Bai giang cho lop boi duong ly luan chinh tri cho dangvien moi 2012 Bai 3
Chia sẻ bởi Lê Thanh Hiền |
Ngày 12/10/2018 |
36
Chia sẻ tài liệu: Bai giang cho lop boi duong ly luan chinh tri cho dangvien moi 2012 Bai 3 thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
Bài 3
PHÁT HUY DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ SỨC
MẠNH ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC
I. VỀ DÂN CHỦ VÀ PHÁT HUY DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
1. Khái niệm dân chủ, dân chủ xã hội chủ nghĩa
Khi xã hội phát triển đến trình độ nhất định thì xuất hiện "nhà nước" và song song với điều đó là sự xuất hiện của phạm trù "nhân dân".
Nhà nước là người cai quản nhân dân, quyết định nhân dân được làm gì và không được làm gì. Nếu nhà nước quyết định mọi vấn đề thì đó là nhà nước không dân chủ. Nếu nhân dân có quyền quyết định hoặc tham gia với Nhà nước quyết định những vấn đề nhất định thì đó là xã hội có dân chủ.
Để có thể tiếp cận vấn đề một cách dễ dàng, thì trước hết chúng ta cần biết thế nào là dân chủ ?
Vậy dân chủ là gì ?
Theo tiếng Hy lạp từ thời cổ đại, DC là sự kết hợp giữa hai từ Demos + Kratos có nghĩa là : quyền lực thuộc về nhân dân, nhân dân có quyền làm chủ những vấn đề có liên quan đến cuộc sống của mình.
- DC là một hình thái Nhà nước, một chế độ XH, trong đó thừa nhận về mặt pháp luật, những quyền tự do, dân chủ, bình đẳng của nhân dân (quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận, tự do bầu cử...)
- DC được quy định thành nghĩa vụ của công dân với Nhà nước và trách nhiệm của Nhà nước với công dân.
- DC còn được hiểu là một nguyên tắc sinh hoạt của các tổ chức chính trị - xã hội, cộng đồng dân cư, theo nguyên tắc số ít phục tùng số đông, thiểu số phục tùng đa số.
- DC là một phạm trù chính trị, bởi vì nó gắn liền với bản chất g/c thống trị XH, bảo vệ lợi ích của g/c thống trị ( D/c chủ nô, d/c tư sản, d/c chủ nhân dân, d/c XHCN). Theo nghĩa này, d/c sẽ mất đị khi nào trong XH không còn giai cấp.
Mặt khác DC là một phạm trù lịch sử khi gắn với chế độ NN. DC còn là thành quả đấu tranh của nhân dân lao động chống áp bức, bóc lột, đòi quyền tự do, quyền làm chủ của mình. Quyền lực thuộc về nhân dân là giá trị cao nhất của dân chủ và theo nghĩa này thì DC sẽ tồn tại lâu dài khi XH còn giai cấp và NN.
Ở đây, chúng ta cũng cần mở rộng thêm quan niệm của chủ nghĩa Mác-Lênin khi nói về DC để từ đó có khái niệm hoàn thiện hơn về DC.
Ông cho đó là sự kế thừa những nhân tố hợp lý, những hành động thực tiễn và nhận thức về DC, và đặc biệt tán thành : Dân chủ là một nhu cầu khách quan của nhân dân lao động, dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân.
Trong XH có giai cấp và NN thì chế độ DC thể hiện chủ yếu qua NN, mỗi chế độ DC gắn với NN đều mang bản chất g/c thống trị XH, khi có chế độ DC thì luôn luôn với tư cách phạm trù lịch sử chính trị. Khi có NN DC, thì DC còn có ý nghĩa là một hình thức NN, có quản lý XH theo pháp luật và thừa nhận ở NN đó « Quyền lực thuộc về nhân dân »
Như vậy, dân chủ là quyền của nhân dân tự mình quyết định hoặc tham gia với nhà nước quyết định những vấn đề nhất định.
Về dân chủ xã hội chủ nghĩa
- Dân chủ xã hội chủ nghĩa là một hình thức chính trị - nhà nước. Nó thừa nhận quyền tự do, bình đẳng của công dân, thừa nhận nhân dân là chủ thể của quyền lực. Quyền làm chủ của nhân dân được thể chế hóa thành các chuẩn mực mang tính nhà nước và pháp quyền, thành nguyên tắc tổ chức và vận hành của Nhà nước cũng như các thiết chế chính trị khác, tạo nên chế độ dân chủ.
