Bài giảng hóa 8

Chia sẻ bởi Nguyễn Thành Luân | Ngày 17/10/2018 | 31

Chia sẻ tài liệu: bài giảng hóa 8 thuộc Hóa học 8

Nội dung tài liệu:


I - Cấu tạo nguyên tử:
Kiến thức: Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ và trung hòa về điện
Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ tạo bởi một hay nhiều electron mang điện tích âm.
Hạt nhân nguyên tử tạo bởi ptoton và nơtron. Proton mang điện tích dương, Nơtron không mang điện (n)
Trong nguyên tử số p = số e,
Trong nguyên tử electron chuyển động rất nhanh quanh hạt nhân và sắp xếp thành từng lớp, mỗi lớp có một số electron nhất định. (lớp 1: có tối đa 2e. lớp 2: có tối đa 8e. lớp 3: có tối đa 8e.)
Bài 1: Hãy điền vào bảng sau:
Nguyên tử
Số p trong hạt nhân
Số e trong nguyên tử
Số lớp electron
Số e lớp ngoài cùng.

Hiđro
1
1
1
1

Oxi
8
8
2
6

Natri
11
11
13
1

kali





Clo





Cacbon





nhôm





Bài 2: a) hãy cho biết số lớp e của các nguyên tử có số proton là: 5; 6; 9; 20; 15….
b) hãy tính nhanh số e lớp ngoài cùng của các nguyên tử đó.
c) Hãy vẽ sơ đồ cấu tạo những nguyên tử trên.
II – Nguyên tố hóa học:
định nghĩa: Là tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số proton trong hạt nhân.
như vậy số p là số đặc trưng của một nguyên tố hóa học.
Kí hiệu hóa học: bảng 1 sgk/42.
Mỗi kí hiệu hóa học còn chỉ 1 nguyên tử nguyên tố đó.
Nguyên tử khối:
Khối lượng của một nguyên tử Cacbon là: 1,9926. 10-23 g.
Chọn 1/12 khối lượng của nguyên tử cacbon làm đơn vị khối lượng nguyên tử gọi là đơn vị cacbon (đvC)
Nguyên tử khối là khối lượng của nguyên tử tính bằng đơn vị cacbon.
Đây chỉ là khối lượng tương đối giữa các nguyên tử. Chủ yếu cho biết sự nặng nhẹ của các nguyên tử.
Bài 1: Hãy so sánh xem nguyên tử Lưu huỳnh nặng hay nhẹ hơn, bằng bao nhiêu lần so với các nguyên tử sau: oxi; sắt; cacbon; đồng.
Bài 2: Hãy xác định nguyên tử X trong mỗi trường hợp sau:
Nguyên tử X nặng gấp hai lần nguyên tử lưu huỳnh.
Nguyên tử X nặng gấp 14 lần nguyên tử hiđro.
9 nguyên tử X nặng bằng 8 nguyên tử nhôm.
Nguyên tử X nặng bằng tổng khối lượng của 5 nguyên tử Canxi và 1 nguyên tử Hiđro.
Bài 3: Hãy tính khối lượng bằng gam của mỗi nguyên tử các nguyên tố sau: Ca; Mg; Al; Fe; Na; O; S; N; Cl …
Bài 4: Hãy cho biết 1 đơn vị cacbon ứng với bao nhiêu gam?
III – Đơn chất và hợp chất – Phân tử.
Đơn chất: là những chất tạo nên từ 1 nguyên tố hóa học.
Hợp chất: là những chất tạo nên từ hai nguyên tố hóa học trở lên.
Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất.
phân tử khối là khối lượng của phân tử tính bằng đơn vị cacbon. Bằng tổng nguyên tử khối của các nguyên tử trong phân tử.
Mỗi chất là một tập hợp vô cùng lớn những hạt là phân tử hay nguyên tử. tùy điều kiện, một chất có thể ở ba trạng thái: Rắn, lỏng, khí (hay hơi). Ở trạng thái khí các hạt rất xa nhau.
Bài 1: Hãy cho biết các chất sau chất nào là đơn chất, hợp chất, giải thích vì sao? Và hãy tính phân tử khối của từng chất.
Khí ozon, biết phân tử gồm 3 nguyên tử O
Khí metan, biết phân tử gồm 1 nguyên tử C và 4 nguyên tử H.
Khí clo, biết phân tử gồm 2 nguyên tử Cl
Axit sunfuric, biết phân tử gồm 2H, 1S và 4O
Đạm urê, biết phân tử gồm 1C, 1O, 2N và 4H.
Bài 2: Hãy so sánh phân tử khí nitơ nặng hay nhẹ hơn, bằng bao nhiêu lần so với phân tử khí oxi; phân tử khí cacbon đioxit CO2; phân tử khí metan: CH4….
Bài 3: Hãy xác định nguyên tố X trong mỗi trường hợp sau:
1 hợp chất có phân tử gồm 1 X liên kết với 2O, nặng gấp hai lần phân tử khí oxi.
1 hợp chất có phân tử gồm 2X liên kết với 3O, nặng bằng tổng hai phân tử canxi cacbonat và phân tử khí hiđro.
1 hợp chất
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thành Luân
Dung lượng: 241,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)