BÀI DỰ THI VỀ TRIỆU PHONG
Chia sẻ bởi Trương Quốc Tấn |
Ngày 12/10/2018 |
42
Chia sẻ tài liệu: BÀI DỰ THI VỀ TRIỆU PHONG thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
1
BẢN ĐỒ HUYỆN TRIỆU PHONG
2
HUYỆN TRIỆU PHONG
QUY HOẠCH ĐẾN 2015 TẦM NHÌN ĐẾN 2020
3
Câu 1: Bạn hãy cho biết: Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Triệu Phong thành lập vào tháng năm nào? Từ khi thành lập đến nay, Đảng bộ huyện đã qua mấy kỳ đại hội, vào năm nào? nội dung chủ yếu của từng đại hội.
Trả lời:
Ngày 21/4/1930, Tỉnh uỷ lâm thời tỉnh Quảng Trị được thành lập tại nhà ông Nguyễn Phu, làng Đại Hào (nay thuộc xã Triệu Đại), Phủ Triệu Phong do đồng chí Lê Thế Tiết làm bí thư. Trên cơ sở sự lớn mạnh của các chi bộ trong phủ và sự chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh uỷ lâm thời, cuối tháng 7/1930, Phủ uỷ Triệu Phong được thành lập gồm 3 đồng chí do đồng chí Đoàn Thị làm Bí thư. Ban Phủ uỷ gồm: Đoàn Thị (An Tiêm), Lê Hoạch (An Lợi) và Nguyễn Thuấn (Lập Thạch).
Từ ngày thành lập (cuối tháng 7/1930) đến nay, Đảng bộ Triệu Phong đã trải qua 17 kỳ Đại hội trong những thời kỳ lịch sử khác nhau. Xuất phát từ tình hình cụ thể của từng thời kỳ, mỗi Đại hội là một mốc son đưa phong trào cách mạng huyện nhà không ngừng phát triển.
Đại hội Đại biểu lần thứ I:
Đảng bộ Phủ được triệu tập tại nhà đồng chí Dương Đậu, thôn Hữu Niên (nay thuộc xã Triệu Hoà) vào ngày 03/3/1938.
Nội dung chủ yếu: Đại hội đã đánh giá tình hình trong Phủ sau tám năm lãnh đạo nhân dân đấu tranh, đặc biệt là 2 năm đấu tranh đòi quyền lợi dân sinh dân chủ theo nội dung của phong trào Đông Dương Đại hội. Trên cơ sở đó đề ra những nhiệm vụ cụ thể cho thời kỳ 1939-1945 - thời kỳ vận động giải phóng dân tộc; trong đó nhấn mạnh vấn đề xây dựng Đảng, xây dựng các tổ chức quần chúng là nhiệm vụ hàng đầu cần được quan tâm.
Đại hội Đại biểu lần thứ II:
Đảng bộ huyện triệu tập tại làng Vệ Nghĩa (nay thuộc xã Triệu Long) vào tháng 02/1946.
4
Nội dung chủ yếu: Đại hội này có tầm quan trọng trong việc củng cố tổ chức cơ sở Đảng, chính quyền và các đoàn thể, đồng thời tập trung trí tuệ bàn định những sách lược đúng với tình hình để đưa phong trào cách mạng Triệu Phong sớm vượt qua những cam go, thử thách. Đại hội đã tập trung thảo luận và quán triệt Chỉ thị “kháng chiến - kiến quốc” của Thường vụ Trung ương Đảng (ngày 25/11/1945) và định ra những phương hướng cho cách mạng huyện nhà có những bước đi phù hợp.
Đại hội Đại biểu lần thứ III: Tiến hành vào cuối tháng 10/1947 tại nhà thờ họ Trần, làng Thượng Trạch (nay thuộc xã Triệu Sơn). Đại hội có đồng chí Vĩnh Mai, Uỷ viên thường vụ Tỉnh uỷ về dự và chỉ đạo.
Nội dung chủ yếu: Vấn đề Đại hội nêu ra là nhanh chóng củng cố cơ sở Đảng, chính quyền và đoàn thể Mặt trận. Trên cơ sở đó khẳng định quyết tâm đánh bại âm mưu “tốc chiến tốc thắng” của kẻ thù, đưa sự nghiệp kháng chiến đến thắng lợi.
Đại hội Đại biểu lần thứ IV: tổ chức tại Tràng Mốc (nay thuộc xã Triệu Thượng) vào cuối năm 1948.
Nội dung chủ yếu: Đại hội đã kiểm điểm một cách sâu sắc sự lãnh đạo của Đảng bộ đối với công tác chính trị ở từng địa phương, nhất là công tác địch vận, trừ gian phá tề và vận động quần chúng tham gia kháng chiến.
Đại hội Đại biểu lần thứ V: diễn ra vào đầu năm 1950 tại làng Xuân Khê (nay thuộc xã Triệu Ái)
Nội dung chủ yếu: Sau khi nhận định đánh giá tình hình, Đại hội đã chủ trương đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động vũ trang toàn dân, tạo thế hơn hẳn trong so sánh lực lương giữa ta và địch trên toàn địa bàn. Tiến hành bao vây các vị trí chiếm đóng của địch và xác định đây là công tác trọng tâm Đảng bộ cần tập trung lãnh đạo.