Có 2 hình thức thực hiện quyền làm chủ của nhân dân. Đó là dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp, tức là dân chủ đại diện. Người đại diện lớn nhất cho quyền làm chủ của nhân dân chính là nhà nước. Đại hội XI khẳng định: "Nhân dân thực hiện quyền làm chủ thông qua hoạt động của Nhà nước, của cả hệ thống chính trị và các hình thức dân chủ trực tiếp, làm chủ đại diện".
- Nội dung cơ bản nhất của dân chủ xã hội chủ nghĩa là quan điểm “tất cả quyền lực thuộc về nhân dân”. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định dân chủ gắn liền với quyền làm chủ của nhân dân, dân là gốc, dân là chủ và dân làm chủ.
2. Quan điểm của Đảng ta về dân chủ và phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa
a) Quá trình phát triển nhận thức của Đảng ta về dân chủ:
Qua 25 năm đổi mới, Đảng ta đã có bước phát triển quan trọng trong nhận thức về dân chủ, đó là:
Quan niệm về dân chủ được mở rộng. Dân chủ được xem xét theo nhiều khía cạnh: dân chủ vừa là chế độ chính trị, vừa là giá trị, là phương thức và nguyên tắc tổ chức xã hội.
+ Về chính trị, Hồ Chủ Tịch chỉ rõ : Chế độ DC XHCN thì bao nhiêu quyền lực là của dân, sức mạnh đều ở nơi dân, bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Chế độ DC XHCN, NN XHCN...thực chất là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Nhân dân được quyền làm chủ NN bằng cách có quyền giới thiệu các đại biểu tham gia vào bộ máy chính quyền các cấp từ TW đến địa phương, tham gia đóng góp xây dựng pháp luật, xd bộ máy và cán bộ nhân viên NN.
+ Về kinh tế thì dựa trên chế độ công hữu về TLSX toàn XH đáp ứng sự phát triển ngày càng cao của LLSX thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của toàn thể nhân dân lao động. Nhân dân được làm chủ TLSX chủ yếu của XH, nhân dân được tham gia vào quá trình quản lý SX, quá trình phân phối SP XH, không ngừng được nâng cao đời sống vật chất. Bản chất KT bộc lộ đầy đủ qua quá trình ổn định chính trị, phát triển SX và nâng cao đời sống toàn XH dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý, hướng dẫn, giúp đỡ của NN.
+ Về tư tưởng – văn hóa thì nền DC XHCN lấy hệ TT M – LN đó là hệ TT g/c CN làm nền tảng, chủ đạo. Kế thừa và phát huy tinh hoa văn hóa truyền thống, tiếp thu những giá trị tư tưởng, văn hóa văn minh, tiến bộ XH. Nhân dân được làm chủ nhũng giá trị VH tinh thần, được nâng cao trình độ VH và có điều kiện để phát triển cá nhân. Những cái đó sẽ trở thành mục tiêu, động lực để XD CNXH. Dân chủ XHCN không tùy thuộc vào cơ chế chính trị đa nguyên và sự tồn tại của đa đảng đối lập.
Dân chủ xã hội chủ nghĩa phải tiếp thu và phát triển các giá trị của nhân loại về dân chủ, trong đó có dân chủ tư sản.
Đây là hai trong số các nền dân chủ tồn tại trong lịch sử loài người, dân chủ XHCN ra đời có sự kế thừa một cách chọn lọc những thành tựu của các nền DC trước đó, nhất là DC Tư sản. Tuy nhiên, hai nền DC này có sự khác nhau về chất.
- Nhận thức về tính tiệm tiến lâu dài trong quá trình phát triển dân chủ: dân chủ là kết quả của cả một quá trình lâu dài về giáo dục ý thức cũng như nâng cao năng lực thực hành dân chủ, không thể nóng vội, thoát ly thực tiễn, trong đó dân chủ được thực hiện...
- Phải dân chủ trong tất cả các cấp độ, từ các cơ quan lãnh đạo cao nhất đến cấp cơ sở, trong đó đặc biệt quan trọng là dân chủ ở cơ sở.
- Phải tìm tòi, tổng kết thực tiễn để tìm ra và hoàn thiện các hình thức thực hiện dân chủ thực chất, đúng hướng, có hiệu quả.
