ hội cho HS được thực hành, trải nghiệm kĩ năng sống trong quá trình học tập ( không làm nặng nề, quá tải thêm nội dung các môn học)
Xin chân thành cảm ơn
các thầy giáo, cô giáo đến tham dự lớp tập huấn
Việc giáo dục KNS cho HS trong nhà trường phổ thông được thực hiện thông qua dạy học các môn học và tổ chức các hoạt động giáo dục nhưng không phải là lồng ghép, tích hợp thêm KNS vào nội dung các môn học và hoạt động giáo dục; mà theo một cách tiếp cận mới, đó là sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực để tạo điều kiện, cơ hội cho HS được thực hành, trải nghiệm KNS trong quá trình học tập.
2. Phương pháp dạy học
Phương pháp dạy học (PPDH) là lĩnh vực rất phức tạp và đa dạng. Có nhiều quan niệm, quan điểm khác nhau về PPDH.
PPDH có ba bình diện:
- Bình diện vĩ mô là Quan điểm dạy học
- Bình diện trung gian là Phương pháp dạy học
- Bình diện vi mô là Kĩ thuật dạy học.
Phương pháp dạy học
Ở bình diện trung gian, khái niệm PPDH được hiểu với nghĩa hẹp (PPDH cụ thể), là những hình thức, cách thức hành động của GV và HS nhằm thực hiện những mục tiêu dạy học xác định, phù hợp với những nội dung và điều kiện dạy học cụ thể. Ví dụ: phương pháp đóng vai, thảo luận, nghiên cứu trường hợp điển hình, trò chơi, thuyết trình…
PPDH cụ thể quy định những mô hình hành động của GV và HS.
Kĩ thuật dạy học
Kĩ thuật dạy học là những biện pháp, cách thức hành động của GV trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học.
Các KTDH chưa phải là các PPDH độc lập mà là những thành phần của PPDH. Ví dụ, trong phương pháp thảo luận nhóm có các kĩ thuật dạy học như: kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật đặt câu hỏi kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật phòng tranh, kĩ thuật các mảnh ghép...
3. Các bước tiến hành giáo dục kỹ năng sống.
Gồm 4 bước:
Khám phá
Kết nối
Thực hành
Vận dụng
Bài soạn theo giáo dục kĩ năng sống.
I- Mục tiêu bài học:
- Kiến thức
- Kĩ năng
- Thái độ
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài.
III. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng .
IV. Phương tiện dạy học.
V. Tiến trình dạy học
1- KT bài cũ
2- Bài mới
a. Khám phá
b. Kết nối.
c. Thực hành
d. Vận dụng
Bài soạn theo hiện hành
I.Mục tiêu bài học:
- Kiến thức
- Kĩ năng
- Thái độ
II. Đồ dùng dạy học
III. Các hoạt động dạy học
IV. Củng cố - dặn dò
Bài soạn minh hoạ:
Phòng bệnh béo phì
Khám phá
Hoạt động 1: Tìm hiểu về bệnh béo phì
Mục tiêu: Xác định được 3 dấu hiệu của trẻ bị béo phì và 3 điều bất lợi đối với người bị béo phì.
Cách tiến hành:
- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ, yêu cầu các em trao đổi và vẽ trẻ em bị bệnh béo phì.
- Các nhóm trưng bày sản phẩm. Yêu cầu đại diện của 1 nhóm mô tả đặc điểm của trẻ bị béo phì được thể hiện trong hình vẽ; các HS khác bổ sung.
GV tóm tắt ý kiến của HS và nêu 3 dấu hiệu của trẻ bị béo phì
+ Có cân nặng hơn mức trung bình so với chiều cao và tuổi là 20%.
+ Có những lớp mỡ quanh đùi, cánh tay trên, vú và cằm.
+ Bị hụt hơi khi gắng sức.
Tiếp theo GV yêu cầu các em liệt kê những bất lợi đối với người bị béo phì
GV kết luận: 3điểm bất lợi đối với người bị béo phì:
+ Mất thoải mái trong cuộc sống
+ Giảm hiệu xuất lao động và sự lanh lợi trong sinh hoạt
+ Có nguy cơ bị bệnh tim mạch, huyết áp cao, bệnh tiểu đường, sổi mật.
Hoạt động 1: Tìm hiểu về bệnh béo phì
PP / kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:
+ Vẽ tranh
+ Làm việc theo nhóm
- Rèn kĩ năng sống cơ bản: KN giao nhiệm vụ, KN hợp tác, KN tư duy sáng tạo , KN quản lí thời gian, KN đảm nhận trách nhiệm, KN giao tiếp, KN thương lượng, KN lắng nghe tích cực, KN gia quyết định.
2. Kết nối
Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên nhân và cách phòng bệnh béo phì
Mục tiêu: HS trình bày được nguyên nhân và cách phòng bệnh béo phì.
Cách tiến hành:
HS yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau tạo thành 1 cặp, cùng quan sát các hình ở trang 28, 29 SGK Khoa học 4 và có thể đọc thông tin trong sách để đặt câu hỏi và trả lời nhau theo gợi ý sau:
+ Nguyên nhân gây nên béo phì là gì?
