Bài GDMT Môn KH- LS- ĐL
Chia sẻ bởi Nguyễn Đức Lợi |
Ngày 12/10/2018 |
68
Chia sẻ tài liệu: Bài GDMT Môn KH- LS- ĐL thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
Phần 2
GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG MÔN LịCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ
I. MỤC TIÊU, PHƯƠNG THỨC TÍCH HỢP
Hoạt động 1
Căn cứ vào mục tiêu, nội dung chương trình môn Lịch sử và Địa lí cấp tiểu học, anh/chị hãy trao đổi về hai vấn đề sau :
1. Xác định mục tiêu GDBVMT qua môn Lịch sử và Địa lí
2. Môn Lịch sử và Địa lí có thể tích hợp GDBVMT theo các phương thức nào ?
Thông tin phản hồi cho hoạt động 1.
1. Mục tiêu:
Giáo dục bảo vệ môi trường qua môn Lịch sử và Địa lí ở cấp tiểu học nhằm giúp học sinh :
Hiểu biết về môi trường sống gắn bó với các em, môi trường sống của con người trên đất nước Việt Nam, trong khu vực và trên thế giới.
Nhận biết được những tác động của con người làm biến đổi môi trường cũng như sự cần thiết phải khai thác, bảo vệ môi trường để phát triển bền vững.
Hình thành và phát triển năng lực nhận biết những vấn đề về môi trường và những kĩ năng ứng xử, bảo vệ môi trường một cách thiết thực.
Có ý thức bảo vệ môi trường và tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường xung quanh phù hợp với lứa tuổi.
2. Phương thức tích hợp GDBVMT trong môn Lịch sử và Địa lí
2.1. Khái niệm tích hợp
Tích hợp là sự hoà trộn nội dung giáo dục môi trường vào nội dung bộ môn thành một nội dung thống nhất, gắn bó chặt chẽ với nhau.
2.2. Các nguyên tắc tích hợp
Nguyên tắc 1: Tích hợp nhưng không làm thay đổi đặc trưng của môn học, không biến bài học bộ môn thành bài học giáo dục môi trường
Nguyên tắc 2 : Khai thác nội dung giáo dục môi trường có chọn lọc, có tính tập trung vào chương, mục nhất định không tràn lan tuỳ tiện.
Nguyên tắc 3 : Phát huy cao độ các hoạt động tích cực nhận thức của học sinh và kinh nghiệm thực tế của các em đã có, tận dụng tối đa mọi khả năng để học sinh tiếp xúc với môi trường.
Thông tin phản hồi cho hoạt động 1 (tt)
Thông tin phản hồi cho hoạt động 1 (tt)
2.3. Các mức độ tích hợp nội dung giáo dục môi trường
Mức độ toàn phần:
Mục tiêu và nội dung của bài trùng hợp phần lớn hay hoàn toàn với nội dung giáo dục bảo vệ môi trường
Mức độ bộ phận:
Chỉ có một phần bài học có nội dung giáo dục môi trường, được thể hiện bằng mục riêng, một đoạn hay một vài câu trong bài học.
Mức độ liên hệ:
Các kiến thức giáo dục môi trường không được nêu rõ trong sách giáo khoa nhưng dựa vào kiến thức bài học, giáo viên có thể bổ sung, liên hệ các kiến thức giáo dục môi trường.
Dựa vào các mức độ tích hợp nêu trên và qua phân tích nội dung chương trình, SGK cho thấy môn Lịch sử và Địa lí đặc biệt là phần Địa lí có nhiều khả năng tích hợp nội dung GDBVMT. Mức độ tích hợp ở các bài rất khác nhau. Có bài tích hợp ở mức độ toàn phần ( ví dụ: bài. Đất và rừng – lớp 5 ), có bài tích hợp ở mức độ bộ phận (ví dụ: bài.Một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn – lớp 4; bài. Dân số nước ta ) và cũng có bài tích hợp ở mức độ liên hệ ( ví dụ bài. Chùa thời Lí – lớp 4; bài 24. Châu Phi – lớp 5 ) ?
