Bai giang giao duc trai nghiem di san
Chia sẻ bởi Bành Quốc Trưởng |
Ngày 12/10/2018 |
51
Chia sẻ tài liệu: bai giang giao duc trai nghiem di san thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
UBND THÀNH PHỐ BẠC LIÊU
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO CHUYÊN MÔN HÈ BẬC TIỂU HỌC 2013
TÊN NỘI DUNG BÁO CÁO :
” GIÁO DỤC TRẢI NGHIỆM DI SẢN TRONG NHÀ TRƯỜNG “
Người thực hiện: HUỲNH HỮU NGHĨA
Đơn vị: Trường tiểu học Kim Đồng
Ngày báo cáo : 3-8-2013 và 4-8-2013
A. MỤC TIÊU:
- Giúp giáo viên nắm quan niệm mới về giáo dục học sinh trải nghiệm di sản.
- Giúp giáo viên nắm kiến thức và phương pháp để giáo dục học sinh trải nghiệm di sản.
- Giới thiệu cho giáo viên tìm hiểu một số di sản trong nước và địa phương.
- Giới thiệu cho giáo viên một số mô hình tổ chức giáo dục học sinh trải nghiệm di sản.
B. NỘI DUNG:
KHUYẾN KHÍCH GIÁO DỤC DI SẢN CHO HỌC SINH
(GD&TĐ) - Ai cũng thấy giáo dục truyền thống trong nhà trường là cần thiết nhưng cách tiếp cận giáo dục truyền thống hiện nay còn nhiều khiếm khuyết, một chiều, khô cứng, thiếu sinh động. Nó ít hấp dẫn nên làm cho học sinh không hứng thú, không hào hứng tham gia hoặc có thì chỉ lấy lệ, hình thức. Tình trạng này diễn ra nhiều năm và phổ biến ở khắp các vùng miền, cả ở nông thôn và thành phố. Các chuyên gia giáo dục, giáo viên, nhiều nhà nghiên cứu văn hóa và lịch sử ở trong và ngoài ngành giáo dục đều nhận thấy và đang muốn thay đổi cách giáo dục truyền thống này để thích ứng với tâm lý và nhu cầu của học sinh.
I/- Văn hóa là gì?
Văn hóa hay văn minh, dưới góc độ nhân học, được xem là tổng thể phức tạp bao gồm kiến thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, các quy tắc đạo đức, luật lệ, phong tục và bất cứ kĩ năng hay thói quen do con người, với tư cách là động vật xã hội, tạo ra và lĩnh hội thông qua quá trình học (Edward B. Tylor, 1871.)
" Văn hóa là tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn“ (HCM, 1943).
“Văn hoá bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục tập quán, lối sống và lao động” (F. Mayor)
Văn hóa là tập hợp tất cả các giá trị mà con người sáng tạo ra được trong quá trình lao động và sinh hoạt.
Văn hóa là một tập hợp các yếu tố đặc trưng về tinh thần và vật chất, trí tuệ và cảm xúc của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội.
II/- GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG VÀ GIÁO DỤC DI SẢN:
Khái niệm “giáo dục truyền thống” quá chật hẹp, dễ/quá thiên về giáo dục lịch sử, giáo dục chính trị.
Khái niệm “giáo dục truyền thống” có thể mở rộng thêm nội hàm của nó là giáo dục di sản. Nói cách khác phù hợp với cách nói theo thông lệ quốc tế hiện nay, khái niệm giáo dục di sản có hàm nghĩa rộng hơn, gồm giáo dục di sản văn hóa (vật thể và phi vật thể), di sản thiên nhiên; giáo dục di sản văn hóa trong đó bao hàm cả di sản lịch sử, giáo dục truyền thống.
1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM:
Di sản văn hoá vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
Đó là những di sản bình thường và gần gũi:
- Các di tích lịch sử đã xếp hạng và chưa xếp hạng
- Đình, chùa, miếu, nhà thờ các tôn giáo ở địa phương.
- Các nhà thờ Tổ, nhà thờ dòng họ.
- Không gian và cảnh quan thiên nhiên của làng: lũy tre, ao, hồ, sông núi, rừng
- Nghĩa trang làng, các ngôi mộ cổ, nghĩa trang liệt sĩ
Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác.