- Trong quá trình xây dựng và thực hiện dân chủ cần chống các biểu hiện lệch lạc: dân chủ hình thức, dân chủ cực đoan, lợi dụng dân chủ để làm tốn hại lợi ích nhà nước và lợi ích công dân, để gây rối; kiên quyết bác bỏ luận điệu giả dối về dân chủ, nhân quyền của các thế lực phản động, thù địch..
b) Nội dung phát huy dân chủ trong giai đoạn hiện nay:
Đại hội X tiếp tục khẳng định “Dân chủ xã hội chủ nghĩa vừa là mục tiêu vừa là động lực của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thể hiện mối quan hệ gắn bó giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân”. Thể hiện trên ba nội dung:
- Xây dựng một xã hội dân chủ, trong đó cán bộ, đảng viên và công chức phải thực sự là công bộc của nhân dân.
- Xác định các hình thức tổ chức và có cơ chế để nhân dân thực hiện quyền dân chủ trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội.
- Đề cao trách nhiệm của các tổ chức Đảng, Nhà nước đối với nhân dân. Bộ máy Nhà nước, các thể chế khác trong hệ thống chính trị có nhiệm vụ đề xuất ý kiến với Đảng trong quá trình xây dựng, họch định và tổ chức thực hiện đường lối, chính sách của Đảng.
Đại hội XI bổ sung năm nội dung thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa:
Một là, Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân; mọi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật cuả Nhà nước đều vì lợi ích của nhân dân; cán bộ, công chức phải hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao, tôn trọng nhân dân, tận tuỵ phục vụ nhân dân.
Hai là, Nâng cao ý thức về quyền và nghĩa vụ công dân, năng lực làm chủ, tham gia quản lý xã hội của nhân dân. Có cơ chế cụ thể để nhân dân thực hiện trên thực tế quyền làm chủ trực tiếp.
Ba là, Thực hiện tốt hơn Quy chế dân chủ ở cơ sở và Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn. Phát huy dân chủ, đề cao trách nhiệm công dân, kỷ luật, kỷ cương xã hội.
Bốn là, Phê phán và nghiêm trị những hành vi vi phạm quyền làm chủ của nhân dân, những hành vi lợi dụng dân chủ đề làm mất an ninh, trật tự, an toàn xã hội; chống tập trung quan liêu, khắc phục dân chủ hình thức.
Năm là, Quan tâm hơn nữa việc chăm lo hạnh phúc và sự phát triển tự do, toàn diện của con người, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con người, tôn trọng và thực hiện các điều ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam ký kết.
Dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta do một Đảng lãnh đạo. Trong điều kiện đó, dân chủ trong Đảng gắn liền với dân chủ trong xã hội có vai trò rất quan trọng. Chỉ có thực hiện tốt dân chủ trong Đảng mới có thể nói đến xây dựng và phát triển tốt dân chủ trong xã hội.
II. PHÁT HUY SỨC MẠNH TOÀN DÂN TỘC VÌ MỤC TIÊU DÂN GIÀU, NƯỚC MẠNH, XÃ HỘI CÔNG BẰNG, DÂN CHỦ, VĂN MINH
1. Khái niệm về đại đoàn kết toàn dân tộc
Đoàn kết trong cộng đồng là các thành viên trong cộng đồng đó bảo vệ, giúp đỡ, tương trợ, tôn trọng lẫn nhau, tạo điều kiện cho nhau cùng phát triển; các thành viên hy sinh lợi ích riêng vì lợi ích chung hoặc chấp nhận, tôn trọng lợi ích riêng của các thành viên khác, không để ảnh hưởng đến lợi ích chung.
Đoàn kết toàn dân tộc là sự bảo vệ, giúp đỡ, tương trợ, tôn trọng lẫn nhau, tạo điều kiện cho nhau cùng phát triển... của mọi giai tầng trong cộng đồngdân tộc, trong đó, các giai tầng xã hội hy sinh lợi ích riêng hay chấp nhận lợi ích của các giai tầng khác để bảo vệ lợi ích chung, lâu dài.
Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011) chỉ rõ về đại đoàn kết trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam khi kết thúc thời kỳ quá độ là: "Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển"
Đại hội X, XI khẳng định: Đại đoàn kết toàn dân tộc là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi bền vững của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Cơ sở, điều kiện của đại đoàn kết toàn dân tộc là:
- Sự thống nhất về lợi ích và chấp nhận sự khác biệt không trái với lợi ích chung, lâu dài.
- Công bằng là cơ sở quan trọng nhất bảo đảm sự đoàn kết.
- Có sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng.
- Có sự quản lý, điều hành, sự quan tâm của Nhà nước; pháp luật của Nhà nước luôn hướng tới sự thống nhất lợi ích toàn dân tộc.