Thông tin phản hồi cho hoạt động 1 (tt)
Lớp 4
Hoạt động 2
Căn cứ vào nội dung chương trình, SGK Lịch sử và Địa lí lớp 4, anh/chị hãy thực hiện các nhiệm vụ sau:
1. Xác định các bài có khả năng tích hợp GDBVMT
2. Nêu nội dung GDBVMT và mức độ tích hợp các bài đó
Trình bày kết quả theo bảng dưới đây:
II. Nội dung, địa chỉ, mức độ tích hợp GDBVMT
Thông tin phản hồi cho hoạt động 2
Gợi ý nội dung, địa chỉ và mức độ tích hợp phần Địa lí
Thông tin phản hồi cho hoạt động 2 (tt)
Gợi ý nội dung, địa chỉ và mức độ tích hợp phần Địa lí
Thông tin phản hồi cho hoạt động 2 (tt)
Gợi ý nội dung, địa chỉ và mức độ tích hợp phần Địa lí
Thông tin phản hồi cho hoạt động 2 (tt)
Gợi ý nội dung, địa chỉ và mức độ tích hợp phần Địa lí
Thông tin phản hồi cho hoạt động 2 (tt)
Gợi ý nội dung, địa chỉ và mức độ tích hợp phần Địa lí
Thông tin phản hồi cho hoạt động 2 (tt)
Gợi ý nội dung, địa chỉ và mức độ tích hợp phần Địa lí
Thông tin phản hồi cho hoạt động 2 (tt)
Gợi ý nội dung, địa chỉ và mức độ tích hợp phần Địa lí
Thông tin phản hồi cho hoạt động 2 (tt)
Gợi ý nội dung, địa chỉ và mức độ tích hợp phần Địa lí
Thông tin phản hồi cho hoạt động 2 (tt)
Gợi ý nội dung, địa chỉ và mức độ tích hợp phần Địa lí
Thông tin phản hồi cho hoạt động 2 (tt)
Gợi ý nội dung, địa chỉ và mức độ tích hợp phần Lịch sử
Lớp 5
Hoạt động 3
Căn cứ vào nội dung chương trình, SGK Lịch sử và Địa lí lớp 5, anh/chị hãy thực hiện các nhiệm vụ sau:
1. Xác định các bài có khả năng tích hợp GDBVMT
2. Nêu nội dung GDBVMT và mức độ tích hợp các bài đó
Trình bày kết quả theo bảng dưới đây
II. Nội dung, địa chỉ, mức độ tích hợp GDBVMT
Thông tin phản hồi cho hoạt động 3
Gợi ý nội dung, địa chỉ và mức độ tích hợp phần Địa lí
Thông tin phản hồi cho hoạt động 3
Gợi ý nội dung, địa chỉ và mức độ tích hợp phần Địa lí
Thông tin phản hồi cho hoạt động 3
Gợi ý nội dung, địa chỉ và mức độ tích hợp phần Địa lí
Thông tin phản hồi cho hoạt động 3
Gợi ý nội dung, địa chỉ và mức độ tích hợp phần Địa lí
Thông tin phản hồi cho hoạt động 3
Gợi ý nội dung, địa chỉ và mức độ tích hợp phần Địa lí
Thông tin phản hồi cho hoạt động 5
Bài 4 – lớp 4 . Trung du bắc bộ
(mức độ tích hợp : bộ phận và liên hệ)
I. Mục tiêu
Sau bài học, học sinh :
- Mô tả được vùng trung du Bắc Bộ.
- Xác lập được mối quan hệ địa lý giữa thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở trung du Bắc Bộ.
- Biết các công việc cần phải làm trong quá trình sản xuất ra chè.
- Bước đầu biết dựa vào tranh ảnh, bảng số liệu để tìm kiến thức.
Có ý thức bảo vệ rừng và trồng rừng
II. Tài liệu và phương tiện
- Các hình của bài trong sách giáo khoa.
- Bản đồ hành chính Việt Nam.
- Tranh ảnh vùng trung du Bắc Bộ (tranh của trung tâm bản đồ & tranh ảnh giáo dục)
- Tranh ảnh đồi trọc (giáo viên và học sinh sưu tầm).
III. Các hoạt động dạy học
Mở bài: Trung du Bắc Bộ nằm giữa vùng núi và đồng bằng Bắc Bộ. Vì vậy nó mang dấu hiệu vừa của đồng bằng vừa của miền núi. BàI hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những nét riêng biệt của vùng này.
1. Vùng đồi với đỉnh tròn, sườn thoải
Hoạt động 1: Tìm hiểu về địa hình vùng trung du Bắc Bộ
Giáo viên hình thành cho học sinh biểu tượng về vùng trung du Bắc Bộ như sau:
- Giáo viên tổ chức cho học sinh quan sát tranh vùng trung du Bắc Bộ và yêu cầu học sinh đọc mục 1 trong sách giáo khoa rồi trả lời các câu hỏi sau:
+ Vùng trung du là vùng núi, vùng đồi hay đồng bằng ?
+ Các đồi ở đây như thế nào (Nhận xét về đỉnh, sườn, cách sắp xếp các đồi) ?
+ Mô tả bằng lời hoặc vẽ sơ lược vùng trung du.
+ Nêu những nét riêng biệt của vùng trung du Bắc Bộ.
Giáo viên gọi một vài học sinh trả lời.
Giáo viên sửa chữa, hoàn thiện câu trả lời của học sinh.
Kết luận: Vùng trung du Bắc Bộ là một vùng đồi với các đỉnh tròn sườn thoải. Đây là nơi tổ tiên ta định cư từ rất sớm.
Giáo viên hoặc học sinh chỉ trên bản đồ hành chính Việt Nam các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc - những tỉnh có vùng đồi trung du
2. Chè và cây ăn quả ở Trung du
Hoạt động 2: Tìm hiểu về Chè và cây ăn quả ở Trung du Bắc Bộ
Học sinh thảo luận theo các câu hỏi gợi ý sau:
+ Kể tên những cây trồng ở vùng trung du Bắc Bộ.
+ Tại sao ở vùng trung du Bắc Bộ lại thích hợp cho việc trồng chè và cây ăn quả ?
+ Quan sát hình 1 và chỉ vị trí của Thái Nguyên trên bản đồ hành chính Việt Nam.
+ Em có nhận xét gì về chè của Thái Nguyên ?
+ Dựa vào bảng số liệu, nhận xét về sản lượng chè của Thái Nguyên trong những năm qua.
+ Quan sát hình 3 và cho biết từ chè hái ở đồi đến sản phẩm chè phải qua những khâu nào ?
Đại diện các nhóm học sinh trả lời câu hỏi.
- Giáo viên sửa chữa và hoàn thiện câu trả lời.