Đại hội Đại biểu lần thứ VI: tổ chức vào tháng 9/1951 tại làng Tài Lương (nay thuộc xã Triệu Tài).
5
Nội dung chủ yếu: Đại hội đã phân tích sâu sắc những thất bại quan trọng trong chiến lược “dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh” của thực dân Pháp, đồng thời chỉ ra những biểu hiện lệch lạc, tư tưởng chủ quan của một số cán bộ lãnh chỉ đạo phong trào và quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh năm 1950, Nghị quyết Đại hội lần thứ II của Đảng tháng 02/1951.
Đại hội Đại biểu lần thứ VII: Đảng bộ huyện Triệu Phong được triệu tập tại Trừ Lấu (xã Triệu Ái) vào đầu tháng 10/1965 gồm 50 đại biểu của 18 xã và các ban ngành.
Nội dung chủ yếu: Nhằm đánh giá tình hình địch - ta trên địa bàn Triệu Phong; quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tỉnh lần thứ VI (tháng 8/1965) và bàn chủ trương cụ thề lãnh đạo phong trào cách mạng huyện nhà. Trên cơ sở 4 mục tiêu mà Đại hội Đảng bộ tỉnh đề ra, sau khi phân tích nhận định tình hình, Đại hội đã nhất trí thông qua Nghị quyết gồm 4 vấn đề lớn về xây dựng địa bàn đứng chân và bảo đảm hành lang, xây dựng Đảng, xây dựng các tổ chức quần chúng.
Đại hội Đại biểu lần thứ VIII: Được khai mạc ngày 03/02/1975 tại thôn Đại Hoà, xã Triệu Đại.
Nội dung chủ yếu: Đại hội đã tổng kết những bài học kinh nghiệm quý báu của 20 năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, rút ra những vấn đề cơ bản về mối quan hệ giữa Đảng và quần chúng trong công tác xây dựng Đảng suốt 20 năm qua. Đồng thời đề ra 2 nhiệm vụ chiến lược là: Lãnh đạo nhân dân tăng cường xây dựng vùng giải phóng vững mạnh, làm hậu phương trực tiếp cho chiến trường miền Nam và tiếp tục cùng với nhân dân cả nước hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, tiến tới thống nhất nước nhà.
Đại hội vừa kết thúc, Đảng bộ đã lãnh đạo lực lượng vũ trang địa phương và nhân dân chớp thời cơ tiến công tiêu diệt địch trên toàn trận tuyến giải phóng hoàn toàn quê hương vào ngày 19/3/1975.
6
Sau ngày đất nước thống nhất, thực hiện chủ trương của Trung ương, Triệu Phong và Hải Lăng sát nhập thành huyện Triệu Hải cùng cả nước xây dựng Chủ nghĩa xã hội. Nhưng tình hình kinh tế chính trị còn rất khó khăn, Triệu Hải là một huyện vừa đi qua chiến tranh, cơ sở vật chất bị tàn phá nặng nề phải xây dựng lại từ đầu. Để tiếp tục lãnh đạo nhân dân xây dựng quê hương, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Xã hội Chủ Nghĩa, Đảng bộ Triệu Hải đã tiến hành 5 kỳ Đại hội vào các năm 1977, 1980, 1982, 1986 và 1989.
Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Triệu Hải lần thứ nhất:
Từ ngày 27 đến 30/4/1977, Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Triệu Hải lần thứ nhất đã được triệu tập.
Nội dung chủ yếu: Đại hội này có ý nghĩa rất quan trọng, đại hội của hợp nhất hai huyện Triệu Phong và Hải Lăng. Đại hội lấy nghị quyết cấp trên soi sáng mà kiểm điểm tình hình mọi mặt trong hai năm qua, xác định vị trí đặc điểm tình hình trong điều kiện và thời kỳ mới để tìm ra cho được khả năng thuận lợi mới. Từ đó đề ra nhiệm vụ, mục tiêu, chỉ tiêu, biện pháp chủ yếu và bước đi 5 năm (1976 - 1980) và 2 năm (1977 - 1978). Đại hội quyết định những vấn đề quan trọng để nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ, nhằm bảo đảm yêu cầu nhiệm vụ chính trị trong giai đoạn mới để góp phần xây dựng Triệu Hải giàu về kinh tế, vững về chính trị, mạnh về quốc phòng, đẹp về văn hoá.
Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Triệu Hải lần thứ hai:
Từ ngày 10 đến 13/11/1980, Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Triệu Hải lần thứ hai đã được triệu tập.
Nội dung chủ yếu: Đại hội đã khẳng định: Đảng bộ huyện đã bám sát Chỉ thị, Nghị quyết của cấp trên, bám sát mục tiêu, chỉ tiêu mà đại hội Đảng bộ huyện lần thứ nhất đề ra; dựa vào 4 thế mạnh của địa phương, dựa vào lao động đất đai, rừng, biển và cơ sở vật chất hiện có, phát huy truyền thống cách mạng, nêu cao ý thức tự lực tự cường, tinh thần tiến công cách mạng, ra sức khắc phục khó khăn, nỗ lực phấn đấu, đã giành được thắng lợi tương đối toàn diện, tạo cơ sở cho phong trào những năm tiếp theo.