- Đảng, Nhà nước có chủ trương, chính sách hài hoà đối với các giai tầng trong xã hội, bảo đảm mọi tầng lớp dân cư đều có điều kiện phát triển và được hưởng lợi ích từ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và đổi mới đất nước mang lại; thực hiện đường lối liên minh giữa giai cấp công nhân, nông dân và trí thức.
2. Quan điểm của Đảng về phát huy sức mạnh toàn dân tộc
Tiếp tục đường lối được xác định trong các đại hội trước, Đại hội X đã nhấn mạnh nhiệm vụ phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đưa vấn đề phát huy sức mạnh toàn dân tộc là một trong bốn thành tố của chủ đề Đại hội. Quan điểm đó được thể hiện qua các nội dung sau:
Một là, đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Hai là, đại đoàn kết là sự nghiệp của toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị mà hạt nhân lãnh đạo là các tổ chức đảng, được thực hiện bằng nhiều biện pháp, hình thức, trong đó các chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước có ý nghĩa quan trọng hàng đầu..
Ba là, vấn đề đại đoàn kết toàn dân tộc bắt đầu từ sự đặt đúng vị trí của yếu tố lợi ích, theo quan điểm được xác định từ Nghị quyết Trung ương 8B khoá VI là: "Động lực thúc đẩy phong trào quần chúng là đáp ứng lợi ích thiết thực của nhân dân và kết hợp hài hoà các lợi ích, thống nhất quyền lợi và nghĩa vụ công dân".
Bốn là, thực hiện dân chủ và phát huy chủ nghĩa yêu nước là những yếu tố quan trọng để củng cố và phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Chủ nghĩa yêu nước luôn luôn là động lực lớn nhất của dân tộc ta trong quá trình lịch sử. Dân chủ vùa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng.
3. Nội dung, giải pháp phát huy sức mạnh toàn dân trong giai đoạn hiện nay
Tinh thần và nội dung Nghị quyết Đại hội X và XI của Đảng, các chính sách của Nhà nước hiện hành đã xác định nội dung, giải pháp phát huy sức mạnh toàn dân tộc hiện nay là:
- Lấy mục tiêu giữ vững độc lập, thống nhất của Tổ quốc, vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh làm điểm tương đồng để gắn bó đồng bào các dân tộc, các tôn giáo, các tầng lớp nhân dân ở trong nước và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
- Xóa bỏ mọi mặc cảm, định kiến, phân biệt đối xử về quá khứ, thành phần giai cấp.
- Tôn trọng những ý kiến khác nhau không trái với lợi ích của dân tộc.
- Đề cao truyền thống nhân nghĩa, khoan dung, xây dựng tinh thần cởi mở, tin cậy lẫn nhau vì sự ổn định chính trị và đồng thuận xã hội.
- Đại đoàn kết là sự nghiệp của cả hệ thống chính trị bao gồm Đảng, Chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, trong đó vai trò hạt nhân lãnh đạo là tổ chức đảng.
- Nhà nước có vai trò to lớn trong việc thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc bằng việc thể chế hoá đường lối, chủ trương của Đảng thành chính sách, pháp luật; tổ chức thực hiện các chính sách, pháp luật một cách có hiệu quả, thông qua bộ máy công quyền trong sạch, công tâm, hết lòng phục vụ nhân dân..
- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân đóng vai trò đại diện cho lợi ích chung và lợi ích từng giai cấp, từng giới quần chúng, đồng thời là cầu nối giữa Đảng, chính quyền và nhân dân.
- Đại đoàn kết phải được thực hiện từ cơ sở, trong từng cộng đồng dân cư ở cơ sở như thôn, làng, bản, ấp, tổ dân phố, cơ quan, đơn vị...
- Thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc trong giai đoạn trước mắt cần:
+ Thực hiện đồng bộ các chính sách, pháp luật của Nhà nước nhằm phát huy dân chủ.
+ Tổ chức và động viên nhân dân tham gia các phong trào thi đua yêu nước, làm kinh tế giỏi, phát triển kinh tế với văn hóa-xã hội.
+ Chăm lo và bảo vệ lợi ích của các tầng lớp nhân dân, bảo đảm công bằng xã hội.
+ Tôn trọng và phát huy vai trò gương mẫu, dẫn dắt của những người tiêu biểu, có uy tín trong cộng đồng.
CÂU HỎI THẢO LUẬN
1. Trình bày nội dung phát huy dân chủ trong giai đoạn hiện nay?
2. Trình bày và phân tích một số nội dung chính của quan điểm phát huy sức mạnh toàn dân tộc và nội dung, giải pháp phát huy sức mạnh toàn dân tộc trong giai đoạn hiện nay theo tinh thần Đại hội X của Đảng?