Kết luận: Vùng trung du Bắc Bộ có khí hậu lạnh vừa và ẩm. Vì thế, thế mạnh ở đây là trồng cây ăn quả và cây công nghiệp, đặc biệt là trồng chè. Chè Thái Nguyên nổi tiếng thơm ngon và được nhiều người ưa chuộng.
3. Hoạt động trồng rừng
Hoạt động 3 : Tìm hiểu về môi trường tự nhiên ở vùng trung du Bắc Bộ
- Dựa vào sách giáo khoa và tranh ảnh sưu tầm học sinh thảo luận trong nhóm theo các câu hỏi gợi ý sau:
+ Nhận xét môi trường tự nhiên ở một số nơi của vùng trung du Bắc Bộ.
+ Vì sao vùng trung du Bắc Bộ nhiều nơi đồi bị trọc hoàn toàn ? (Vì cây cối đã bị huỷ hoại do quá trình đốt phá rừng làm nương rẫy để trồng trọt và khai thác gỗ bừa bãi lâu dài).
+ Để khắc phục tình trạng này, người dân nơi đây đã làm gì ?
- Đại diện các nhóm học sinh trả lời câu hỏi và hoàn thiện câu trả lời.
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát bảng số liệu, đọc sách giáo khoa và trả lời:
+ Dựa vào bảng số liệu, nhận xét về diện tích rừng trồng mới ở Phú Thọ trong những năm gần đây ?
+ Nêu tác dụng của việc trồng rừng ở vùng trung du Bắc Bộ.
- Giáo viên liên hệ với thực tế để giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ rừng và trồng rừng.
Tổng kết bài:
Giáo viên hoặc học sinh trình bày tổng hợp về những đặc điểm tiêu biểu của vùng trung du Bắc Bộ.
Bài 6 – lớp 5 . Đất và rừng
(Mức độ tích hợp : toàn phần)
I. Mục tiêu
Sau bài học, học sinh :
- Chỉ được trên bản đồ (lược đồ) vùng phân bố đất phe-ra -lít, đất phù sa, rừng rậm nhiệt đới, rừng ngập mặn.
- Nêu được một số đặc điểm của đất phe-ra -lít, đất phù sa; rừng rậm nhiệt đới, rừng ngập mặn.
- Biết vai trò của đất, rừng đối với đời sống của con người.
- Tuyên truyền vận động mọi người cùng tham gia bảo vệ, khai thác và sử dụng hợp lí đất và rừng.
- ý thức được sự cần thiết phải bảo vệ và khai thác đát, rừng một cách hợp lí.
II. Tài liệu và phương tiện
- Các hình của bài trong SGK.
- Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam
- Bản đồ / lược đồ phân bố rừng ở Việt Nam
- Tranh ảnh về một số biện pháp bảo vệ và cải tạo đất (nếu có)
- Tranh ảnh về thực vật và động vật của rừng Việt Nam (nếu có).
- Băng hình về nạn cháy rừng, phá rừng bừa bãi ở Việt Nam (nếu có).
Bài 6 – lớp 5 . Đất và rừng
(Mức độ tích hợp : toàn phần)
III. Các hoạt động dạy học
Mở bài : Nước ta có những loại đất và rừng nào ? Chúng phân bố ở đâu ? Chúng có đặc điểm gì ? Bài học hôm nay sẽ giúp các em giải đáp những câu hỏi đó.
1. Các loại đất chính ở nước ta
Hoạt động 1 : Tìm hiểu về các loại đất chính ở nước ta
- GV yêu cầu HS đọc SGK và hoàn thành bài tập sau :
+ Kể tên và chỉ vùng phân bố các loại đất chính ở nước ta trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam
+ Hoàn thành bảng sau vào giấy (nếu có điều kiện thì in bảng sau vào phiếu và phát cho mỗi cặp HS một phiếu).
- Đại diện một số HS lên trình bày kết quả làm việc trước lớp.
- Một số HS lên bảng chỉ trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam vùng phân bố hai loại đất chính ở nước ta.
GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
GV trình bày:
+ Ở nước ta viêc sử dụng đất vẫn còn nhiều điều chưa hợp lí. Tài nguyên đất bị suy giảm, có tới 50% diện tích đất tự nhiên có vấn đề cần cải tạo. Riêng đất trống, đồi trọc bị xói mòn mạnh đã tới trên mười triệu hecta.
+ Đất là nguồn tài nguyên quý giá nhưng chỉ có hạn. Vì vậy, việc sử dụng đất cần đi đôi với bảo vệ và cải tạo.
- GV yêu cầu HS nêu một số biện pháp bảo vệ và cải tạo đất trồng ở địa phương.
- HS lên trình bày và giới thiệu ảnh tự sưu tầm về một số biện pháp bảo vệ và cải tạo đất trồng ( bón phân hữu cơ, làm ruộng bậc thang, thau chua, rửa mặn,…..)
Kết luận : Nước ta có nhiều loại đất, nhưng diện tích lớn hơn cả là đất phe-ra-lit màu đỏ hoặc vàng ở vùng đồi núi và đất phù sa ở vùng đồng bằng. Việc sử dụng đất cần đi đôi với bảo vệ và cải tạo.
2. Rừng ở nước ta
Hoạt động 2 : Tìm hiểu về rừng ở nước ta.
- GV yêu cầu HS quan sát hình 1, 2, 3; đọc SGK và hoàn thành bài tập sau:
+ Chỉ vùng phân bố của rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn trên lược đồ.
