Bài giảng ATGT

Chia sẻ bởi Nguyễn Tấn Quân | Ngày 12/10/2018 | 48

Chia sẻ tài liệu: Bài giảng ATGT thuộc Tư liệu tham khảo

Nội dung tài liệu:

Bài 1:Giao thông đường bộ
I/ Mục tiêu:
Kiến thức:
HS nhận biết hệ thống giao thông đường bộ, tên gọi các loại đường bộ.
HS nhận biết điều kiện, đặc điểm của các loại đường bộ về mặt an toàn và chưa an toàn.
Kỹ năng:
Phân biệt được các loại đường bộ và biết cách đi trên các con đường đó một cách an toàn.
c) Thái độ:
Thực hiện đúng về quy định giao thông đường bộ.
II/ Chuẩn bị:
* GV: Bản đồ GTĐB Việt Nam. Tranh ảnh đường phố, đường cao tốc, đường quốc lộ, đường tỉnh lộ.
* HS: SGK, vở.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát.
Bài cũ: GV kiểm tra dụng cụ HS.
Giới thiệu và nêu vấn đề:
Giới thiệu bài – ghi tựa: Giao thông đường bộ.
4. Phát triển các hoạt động:
* Hoạt động 1: Giới thiệu các loại đường bộ.
- Mục tiêu: HS biết được hệ thống giao thông đường bộ, phân biệt các loại đường.
. Cách tiến hành.
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
- GV cho HS quan sát các bức tranh và hỏi:
+ Nêu đặc điểm, lượng xe cộ và người đi trên từng tranh?
- GV nhắc lại các ý đúng và giảng :
Tranh 1 : Đường quốc lộ là trục chính của mạng lưới đường bộ, có tác dụng đặc biệt quan trọng nối tỉnh (TP) này với tỉnh (TP) khác. Đường quốc lộ đặt tên theo số (Ví dụ : quốc lộ 1A, quốc lộ 9, quốc lộ 6,…).
Tranh 2 : Đường phẳng, trải nhựa là trục chính trong một tỉnh nối huyện này với huyện khác gọi là đường tỉnh.
Tranh 3 : Đường đi bằng đất, trải đá hoặc bê tông nối từ xã tới các thôn xóm gọi là đường xã, đường làng hay đường trong thôn bản.
Tranh 4 : Đường trong thành phố, thị xã gọi là đường đô thị.
* GV kết luận : Hệ thống GTĐB ở nước ta gồm có :
Đường quốc lộ, tỉnh, huyện, làng xã, đô thị.

* Hoạt động 2: Điều kiện an toàn và chưa an toàn của đường bộ.
- Mục tiêu: HS phân biệt được điều kiện an toàn và chưa an toàn của các loại đường đối với người đi bộ, đi xe máy, xe đạp và các PTGT khác.
Các bước tiến hành.
- GV hỏi :
+ Các em đi trên đường tỉnh, huyện. Theo em điều kiện nào bảo đảm an toàn giao thông cho những con đường đó ? + Tại sao đường quốc lộ, có đủ điều kiện nói trên lại hay xảy ra TNGT ?
- GV kết luận :
+ Đường rộng, đủ rộng để các xe tranh nhau ; có giải phân cách và vạch kẻ đường chia các làn xe chạy ; có cọc tiêu, biển BHTG ; có đèn tín hiệu giao thông, vạch đi bộ qua đường, có đèn chiếu sáng (đường phố ở đô thị).
+ Đường quốc lộ được làm mới có chất lượng tốt, xe đi lại nhiều chạy nhanh, nhưng vì ý thức của người tham gia giao thông không chấp hành đúng Luật Giao thông nên hay xảy ra tai nạn.

* Hoạt động 3: Qui định đi trên đường quốc lộ, tỉnh lộ.
- Mục tiêu: HS những qui định khi đi trên đường quốc lộ, tỉnh. Biết cách phòng tránh TNGT khi đi trên các loại đường khác nhau (đường nhỏ ra đường ưu tiên).
Các bước tiến hành.
- GV chia lớp 4 nhóm và nêu các tình huống :
+ Tình huống 1 : Người đi trên đường quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện phải đi như thế nào?
+ Tình huống 2 : Đi dộ trên đường quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện phải đi như thế nào?
- GV nhận xét và chốt lại :
+ Người đi bộ phải đi sát lề đường. Không chơi đùa, ngồi ở lòng đường.
+ Không qua đường ở nơi đường cong có cây hoặc vật cản che khuất.
+ Chỉ nên qua đường ở nơi qui định (có vạch đi qua đường, có biển chỉ dẫn người đi bộ qua đường) hoặc nơi có cầu vượt.




HS quan sát các bức tranh và trả lời.

HS nghe và nhận xét.










HS nhắc lại.








HS trả lời các câu hỏi





HS lắng nghe và nhắc lại.











HS họp nhóm.

Đại diện nhóm lên báo cáo. Nhóm khác nhận xét và bổ sung.

HS lắng nghe và nhắc lại.



* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Tấn Quân
Dung lượng: 34,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)