3. Phân tích mối quan hệ giữa phát huy dân chủ và phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.
––––––––––––––––––––––––––
PHÁT HUY DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ SỨC
MẠNH ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC
I. VỀ DÂN CHỦ VÀ PHÁT HUY DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
1. Khái niệm dân chủ, dân chủ xã hội chủ nghĩa
Khi xã hội phát triển đến trình độ nhất định thì xuất hiện "nhà nước" và song song với điều đó là sự xuất hiện của phạm trù "nhân dân".
Nhà nước là người cai quản nhân dân, quyết định nhân dân được làm gì và không được làm gì. Nếu nhà nước quyết định mọi vấn đề thì đó là nhà nước không dân chủ. Nếu nhân dân có quyền quyết định hoặc tham gia với Nhà nước quyết định những vấn đề nhất định thì đó là xã hội có dân chủ.
Để có thể tiếp cận vấn đề một cách dễ dàng, thì trước hết chúng ta cần biết thế nào là dân chủ ?
Vậy dân chủ là gì ?
Theo tiếng Hy lạp từ thời cổ đại, DC là sự kết hợp giữa hai từ Demos + Kratos có nghĩa là : quyền lực thuộc về nhân dân, nhân dân có quyền làm chủ những vấn đề có liên quan đến cuộc sống của mình.
- DC là một hình thái Nhà nước, một chế độ XH, trong đó thừa nhận về mặt pháp luật, những quyền tự do, dân chủ, bình đẳng của nhân dân (quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận, tự do bầu cử...)
- DC được quy định thành nghĩa vụ của công dân với Nhà nước và trách nhiệm của Nhà nước với công dân.
- DC còn được hiểu là một nguyên tắc sinh hoạt của các tổ chức chính trị - xã hội, cộng đồng dân cư, theo nguyên tắc số ít phục tùng số đông, thiểu số phục tùng đa số.
- DC là một phạm trù chính trị, bởi vì nó gắn liền với bản chất g/c thống trị XH, bảo vệ lợi ích của g/c thống trị ( D/c chủ nô, d/c tư sản, d/c chủ nhân dân, d/c XHCN). Theo nghĩa này, d/c sẽ mất đị khi nào trong XH không còn giai cấp.
Mặt khác DC là một phạm trù lịch sử khi gắn với chế độ NN. DC còn là thành quả đấu tranh của nhân dân lao động chống áp bức, bóc lột, đòi quyền tự do, quyền làm chủ của mình. Quyền lực thuộc về nhân dân là giá trị cao nhất của dân chủ và theo nghĩa này thì DC sẽ tồn tại lâu dài khi XH còn giai cấp và NN.
Ở đây, chúng ta cũng cần mở rộng thêm quan niệm của chủ nghĩa Mác-Lênin khi nói về DC để từ đó có khái niệm hoàn thiện hơn về DC.
Ông cho đó là sự kế thừa những nhân tố hợp lý, những hành động thực tiễn và nhận thức về DC, và đặc biệt tán thành : Dân chủ là một nhu cầu khách quan của nhân dân lao động, dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân.
Trong XH có giai cấp và NN thì chế độ DC thể hiện chủ yếu qua NN, mỗi chế độ DC gắn với NN đều mang bản chất g/c thống trị XH, khi có chế độ DC thì luôn luôn với tư cách phạm trù lịch sử chính trị. Khi có NN DC, thì DC còn có ý nghĩa là một hình thức NN, có quản lý XH theo pháp luật và thừa nhận ở NN đó « Quyền lực thuộc về nhân dân »
Như vậy, dân chủ là quyền của nhân dân tự mình quyết định hoặc tham gia với nhà nước quyết định những vấn đề nhất định.
Về dân chủ xã hội chủ nghĩa
- Dân chủ xã hội chủ nghĩa là một hình thức chính trị - nhà nước. Nó thừa nhận quyền tự do, bình đẳng của công dân, thừa nhận nhân dân là chủ thể của quyền lực. Quyền làm chủ của nhân dân được thể chế hóa thành các chuẩn mực mang tính nhà nước và pháp quyền, thành nguyên tắc tổ chức và vận hành của Nhà nước cũng như các thiết chế chính trị khác, tạo nên chế độ dân chủ.
Có 2 hình thức thực hiện quyền làm chủ của nhân dân. Đó là dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp, tức là dân chủ đại diện. Người đại diện lớn nhất cho quyền làm chủ của nhân dân chính là nhà nước. Đại hội XI khẳng định: "Nhân dân thực hiện quyền làm chủ thông qua hoạt động của Nhà nước, của cả hệ thống chính trị và các hình thức dân chủ trực tiếp, làm chủ đại diện".