+ Hoàn thành bảng sau vào giấy (nếu có điều kiện thì in bảng sau vào phiếu và phát cho mỗi cặp HS một phiếu).
- Đại diện một số HS lên trình bày kết quả làm việc trước lớp.
- Một số HS lên chỉ trên bản đồ phân bố rừng (nếu có) vùng phân bố rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn.
- GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
- GV hỏi HS về vai trò của rừng đối với đời sống của con người
- Các nhóm HS trưng bày và giới thiệu tranh ảnh về thực vật và động vật của rừng Việt Nam (nếu có).
Kết luận : Nước ta có nhiều rừng, đáng chú ý là rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn. Rừng rậm nhiệt đới tập trung chủ yếu ở vùng đồi núi và rừng ngập mặn thường thấy ở ven biển. Rừng có tác dụng điều hoà khí hậu, che phủ đất, giữ nước, ngăn gió, … Ngoài ra, rừng còn cung cấp cho ta nhiều gỗ quí và lâm sản khác.
Hoạt động 3 :Xem băng hình về hiện trạng rừng ở nước ta
- GV tổ chức cho HS xem băng hình về nạn cháy rừng, chặt phá rừng bừa bãi ở Việt Nam.
- GV hỏi HS một số câu hỏi sau :
+ Nêu hiện trang rừng ở nước ta ( diện tích giảm, nhiều loại gỗ và thú quý có nguy cơ diệt chủng )
+ Nguyên nhân của hiện trạng rừng ở nước ta ( đốt phá rừng, khai thác không hợp lí, chiến tranh,…)
+ Nhà nước đã có những biện pháp gì để bảo vệ rừng ( thành lập trạm kiểm lâm, ngăn chặn nạn đốt phá rừng, trồng rừng,…)
- GV phân tích thêm cho HS biết rằng : tình trạng mất rừng đã và đang là mối đe doạ lớn đối với cả nước, không chỉ về mặt kinh tế, tài nguyên mà còn ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường sống của con người. Do đó, việc bảo vệ rừng và tài nguyên rừng đang là nhiệm vụ cấp bách.
- GV liên hệ với thực tế để giáo dục HS có ý thức bảo vệ môi trường đang sinh sống (không bắn giết chim thú, không chặt cây bẻ cành, phá hoại môi trường)
Bài 10 – lớp 4 . Chùa thời Lý
(Mức độ tích hợp : liên hệ)
I. Mục tiêu
- Thời Lý đạo Phật rất phát triển, chùa được xây dựng ở nhiều nơi.
- Chùa là công trình kiến trúc đẹp
- Giáo dục ý thức bảo vệ di sản văn hoá cha ông để lại.
II. Đồ dùng dạy học:
- ảnh phóng to một số chùa được giới thiệu trong SGK
- Phiếu học tập.
III. Hoạt động dạy-học chủ yếu.
Hoạt động 1: GV giới thiệu bài
Bước 1. Giáo viên giới thiệu bài (có nhiều cách để giới thiệu bài mới).
- Giáo viên có thể cho học sinh xem ảnh một số ngôi chùa dẫn dắt để học sinh thấy ở nước ta, trong các làng xã chùa được xây dựng nhiều. Sau đó giới thiệu bài mới.
- Hoặc, GV giới thiệu đạo Phật được du nhập vào nước ta từ rất sớm.Bài"Chùa thời Lý " sẽ giúp các em hiểu vì sao dân ta tiếp thu đạo Phật và ở thời Lý đạo Phật rất thịnh đạt.
Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm để thảo luận câu hỏi: Vì sao nhân dân ta tiếp thu đạo Phật?
HS thảo luận, sau đó đại diện các nhóm trình bày ý kiến của mình. Các nhóm khác bổ sung.
GV chốt ý: Đạo Phật khuyên con người phải yêu thương đồng loại và làm điều thiện. Điều này phù hợp với lối sống và cách nghĩ của người Việt. Tuy đạo Phật được du nhập vào nước ta từ khá sớm nhưng đến thời Lý đạo Phật mới trở nên thịnh đạt.
Hoạt động 3: Làm việc cả lớp.
Nội dung cần nắm: những biểu hiện về sự phát triển thịnh đạt của đạo Phật ở thời Lý.
- HS đọc SGK và suy nghĩ theo sự định hướng nói trên của GV.
- HS phát biểu
- GV kết luận: Dưới thời Lý chùa được xây dựng ở khắp nơi, các vua Lý đều theo đạo Phật, nhà sư được giữ cương vi quan trọng trong triều, nhân dân theo Phật rất đông.
Hoạt động 4: Vai trò của chùa thời Lý? Vẻ đẹp của chùa thời Lý.
HS đọc SGK về vai trò của chùa thời Lý và phát biểu ý kiến của mình.
GV kết luận: chùa là nơi tu hành của các nhà sư, là nơi tế lễ của đạo Phật nhưng cũng là trung tâm văn hoá của làng xã.
- GV cho HS quan sát hình ảnh một số ngôi chùa thời Lý (chùa Dâu, chùa Một Cột, chùa Láng, tượng Phật A-di-đà...). (Hoặc cho các nhóm giới thiệu các bức ảnh về chùa thời Lý nhóm mình đã sưu tầm).
- GV có thể mô tả vẻ đẹp của một vài chùa thời Lý tiêu biểu.