+ Làm thế nào để phòng tránh béo phì?
+ Cần phải làm gì khi em bé và bản thân bạn bị béo phì hay có nguy cơ bị béo phì?
GV yêu cầu HS xung phong trình bày kết quả trao đổi theo cặp trước lớp.
Sau các ý kiến phát biểu của HS, GV có thể giảng thêm:
+ Hầu hết các nguyên nhân gây béo phì ở trẻ em là do những thói quen không tốt về mặt ăn uống, chủ yếu là do bố mẹ cho ăn quá nhiều, ít vận động.
+ Khi đã bị béo phì, cần:
Giảm ăn vặt, giảm lượng bơm, tăng thức ăn ít năng lượng ( ví dụ các loại rau quả). Ăn đủ đạm, vi - ta - min và chất khoáng.
Đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt để tìm đúng nguyên nhân gây béo phì để điều trị hoặc được lời khuyên về chế độ dinh dưỡng lành mạnh.
Khuyến khích em bé hoặc bản thân mình phải năng vận động, luyện tập thể dục, thể thao.
Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên nhân và cách phòng bệnh béo phì
PP / kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:
+Làm việc theo cặp
Rèn kĩ năng sống cơ bản:
+ KN giao tiếp hiệu quả, KN hợp tác, KN ra quyết định, KN thương lượng, KN trình bày.
Hoạt động 3: Đóng vai
Mục tiêu:
- Nói với người trong gia đình hoặc người khác nguyên nhân và cách phòng bệnh do ăn thừa chất dinh dưỡng
- ứng xử đúng đối với bạn hoặc người khác bị béo phì.
- Thay đổi thói quen ăn uống để phòng tránh bệnh béo phì.
Thực hiện chế độ ăn uống, hoạt động thể lực phù hợp lứa tuổi.
Cách tiến hành:
- GV chia lớp thành 6 nhóm nhỏ. Giao cho 2 nhóm cùng làm thảo luận về 1 tình huống đưa ra trong phiếu bài tập (xem phụ lục)
+ Nhóm 1 và nhóm 2: Phiếu bài tập 1
+Nhóm 3 và nhóm 4: Phiếu bài tập 2
+Nhóm 5 và nhóm 6: Phiếu bài tập 3
- HS đọc tình huống được giao đặt mình vào vị trí các nhân vật trong tình huống, thảo luận về các ứng cử cho phù hợp và xung phong đóng vai.
GV theo dõi và hỗ trợ các nhóm làm việc.
3 nhóm lần lượt lên đóng vai theo 3 tình huống. Các nhóm khác theo dõi, bình luận về cách ứng xử của nhân vật nêu trong tình huống và có thể nêu lên cách ứng xử khác.
GV tổng kết cả về nội dung kiến thức và những kĩ năng, thái độ được hình thành trong quá trình HS đóng vai và thảo luận.
3. Thực hành:
Hoạt động 3: Đóng vai
- PP / kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:
+ Đóng vai
+ Làm việc theo nhóm
- Rèn kĩ năng sống cơ bản:
+KN giao nhiệm vụ, KN giao tiếp hiệu quả, KN tự nhận thức, đảm nhận trách nhiệm. KN quản lý thời gian, ,KN sáng tạo, KN kiên định.
4. Vận dụng
Kết thúc tiết học, GV dặn HS thực hiện hằng ngày để phòng bệnh béo phì là:
Ăn uống hợp lí, rèn luyện thói quen ăn uống điều độ, ăn chậm, nhai kĩ.
Năng động cơ thể, đi bộ và luyện tập thể dục thể thao.
Rèn kĩ năng lắng nghe, kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng kiên định.
4. Vận dụng:
- PP / kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:
+ Dự án
- Rèn kĩ năng sống cơ bản:
+KN kiên định, KN ứng xử.
Mẫu giáo án
I. Mục tiêu:
- Kiến thức
- Kĩ năng (rèn kĩ năng sống nào cho HS)
- Thái độ
II.- Đồ dùng dạy học:
III. Các hoạt động dạy học:
1 Kiểm tra:
2 Bài mới:
* Hoạt đông1: ( Ghi rõ tên hoạt động)
- PP/ kĩ thuật dạy học: ( Ghi rõ)
- Rèn kĩ năng sống cơ bản: ( Ghi rõ)
* Hoạt động 2, 3: Tương tự hoạt động 1
3. Củng cố - dặn dò:
Lưu ý:
Việc GDKNS cho HS trong nhà trường được thực hiện thông qua dạy học các môn học và tổ chức các hoạt động giáo dục nhưng không phải là lồng ghép tích hợp thêm KNS vào nội dung các môn học và hoạt động giáo dục mà theo một cách tiếp cận mới. Đó là sử các PP và kĩ thuật dạy học tích cực để tạo điều kiện, cơ hội cho HS được thực hành, trải nghiệm kĩ năng sống trong quá trình học tập ( không làm nặng nề, quá tải thêm nội dung các môn học)
Xin chân thành cảm ơn
các thầy giáo, cô giáo đến tham dự lớp tập huấn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Tuấn Anh
Dung lượng: 260,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)