- Nội dung cơ bản nhất của dân chủ xã hội chủ nghĩa là quan điểm “tất cả quyền lực thuộc về nhân dân”. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định dân chủ gắn liền với quyền làm chủ của nhân dân, dân là gốc, dân là chủ và dân làm chủ.
2. Quan điểm của Đảng ta về dân chủ và phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa
a) Quá trình phát triển nhận thức của Đảng ta về dân chủ:
Qua 25 năm đổi mới, Đảng ta đã có bước phát triển quan trọng trong nhận thức về dân chủ, đó là:
Quan niệm về dân chủ được mở rộng. Dân chủ được xem xét theo nhiều khía cạnh: dân chủ vừa là chế độ chính trị, vừa là giá trị, là phương thức và nguyên tắc tổ chức xã hội.
+ Về chính trị, Hồ Chủ Tịch chỉ rõ : Chế độ DC XHCN thì bao nhiêu quyền lực là của dân, sức mạnh đều ở nơi dân, bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Chế độ DC XHCN, NN XHCN...thực chất là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Nhân dân được quyền làm chủ NN bằng cách có quyền giới thiệu các đại biểu tham gia vào bộ máy chính quyền các cấp từ TW đến địa phương, tham gia đóng góp xây dựng pháp luật, xd bộ máy và cán bộ nhân viên NN.
+ Về kinh tế thì dựa trên chế độ công hữu về TLSX toàn XH đáp ứng sự phát triển ngày càng cao của LLSX thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của toàn thể nhân dân lao động. Nhân dân được làm chủ TLSX chủ yếu của XH, nhân dân được tham gia vào quá trình quản lý SX, quá trình phân phối SP XH, không ngừng được nâng cao đời sống vật chất. Bản chất KT bộc lộ đầy đủ qua quá trình ổn định chính trị, phát triển SX và nâng cao đời sống toàn XH dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý, hướng dẫn, giúp đỡ của NN.
+ Về tư tưởng – văn hóa thì nền DC XHCN lấy hệ TT M – LN đó là hệ TT g/c CN làm nền tảng, chủ đạo. Kế thừa và phát huy tinh hoa văn hóa truyền thống, tiếp thu những giá trị tư tưởng, văn hóa văn minh, tiến bộ XH. Nhân dân được làm chủ nhũng giá trị VH tinh thần, được nâng cao trình độ VH và có điều kiện để phát triển cá nhân. Những cái đó sẽ trở thành mục tiêu, động lực để XD CNXH. Dân chủ XHCN không tùy thuộc vào cơ chế chính trị đa nguyên và sự tồn tại của đa đảng đối lập.
Dân chủ xã hội chủ nghĩa phải tiếp thu và phát triển các giá trị của nhân loại về dân chủ, trong đó có dân chủ tư sản.
Đây là hai trong số các nền dân chủ tồn tại trong lịch sử loài người, dân chủ XHCN ra đời có sự kế thừa một cách chọn lọc những thành tựu của các nền DC trước đó, nhất là DC Tư sản. Tuy nhiên, hai nền DC này có sự khác nhau về chất.
- Nhận thức về tính tiệm tiến lâu dài trong quá trình phát triển dân chủ: dân chủ là kết quả của cả một quá trình lâu dài về giáo dục ý thức cũng như nâng cao năng lực thực hành dân chủ, không thể nóng vội, thoát ly thực tiễn, trong đó dân chủ được thực hiện...
- Phải dân chủ trong tất cả các cấp độ, từ các cơ quan lãnh đạo cao nhất đến cấp cơ sở, trong đó đặc biệt quan trọng là dân chủ ở cơ sở.
- Phải tìm tòi, tổng kết thực tiễn để tìm ra và hoàn thiện các hình thức thực hiện dân chủ thực chất, đúng hướng, có hiệu quả.
- Trong quá trình xây dựng và thực hiện dân chủ cần chống các biểu hiện lệch lạc: dân chủ hình thức, dân chủ cực đoan, lợi dụng dân chủ để làm tốn hại lợi ích nhà nước và lợi ích công dân, để gây rối; kiên quyết bác bỏ luận điệu giả dối về dân chủ, nhân quyền của các thế lực phản động, thù địch..
b) Nội dung phát huy dân chủ trong giai đoạn hiện nay:
Đại hội X tiếp tục khẳng định “Dân chủ xã hội chủ nghĩa vừa là mục tiêu vừa là động lực của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thể hiện mối quan hệ gắn bó giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân”. Thể hiện trên ba nội dung:
- Xây dựng một xã hội dân chủ, trong đó cán bộ, đảng viên và công chức phải thực sự là công bộc của nhân dân.