- GV tổng kết bài, liên hệ ý thức bảo vệ di sản văn hoá của cha ông.
GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG MÔN LịCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ
I. MỤC TIÊU, PHƯƠNG THỨC TÍCH HỢP
Hoạt động 1
Căn cứ vào mục tiêu, nội dung chương trình môn Lịch sử và Địa lí cấp tiểu học, anh/chị hãy trao đổi về hai vấn đề sau :
1. Xác định mục tiêu GDBVMT qua môn Lịch sử và Địa lí
2. Môn Lịch sử và Địa lí có thể tích hợp GDBVMT theo các phương thức nào ?
Thông tin phản hồi cho hoạt động 1.
1. Mục tiêu:
Giáo dục bảo vệ môi trường qua môn Lịch sử và Địa lí ở cấp tiểu học nhằm giúp học sinh :
Hiểu biết về môi trường sống gắn bó với các em, môi trường sống của con người trên đất nước Việt Nam, trong khu vực và trên thế giới.
Nhận biết được những tác động của con người làm biến đổi môi trường cũng như sự cần thiết phải khai thác, bảo vệ môi trường để phát triển bền vững.
Hình thành và phát triển năng lực nhận biết những vấn đề về môi trường và những kĩ năng ứng xử, bảo vệ môi trường một cách thiết thực.
Có ý thức bảo vệ môi trường và tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường xung quanh phù hợp với lứa tuổi.
2. Phương thức tích hợp GDBVMT trong môn Lịch sử và Địa lí
2.1. Khái niệm tích hợp
Tích hợp là sự hoà trộn nội dung giáo dục môi trường vào nội dung bộ môn thành một nội dung thống nhất, gắn bó chặt chẽ với nhau.
2.2. Các nguyên tắc tích hợp
Nguyên tắc 1: Tích hợp nhưng không làm thay đổi đặc trưng của môn học, không biến bài học bộ môn thành bài học giáo dục môi trường
Nguyên tắc 2 : Khai thác nội dung giáo dục môi trường có chọn lọc, có tính tập trung vào chương, mục nhất định không tràn lan tuỳ tiện.
Nguyên tắc 3 : Phát huy cao độ các hoạt động tích cực nhận thức của học sinh và kinh nghiệm thực tế của các em đã có, tận dụng tối đa mọi khả năng để học sinh tiếp xúc với môi trường.
Thông tin phản hồi cho hoạt động 1 (tt)
Thông tin phản hồi cho hoạt động 1 (tt)
2.3. Các mức độ tích hợp nội dung giáo dục môi trường
Mức độ toàn phần:
Mục tiêu và nội dung của bài trùng hợp phần lớn hay hoàn toàn với nội dung giáo dục bảo vệ môi trường
Mức độ bộ phận:
Chỉ có một phần bài học có nội dung giáo dục môi trường, được thể hiện bằng mục riêng, một đoạn hay một vài câu trong bài học.
Mức độ liên hệ:
Các kiến thức giáo dục môi trường không được nêu rõ trong sách giáo khoa nhưng dựa vào kiến thức bài học, giáo viên có thể bổ sung, liên hệ các kiến thức giáo dục môi trường.
Dựa vào các mức độ tích hợp nêu trên và qua phân tích nội dung chương trình, SGK cho thấy môn Lịch sử và Địa lí đặc biệt là phần Địa lí có nhiều khả năng tích hợp nội dung GDBVMT. Mức độ tích hợp ở các bài rất khác nhau. Có bài tích hợp ở mức độ toàn phần ( ví dụ: bài. Đất và rừng – lớp 5 ), có bài tích hợp ở mức độ bộ phận (ví dụ: bài.Một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn – lớp 4; bài. Dân số nước ta ) và cũng có bài tích hợp ở mức độ liên hệ ( ví dụ bài. Chùa thời Lí – lớp 4; bài 24. Châu Phi – lớp 5 ) ?
