Bài giảng "Bánh trôi nước"

Chia sẻ bởi Tô Thị Hiền | Ngày 11/10/2018 | 20

Chia sẻ tài liệu: Bài giảng "Bánh trôi nước" thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

Giáo án thao giảng

Họ và tên: Tô Thị Hiền
Đơn vị: Tổ Khoa học Xã Hội
Ngày soạn: 5/10/2009
Ngày giảng: 7/10/2009

Ngữ Văn : Tiết 25 : Bánh trôi nước
(Hồ Xuân Hương)
A. Mục tiêu cần đạt:
- Giúp học sinh: Thấy được vẻ đẹp hình hài, bản lĩnh sắt son, thân phận chìm nổi của người phụ nữ trong bài thơ và thái độ vừa trân trọng vừa cảm thương sâu sắc của tác giả đối với người phụ nữ trong xã hội cũ.
- Thấy được nét đặc sắc trong nghệ thuật sử dụng ngôn từ, giọng điệu hóm hỉnh mà sâu sắc thấm thía của Nữ sĩ Xuân Hương
2. Rèn kĩ năng PT tâm trạng nhân vật trữ tình, củng cố thêm về thơ Thất ngôn tứ tuyệt
3. GD HS tấm lòng đồng cảm với số phận người phụ nữ trong XHPK- Hiểu các nguyên nhân tác động đến cuộc sống của họ.
B. Phương tiện:
1. GV : Tập thơ Hồ Xuân Hương, cuốn Chuyên luận về thơ HXH- nhiều t/g.
2. HS: Sưu tầm thơ HXH, soạn bài theo gợi dẫn SGK
C. Tổ chức các hoạt động

Hoạt động của thầy và trò

Hoạt động 1: Khởi động
+ KTBC :
? Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ Côn Sơn ca ? PT tâm trạng NT qua chữ nhàn ?
? Nghệ thuật tả cảnh trong bài thơ có gì đặc sắc ?
+ Dẫn vào bài : Bộ phận văn học Trung đại VN thế kỉ 17-18 có một nhà thơ nữ tài hoa, độc đáo đó là HXH. Bà được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm.
-GV cho HS xem chân dung, các tập thơ của bà.
Hoạt động 2 :
?Giới thiệu vài nét về HXH ?
GV : Bà chưa rõ lai lịch, hành trạng. Theo các nguồn tài liệu còn sót lại bà là con Hồ Phi Diễn, có thuyết nói là con Hồ Sĩ Danh quê ở Q.Đôi- QL- NA. Mẹ HXH làm thiếp, khi chồng mất, bà đưa HXH ra ở Thăng long nuôi và dạy cho ăn học. Về sau, HXH ở ngôi nhà riêng bên Hồ Tây đặt tên là Cổ Nguyệt Đường. Đương thời HXH có mối quan hệ với nhiều danh sĩ trong đó có Nguyễn Du. Bà là t/g lớn viết cả thơ chữ Hán lẫn chữ Nôm, nhưng độc đáo và nổi tiếng trước hết là những bài thơ Nôm truyền tụng.



GV : Đời riêng của bà gặp nhiều bất hạnh : muộn chồng, làm lẽ, góa bụa.

- Thơ Nôm của bà có đặc điểm :
+ Than thở về thân phận người phụ nữ bị ràng buộc trong XHPK
+ Phản kháng lễ giáo PK khắt khe, nhất là phê phán nam quyền
+ Ngôn ngữ giản dị, tứ thơ tế nhị, sâu sắc, vần thơ hiểm hóc.

? Em hiểu gì về đề tài bài thơ ?


GV : Lối thơ này xuất hiện vào thời Lục Triều( TK III- V) ở Trung Quốc và thịnh hành ở nc ta vào TK XV với thơ Nôm của Ng. Trãi. Các vật đc vịnh( nguồn cảm hứng để làm thơ) gồm đồ vật, động vật, thực vật...với 2 đặc điểm trên.
? Đề tài bắt nguồn từ đâu ?
HS : Phong tục làm bánh trôi nc ở VN.

- GV h/d : Giọng vừa dịu vừa mạnh, vừa ngậm ngùi vừa
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Tô Thị Hiền
Dung lượng: 60,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)