- Xác định các hình thức tổ chức và có cơ chế để nhân dân thực hiện quyền dân chủ trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội.
- Đề cao trách nhiệm của các tổ chức Đảng, Nhà nước đối với nhân dân. Bộ máy Nhà nước, các thể chế khác trong hệ thống chính trị có nhiệm vụ đề xuất ý kiến với Đảng trong quá trình xây dựng, họch định và tổ chức thực hiện đường lối, chính sách của Đảng.
Đại hội XI bổ sung năm nội dung thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa:
Một là, Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân; mọi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật cuả Nhà nước đều vì lợi ích của nhân dân; cán bộ, công chức phải hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao, tôn trọng nhân dân, tận tuỵ phục vụ nhân dân.
Hai là, Nâng cao ý thức về quyền và nghĩa vụ công dân, năng lực làm chủ, tham gia quản lý xã hội của nhân dân. Có cơ chế cụ thể để nhân dân thực hiện trên thực tế quyền làm chủ trực tiếp.
Ba là, Thực hiện tốt hơn Quy chế dân chủ ở cơ sở và Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn. Phát huy dân chủ, đề cao trách nhiệm công dân, kỷ luật, kỷ cương xã hội.
Bốn là, Phê phán và nghiêm trị những hành vi vi phạm quyền làm chủ của nhân dân, những hành vi lợi dụng dân chủ đề làm mất an ninh, trật tự, an toàn xã hội; chống tập trung quan liêu, khắc phục dân chủ hình thức.
Năm là, Quan tâm hơn nữa việc chăm lo hạnh phúc và sự phát triển tự do, toàn diện của con người, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con người, tôn trọng và thực hiện các điều ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam ký kết.
Dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta do một Đảng lãnh đạo. Trong điều kiện đó, dân chủ trong Đảng gắn liền với dân chủ trong xã hội có vai trò rất quan trọng. Chỉ có thực hiện tốt dân chủ trong Đảng mới có thể nói đến xây dựng và phát triển tốt dân chủ trong xã hội.
II. PHÁT HUY SỨC MẠNH TOÀN DÂN TỘC VÌ MỤC TIÊU DÂN GIÀU, NƯỚC MẠNH, XÃ HỘI CÔNG BẰNG, DÂN CHỦ, VĂN MINH
1. Khái niệm về đại đoàn kết toàn dân tộc
Đoàn kết trong cộng đồng là các thành viên trong cộng đồng đó bảo vệ, giúp đỡ, tương trợ, tôn trọng lẫn nhau, tạo điều kiện cho nhau cùng phát triển; các thành viên hy sinh lợi ích riêng vì lợi ích chung hoặc chấp nhận, tôn trọng lợi ích riêng của các thành viên khác, không để ảnh hưởng đến lợi ích chung.
Đoàn kết toàn dân tộc là sự bảo vệ, giúp đỡ, tương trợ, tôn trọng lẫn nhau, tạo điều kiện cho nhau cùng phát triển... của mọi giai tầng trong cộng đồngdân tộc, trong đó, các giai tầng xã hội hy sinh lợi ích riêng hay chấp nhận lợi ích của các giai tầng khác để bảo vệ lợi ích chung, lâu dài.
Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011) chỉ rõ về đại đoàn kết trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam khi kết thúc thời kỳ quá độ là: "Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển"
Đại hội X, XI khẳng định: Đại đoàn kết toàn dân tộc là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi bền vững của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Cơ sở, điều kiện của đại đoàn kết toàn dân tộc là:
- Sự thống nhất về lợi ích và chấp nhận sự khác biệt không trái với lợi ích chung, lâu dài.
- Công bằng là cơ sở quan trọng nhất bảo đảm sự đoàn kết.
- Có sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng.
- Có sự quản lý, điều hành, sự quan tâm của Nhà nước; pháp luật của Nhà nước luôn hướng tới sự thống nhất lợi ích toàn dân tộc.
- Đảng, Nhà nước có chủ trương, chính sách hài hoà đối với các giai tầng trong xã hội, bảo đảm mọi tầng lớp dân cư đều có điều kiện phát triển và được hưởng lợi ích từ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và đổi mới đất nước mang lại; thực hiện đường lối liên minh giữa giai cấp công nhân, nông dân và trí thức.