Thông tin phản hồi cho hoạt động 1 (tt)
Lớp 4
Hoạt động 2
Căn cứ vào nội dung chương trình, SGK Lịch sử và Địa lí lớp 4, anh/chị hãy thực hiện các nhiệm vụ sau:
1. Xác định các bài có khả năng tích hợp GDBVMT
2. Nêu nội dung GDBVMT và mức độ tích hợp các bài đó
Trình bày kết quả theo bảng dưới đây:
II. Nội dung, địa chỉ, mức độ tích hợp GDBVMT
Thông tin phản hồi cho hoạt động 2
Gợi ý nội dung, địa chỉ và mức độ tích hợp phần Địa lí
Thông tin phản hồi cho hoạt động 2 (tt)
Gợi ý nội dung, địa chỉ và mức độ tích hợp phần Địa lí
Thông tin phản hồi cho hoạt động 2 (tt)
Gợi ý nội dung, địa chỉ và mức độ tích hợp phần Địa lí
Thông tin phản hồi cho hoạt động 2 (tt)
Gợi ý nội dung, địa chỉ và mức độ tích hợp phần Địa lí
Thông tin phản hồi cho hoạt động 2 (tt)
Gợi ý nội dung, địa chỉ và mức độ tích hợp phần Địa lí
Thông tin phản hồi cho hoạt động 2 (tt)
Gợi ý nội dung, địa chỉ và mức độ tích hợp phần Địa lí
Thông tin phản hồi cho hoạt động 2 (tt)
Gợi ý nội dung, địa chỉ và mức độ tích hợp phần Địa lí
Thông tin phản hồi cho hoạt động 2 (tt)
Gợi ý nội dung, địa chỉ và mức độ tích hợp phần Địa lí
Thông tin phản hồi cho hoạt động 2 (tt)
Gợi ý nội dung, địa chỉ và mức độ tích hợp phần Địa lí
Thông tin phản hồi cho hoạt động 2 (tt)
Gợi ý nội dung, địa chỉ và mức độ tích hợp phần Lịch sử
Lớp 5
Hoạt động 3
Căn cứ vào nội dung chương trình, SGK Lịch sử và Địa lí lớp 5, anh/chị hãy thực hiện các nhiệm vụ sau:
1. Xác định các bài có khả năng tích hợp GDBVMT
2. Nêu nội dung GDBVMT và mức độ tích hợp các bài đó
Trình bày kết quả theo bảng dưới đây
II. Nội dung, địa chỉ, mức độ tích hợp GDBVMT
Thông tin phản hồi cho hoạt động 3
Gợi ý nội dung, địa chỉ và mức độ tích hợp phần Địa lí
Thông tin phản hồi cho hoạt động 3
Gợi ý nội dung, địa chỉ và mức độ tích hợp phần Địa lí
Thông tin phản hồi cho hoạt động 3
Gợi ý nội dung, địa chỉ và mức độ tích hợp phần Địa lí
Thông tin phản hồi cho hoạt động 3
Gợi ý nội dung, địa chỉ và mức độ tích hợp phần Địa lí
Thông tin phản hồi cho hoạt động 3
Gợi ý nội dung, địa chỉ và mức độ tích hợp phần Địa lí
Thông tin phản hồi cho hoạt động 5
Bài 4 – lớp 4 . Trung du bắc bộ
(mức độ tích hợp : bộ phận và liên hệ)
I. Mục tiêu
Sau bài học, học sinh :
- Mô tả được vùng trung du Bắc Bộ.
- Xác lập được mối quan hệ địa lý giữa thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở trung du Bắc Bộ.
- Biết các công việc cần phải làm trong quá trình sản xuất ra chè.
- Bước đầu biết dựa vào tranh ảnh, bảng số liệu để tìm kiến thức.
Có ý thức bảo vệ rừng và trồng rừng
II. Tài liệu và phương tiện
- Các hình của bài trong sách giáo khoa.
- Bản đồ hành chính Việt Nam.
- Tranh ảnh vùng trung du Bắc Bộ (tranh của trung tâm bản đồ & tranh ảnh giáo dục)
- Tranh ảnh đồi trọc (giáo viên và học sinh sưu tầm).
III. Các hoạt động dạy học
Mở bài: Trung du Bắc Bộ nằm giữa vùng núi và đồng bằng Bắc Bộ. Vì vậy nó mang dấu hiệu vừa của đồng bằng vừa của miền núi. BàI hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những nét riêng biệt của vùng này.
1. Vùng đồi với đỉnh tròn, sườn thoải
Hoạt động 1: Tìm hiểu về địa hình vùng trung du Bắc Bộ
Giáo viên hình thành cho học sinh biểu tượng về vùng trung du Bắc Bộ như sau:
- Giáo viên tổ chức cho học sinh quan sát tranh vùng trung du Bắc Bộ và yêu cầu học sinh đọc mục 1 trong sách giáo khoa rồi trả lời các câu hỏi sau:
+ Vùng trung du là vùng núi, vùng đồi hay đồng bằng ?
+ Các đồi ở đây như thế nào (Nhận xét về đỉnh, sườn, cách sắp xếp các đồi) ?
+ Mô tả bằng lời hoặc vẽ sơ lược vùng trung du.
+ Nêu những nét riêng biệt của vùng trung du Bắc Bộ.
Giáo viên gọi một vài học sinh trả lời.
Giáo viên sửa chữa, hoàn thiện câu trả lời của học sinh.
Kết luận: Vùng trung du Bắc Bộ là một vùng đồi với các đỉnh tròn sườn thoải. Đây là nơi tổ tiên ta định cư từ rất sớm.
Giáo viên hoặc học sinh chỉ trên bản đồ hành chính Việt Nam các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc - những tỉnh có vùng đồi trung du
2. Chè và cây ăn quả ở Trung du
Hoạt động 2: Tìm hiểu về Chè và cây ăn quả ở Trung du Bắc Bộ
Học sinh thảo luận theo các câu hỏi gợi ý sau:
+ Kể tên những cây trồng ở vùng trung du Bắc Bộ.
+ Tại sao ở vùng trung du Bắc Bộ lại thích hợp cho việc trồng chè và cây ăn quả ?
+ Quan sát hình 1 và chỉ vị trí của Thái Nguyên trên bản đồ hành chính Việt Nam.
+ Em có nhận xét gì về chè của Thái Nguyên ?
+ Dựa vào bảng số liệu, nhận xét về sản lượng chè của Thái Nguyên trong những năm qua.
+ Quan sát hình 3 và cho biết từ chè hái ở đồi đến sản phẩm chè phải qua những khâu nào ?
Đại diện các nhóm học sinh trả lời câu hỏi.
- Giáo viên sửa chữa và hoàn thiện câu trả lời.
Kết luận: Vùng trung du Bắc Bộ có khí hậu lạnh vừa và ẩm. Vì thế, thế mạnh ở đây là trồng cây ăn quả và cây công nghiệp, đặc biệt là trồng chè. Chè Thái Nguyên nổi tiếng thơm ngon và được nhiều người ưa chuộng.