Đó là những con người cụ thể:
- Nắm
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO CHUYÊN MÔN HÈ BẬC TIỂU HỌC 2013
TÊN NỘI DUNG BÁO CÁO :
” GIÁO DỤC TRẢI NGHIỆM DI SẢN TRONG NHÀ TRƯỜNG “
Người thực hiện: HUỲNH HỮU NGHĨA
Đơn vị: Trường tiểu học Kim Đồng
Ngày báo cáo : 3-8-2013 và 4-8-2013
A. MỤC TIÊU:
- Giúp giáo viên nắm quan niệm mới về giáo dục học sinh trải nghiệm di sản.
- Giúp giáo viên nắm kiến thức và phương pháp để giáo dục học sinh trải nghiệm di sản.
- Giới thiệu cho giáo viên tìm hiểu một số di sản trong nước và địa phương.
- Giới thiệu cho giáo viên một số mô hình tổ chức giáo dục học sinh trải nghiệm di sản.
B. NỘI DUNG:
KHUYẾN KHÍCH GIÁO DỤC DI SẢN CHO HỌC SINH
(GD&TĐ) - Ai cũng thấy giáo dục truyền thống trong nhà trường là cần thiết nhưng cách tiếp cận giáo dục truyền thống hiện nay còn nhiều khiếm khuyết, một chiều, khô cứng, thiếu sinh động. Nó ít hấp dẫn nên làm cho học sinh không hứng thú, không hào hứng tham gia hoặc có thì chỉ lấy lệ, hình thức. Tình trạng này diễn ra nhiều năm và phổ biến ở khắp các vùng miền, cả ở nông thôn và thành phố. Các chuyên gia giáo dục, giáo viên, nhiều nhà nghiên cứu văn hóa và lịch sử ở trong và ngoài ngành giáo dục đều nhận thấy và đang muốn thay đổi cách giáo dục truyền thống này để thích ứng với tâm lý và nhu cầu của học sinh.
I/- Văn hóa là gì?
Văn hóa hay văn minh, dưới góc độ nhân học, được xem là tổng thể phức tạp bao gồm kiến thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, các quy tắc đạo đức, luật lệ, phong tục và bất cứ kĩ năng hay thói quen do con người, với tư cách là động vật xã hội, tạo ra và lĩnh hội thông qua quá trình học (Edward B. Tylor, 1871.)
" Văn hóa là tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn“ (HCM, 1943).
“Văn hoá bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục tập quán, lối sống và lao động” (F. Mayor)
Văn hóa là tập hợp tất cả các giá trị mà con người sáng tạo ra được trong quá trình lao động và sinh hoạt.
Văn hóa là một tập hợp các yếu tố đặc trưng về tinh thần và vật chất, trí tuệ và cảm xúc của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội.
II/- GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG VÀ GIÁO DỤC DI SẢN:
Khái niệm “giáo dục truyền thống” quá chật hẹp, dễ/quá thiên về giáo dục lịch sử, giáo dục chính trị.
Khái niệm “giáo dục truyền thống” có thể mở rộng thêm nội hàm của nó là giáo dục di sản. Nói cách khác phù hợp với cách nói theo thông lệ quốc tế hiện nay, khái niệm giáo dục di sản có hàm nghĩa rộng hơn, gồm giáo dục di sản văn hóa (vật thể và phi vật thể), di sản thiên nhiên; giáo dục di sản văn hóa trong đó bao hàm cả di sản lịch sử, giáo dục truyền thống.
1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM:
Di sản văn hoá vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
Đó là những di sản bình thường và gần gũi:
- Các di tích lịch sử đã xếp hạng và chưa xếp hạng
- Đình, chùa, miếu, nhà thờ các tôn giáo ở địa phương.
- Các nhà thờ Tổ, nhà thờ dòng họ.
- Không gian và cảnh quan thiên nhiên của làng: lũy tre, ao, hồ, sông núi, rừng
- Nghĩa trang làng, các ngôi mộ cổ, nghĩa trang liệt sĩ
Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác.
Đó là những con người cụ thể:
- Nắm
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Bành Quốc Trưởng
Dung lượng: 14,64KB|
Lượt tài: 1
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)