2. Quan điểm của Đảng về phát huy sức mạnh toàn dân tộc
Tiếp tục đường lối được xác định trong các đại hội trước, Đại hội X đã nhấn mạnh nhiệm vụ phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đưa vấn đề phát huy sức mạnh toàn dân tộc là một trong bốn thành tố của chủ đề Đại hội. Quan điểm đó được thể hiện qua các nội dung sau:
Một là, đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Hai là, đại đoàn kết là sự nghiệp của toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị mà hạt nhân lãnh đạo là các tổ chức đảng, được thực hiện bằng nhiều biện pháp, hình thức, trong đó các chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước có ý nghĩa quan trọng hàng đầu..
Ba là, vấn đề đại đoàn kết toàn dân tộc bắt đầu từ sự đặt đúng vị trí của yếu tố lợi ích, theo quan điểm được xác định từ Nghị quyết Trung ương 8B khoá VI là: "Động lực thúc đẩy phong trào quần chúng là đáp ứng lợi ích thiết thực của nhân dân và kết hợp hài hoà các lợi ích, thống nhất quyền lợi và nghĩa vụ công dân".
Bốn là, thực hiện dân chủ và phát huy chủ nghĩa yêu nước là những yếu tố quan trọng để củng cố và phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Chủ nghĩa yêu nước luôn luôn là động lực lớn nhất của dân tộc ta trong quá trình lịch sử. Dân chủ vùa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng.
3. Nội dung, giải pháp phát huy sức mạnh toàn dân trong giai đoạn hiện nay
Tinh thần và nội dung Nghị quyết Đại hội X và XI của Đảng, các chính sách của Nhà nước hiện hành đã xác định nội dung, giải pháp phát huy sức mạnh toàn dân tộc hiện nay là:
- Lấy mục tiêu giữ vững độc lập, thống nhất của Tổ quốc, vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh làm điểm tương đồng để gắn bó đồng bào các dân tộc, các tôn giáo, các tầng lớp nhân dân ở trong nước và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
- Xóa bỏ mọi mặc cảm, định kiến, phân biệt đối xử về quá khứ, thành phần giai cấp.
- Tôn trọng những ý kiến khác nhau không trái với lợi ích của dân tộc.
- Đề cao truyền thống nhân nghĩa, khoan dung, xây dựng tinh thần cởi mở, tin cậy lẫn nhau vì sự ổn định chính trị và đồng thuận xã hội.
- Đại đoàn kết là sự nghiệp của cả hệ thống chính trị bao gồm Đảng, Chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, trong đó vai trò hạt nhân lãnh đạo là tổ chức đảng.
- Nhà nước có vai trò to lớn trong việc thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc bằng việc thể chế hoá đường lối, chủ trương của Đảng thành chính sách, pháp luật; tổ chức thực hiện các chính sách, pháp luật một cách có hiệu quả, thông qua bộ máy công quyền trong sạch, công tâm, hết lòng phục vụ nhân dân..
- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân đóng vai trò đại diện cho lợi ích chung và lợi ích từng giai cấp, từng giới quần chúng, đồng thời là cầu nối giữa Đảng, chính quyền và nhân dân.
- Đại đoàn kết phải được thực hiện từ cơ sở, trong từng cộng đồng dân cư ở cơ sở như thôn, làng, bản, ấp, tổ dân phố, cơ quan, đơn vị...
- Thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc trong giai đoạn trước mắt cần:
+ Thực hiện đồng bộ các chính sách, pháp luật của Nhà nước nhằm phát huy dân chủ.
+ Tổ chức và động viên nhân dân tham gia các phong trào thi đua yêu nước, làm kinh tế giỏi, phát triển kinh tế với văn hóa-xã hội.
+ Chăm lo và bảo vệ lợi ích của các tầng lớp nhân dân, bảo đảm công bằng xã hội.
+ Tôn trọng và phát huy vai trò gương mẫu, dẫn dắt của những người tiêu biểu, có uy tín trong cộng đồng.
CÂU HỎI THẢO LUẬN
1. Trình bày nội dung phát huy dân chủ trong giai đoạn hiện nay?
2. Trình bày và phân tích một số nội dung chính của quan điểm phát huy sức mạnh toàn dân tộc và nội dung, giải pháp phát huy sức mạnh toàn dân tộc trong giai đoạn hiện nay theo tinh thần Đại hội X của Đảng?
3. Phân tích mối quan hệ giữa phát huy dân chủ và phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.
––––––––––––––––––––––––––
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Thanh Hiền
Dung lượng: 1,31MB|
Lượt tài: 1
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)