3. Hoạt động trồng rừng
Hoạt động 3 : Tìm hiểu về môi trường tự nhiên ở vùng trung du Bắc Bộ
- Dựa vào sách giáo khoa và tranh ảnh sưu tầm học sinh thảo luận trong nhóm theo các câu hỏi gợi ý sau:
+ Nhận xét môi trường tự nhiên ở một số nơi của vùng trung du Bắc Bộ.
+ Vì sao vùng trung du Bắc Bộ nhiều nơi đồi bị trọc hoàn toàn ? (Vì cây cối đã bị huỷ hoại do quá trình đốt phá rừng làm nương rẫy để trồng trọt và khai thác gỗ bừa bãi lâu dài).
+ Để khắc phục tình trạng này, người dân nơi đây đã làm gì ?
- Đại diện các nhóm học sinh trả lời câu hỏi và hoàn thiện câu trả lời.
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát bảng số liệu, đọc sách giáo khoa và trả lời:
+ Dựa vào bảng số liệu, nhận xét về diện tích rừng trồng mới ở Phú Thọ trong những năm gần đây ?
+ Nêu tác dụng của việc trồng rừng ở vùng trung du Bắc Bộ.
- Giáo viên liên hệ với thực tế để giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ rừng và trồng rừng.
Tổng kết bài:
Giáo viên hoặc học sinh trình bày tổng hợp về những đặc điểm tiêu biểu của vùng trung du Bắc Bộ.
Bài 6 – lớp 5 . Đất và rừng
(Mức độ tích hợp : toàn phần)
I. Mục tiêu
Sau bài học, học sinh :
- Chỉ được trên bản đồ (lược đồ) vùng phân bố đất phe-ra -lít, đất phù sa, rừng rậm nhiệt đới, rừng ngập mặn.
- Nêu được một số đặc điểm của đất phe-ra -lít, đất phù sa; rừng rậm nhiệt đới, rừng ngập mặn.
- Biết vai trò của đất, rừng đối với đời sống của con người.
- Tuyên truyền vận động mọi người cùng tham gia bảo vệ, khai thác và sử dụng hợp lí đất và rừng.
- ý thức được sự cần thiết phải bảo vệ và khai thác đát, rừng một cách hợp lí.
II. Tài liệu và phương tiện
- Các hình của bài trong SGK.
- Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam
- Bản đồ / lược đồ phân bố rừng ở Việt Nam
- Tranh ảnh về một số biện pháp bảo vệ và cải tạo đất (nếu có)
- Tranh ảnh về thực vật và động vật của rừng Việt Nam (nếu có).
- Băng hình về nạn cháy rừng, phá rừng bừa bãi ở Việt Nam (nếu có).
Bài 6 – lớp 5 . Đất và rừng
(Mức độ tích hợp : toàn phần)
III. Các hoạt động dạy học
Mở bài : Nước ta có những loại đất và rừng nào ? Chúng phân bố ở đâu ? Chúng có đặc điểm gì ? Bài học hôm nay sẽ giúp các em giải đáp những câu hỏi đó.
1. Các loại đất chính ở nước ta
Hoạt động 1 : Tìm hiểu về các loại đất chính ở nước ta
- GV yêu cầu HS đọc SGK và hoàn thành bài tập sau :
+ Kể tên và chỉ vùng phân bố các loại đất chính ở nước ta trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam
+ Hoàn thành bảng sau vào giấy (nếu có điều kiện thì in bảng sau vào phiếu và phát cho mỗi cặp HS một phiếu).
- Đại diện một số HS lên trình bày kết quả làm việc trước lớp.
- Một số HS lên bảng chỉ trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam vùng phân bố hai loại đất chính ở nước ta.
GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
GV trình bày:
+ Ở nước ta viêc sử dụng đất vẫn còn nhiều điều chưa hợp lí. Tài nguyên đất bị suy giảm, có tới 50% diện tích đất tự nhiên có vấn đề cần cải tạo. Riêng đất trống, đồi trọc bị xói mòn mạnh đã tới trên mười triệu hecta.
+ Đất là nguồn tài nguyên quý giá nhưng chỉ có hạn. Vì vậy, việc sử dụng đất cần đi đôi với bảo vệ và cải tạo.
- GV yêu cầu HS nêu một số biện pháp bảo vệ và cải tạo đất trồng ở địa phương.
- HS lên trình bày và giới thiệu ảnh tự sưu tầm về một số biện pháp bảo vệ và cải tạo đất trồng ( bón phân hữu cơ, làm ruộng bậc thang, thau chua, rửa mặn,…..)
Kết luận : Nước ta có nhiều loại đất, nhưng diện tích lớn hơn cả là đất phe-ra-lit màu đỏ hoặc vàng ở vùng đồi núi và đất phù sa ở vùng đồng bằng. Việc sử dụng đất cần đi đôi với bảo vệ và cải tạo.
2. Rừng ở nước ta
Hoạt động 2 : Tìm hiểu về rừng ở nước ta.
- GV yêu cầu HS quan sát hình 1, 2, 3; đọc SGK và hoàn thành bài tập sau:
+ Chỉ vùng phân bố của rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn trên lược đồ.
+ Hoàn thành bảng sau vào giấy (nếu có điều kiện thì in bảng sau vào phiếu và phát cho mỗi cặp HS một phiếu).
- Đại diện một số HS lên trình bày kết quả làm việc trước lớp.
- Một số HS lên chỉ trên bản đồ phân bố rừng (nếu có) vùng phân bố rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn.
- GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
- GV hỏi HS về vai trò của rừng đối với đời sống của con người
- Các nhóm HS trưng bày và giới thiệu tranh ảnh về thực vật và động vật của rừng Việt Nam (nếu có).
Kết luận : Nước ta có nhiều rừng, đáng chú ý là rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn. Rừng rậm nhiệt đới tập trung chủ yếu ở vùng đồi núi và rừng ngập mặn thường thấy ở ven biển. Rừng có tác dụng điều hoà khí hậu, che phủ đất, giữ nước, ngăn gió, … Ngoài ra, rừng còn cung cấp cho ta nhiều gỗ quí và lâm sản khác.
Hoạt động 3 :Xem băng hình về hiện trạng rừng ở nước ta
- GV tổ chức cho HS xem băng hình về nạn cháy rừng, chặt phá rừng bừa bãi ở Việt Nam.
- GV hỏi HS một số câu hỏi sau :
+ Nêu hiện trang rừng ở nước ta ( diện tích giảm, nhiều loại gỗ và thú quý có nguy cơ diệt chủng )
+ Nguyên nhân của hiện trạng rừng ở nước ta ( đốt phá rừng, khai thác không hợp lí, chiến tranh,…)
+ Nhà nước đã có những biện pháp gì để bảo vệ rừng ( thành lập trạm kiểm lâm, ngăn chặn nạn đốt phá rừng, trồng rừng,…)
- GV phân tích thêm cho HS biết rằng : tình trạng mất rừng đã và đang là mối đe doạ lớn đối với cả nước, không chỉ về mặt kinh tế, tài nguyên mà còn ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường sống của con người. Do đó, việc bảo vệ rừng và tài nguyên rừng đang là nhiệm vụ cấp bách.
- GV liên hệ với thực tế để giáo dục HS có ý thức bảo vệ môi trường đang sinh sống (không bắn giết chim thú, không chặt cây bẻ cành, phá hoại môi trường)
Bài 10 – lớp 4 . Chùa thời Lý
(Mức độ tích hợp : liên hệ)
I. Mục tiêu
- Thời Lý đạo Phật rất phát triển, chùa được xây dựng ở nhiều nơi.
- Chùa là công trình kiến trúc đẹp
- Giáo dục ý thức bảo vệ di sản văn hoá cha ông để lại.
II. Đồ dùng dạy học:
- ảnh phóng to một số chùa được giới thiệu trong SGK
- Phiếu học tập.
III. Hoạt động dạy-học chủ yếu.
Hoạt động 1: GV giới thiệu bài
Bước 1. Giáo viên giới thiệu bài (có nhiều cách để giới thiệu bài mới).
- Giáo viên có thể cho học sinh xem ảnh một số ngôi chùa dẫn dắt để học sinh thấy ở nước ta, trong các làng xã chùa được xây dựng nhiều. Sau đó giới thiệu bài mới.
- Hoặc, GV giới thiệu đạo Phật được du nhập vào nước ta từ rất sớm.Bài"Chùa thời Lý " sẽ giúp các em hiểu vì sao dân ta tiếp thu đạo Phật và ở thời Lý đạo Phật rất thịnh đạt.
Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm để thảo luận câu hỏi: Vì sao nhân dân ta tiếp thu đạo Phật?
HS thảo luận, sau đó đại diện các nhóm trình bày ý kiến của mình. Các nhóm khác bổ sung.
GV chốt ý: Đạo Phật khuyên con người phải yêu thương đồng loại và làm điều thiện. Điều này phù hợp với lối sống và cách nghĩ của người Việt. Tuy đạo Phật được du nhập vào nước ta từ khá sớm nhưng đến thời Lý đạo Phật mới trở nên thịnh đạt.
Hoạt động 3: Làm việc cả lớp.
Nội dung cần nắm: những biểu hiện về sự phát triển thịnh đạt của đạo Phật ở thời Lý.
- HS đọc SGK và suy nghĩ theo sự định hướng nói trên của GV.
- HS phát biểu
- GV kết luận: Dưới thời Lý chùa được xây dựng ở khắp nơi, các vua Lý đều theo đạo Phật, nhà sư được giữ cương vi quan trọng trong triều, nhân dân theo Phật rất đông.
Hoạt động 4: Vai trò của chùa thời Lý? Vẻ đẹp của chùa thời Lý.
HS đọc SGK về vai trò của chùa thời Lý và phát biểu ý kiến của mình.
GV kết luận: chùa là nơi tu hành của các nhà sư, là nơi tế lễ của đạo Phật nhưng cũng là trung tâm văn hoá của làng xã.
- GV cho HS quan sát hình ảnh một số ngôi chùa thời Lý (chùa Dâu, chùa Một Cột, chùa Láng, tượng Phật A-di-đà...). (Hoặc cho các nhóm giới thiệu các bức ảnh về chùa thời Lý nhóm mình đã sưu tầm).
- GV có thể mô tả vẻ đẹp của một vài chùa thời Lý tiêu biểu.
- GV tổng kết bài, liên hệ ý thức bảo vệ di sản văn hoá của cha ông.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Đức Lợi
Dung lượng: 215,50KB|
Lượt tài: 1
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)