7
Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Triệu Hải lần thứ ba:
Đại hội Đảng bộ huyện Triệu Hải lần thứ III (vòng 1 ) diễn ra từ ngày 01 đến 06/1/1982. Từ ngày 8 đến ngày 13/11/1982, Đại hội Đảng bộ huyện Triệu Hải lần thứ III (vòng 2) đã được triệu tập.
Nội dung chủ yếu: Sau khi phân tích và đánh giá tình hình thực tế của địa phương, đại hội đã nhất trí thông qua Nghị quyết về phương hướng nhiệm vụ, mục tiêu, biện pháp trong những năm 1982-1985 trong đó đã đề ra 4 nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong những năm 1982-1985.
Đại hội cũng đã đề ra nhiệm vụ, giải pháp cụ thể cho mỗi vùng và từng ngành, quyết tâm lãnh đạo nhân dân vượt qua khó khăn thử thách để phát triển toàn diện.
Đại hội Đảng bộ huyện Triệu Hải lần thứ tư:
Đại hội đại biểu lần thứ IV Đảng bộ huyện Triệu Hải diễn ra từ ngày 9 đến ngày 13/9/1986.
Nội dung chủ yếu: Sau khi phân tích, đánh giá tình hình của huyện từ sau Đại hội III, Đại hội đã đề ra phương hướng giai đoạn 1986 - 1990 là: “tập trung sức phát triển nông nghiệp toàn diện, mạnh mẽ và vững chắc; đẩy mạnh công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên cơ sở phát triển nông nghiệp toàn diện, gắn công nghiệp nông nghiệp từ đầu và từ cơ sở, tăng nhanh và vững chắc hàng xuất khẩu; sử dụng tốt các cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có, đồng thời tiếp tục xây dựng các công trình trọng điểm, tiếp tục củng cố quan hệ sản xuất XHCN, đổi mới cơ chế quản lý, lấy kế hoạch làm trung tâm, thực hiện hoạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa; sắp xếp và phân bố lại lao động, dân cư; tạo cho người lao động có việc làm ổn định, tiếp tục đưa dân đi vùng kinh tế mới ngoài tỉnh. Thực hiện nghiêm túc sinh đẻ có kế hoạch; phát triển mạnh mẽ sự nghiệp văn hoá - xã hội, tăng cường quốc phòng an ninh, kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng an ninh nhằm từng bước xây dựng Triệu Hải thành một huyện nông công nghiệp”.
8
Đại hội Đảng bộ huyện Triệu Hải lần thứ năm:
Đại hội Đại biểu huyện lần thứ V diễn ra từ ngày 12 đến ngày 14/1/1989.
Nội dung chủ yếu: Từ sau Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ IV đến nay, công cuộc đổi mới đất nước theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã mở ra một bước ngoặt rất quan trọng. Nhiều nghị quyết của Trung ương, của tỉnh đã làm sáng tỏ phương hướng, nội dung đổi mới trên nhiều lĩnh vực. Các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước được vận dụng sáng tạo vào thực tiễn đem lại nhiều chuyển biến tích cực, từng bước xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, tạo điều kiện chuyển sang hạch toán kinh doanh XHCN. Đại hội khẳng định: Hai năm qua, Đảng bộ và nhân dân trong huyện đã không ngừng nỗ lực cố gắng, nâng cao nhận thức, tiếp cận những quan điểm đổi mới với việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ IV, đạt được những kết quả quan trọng.
Từ năm 1930 đến 1976, đảng bộ huyện Triệu Phong đã qua 8 kỳ Đại hội. Để kế tục truyền thống lãnh đạo của mình, Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 1996 - 2000 thống nhất lấy 5 kỳ Đại hội của Đảng bộ Triệu Hoà đưa vào lịch sử của Đảng bộ huyện Triệu Phong. Như vậy, Đại hội nhiệm kỳ 1991 - 1995 là Đại hội lần thứ XIV.
Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIV:
Diễn ra trong 2 ngày 08 và 09 tháng 10 năm 1991 tại thị trấn Ái Tử.
Nội dung chủ yếu: Đại hội khẳng định: “Những năm qua, Đảng bộ và Nhân dân huyện thực hiện đường lối đổi mới theo Nghị quyết Đại hội VI của Đảng và các Nghị quyết của Trung ương, của Tỉnh trong bối cách tình hình quốc tế có những diễn biến phức tạp. Đất nước ta đã đạt được những thành tựu rất quan trọng trong công cuộc đổi mới nhưng vẫn chưa ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội. Huyện mới lập lại, cơ sở vật chất kỹ thuâậ còn nhiều thiếu thốn, nhất là ở trung tâm huyện lỵ. Thiên tai bão lụt dồn dập vào cuối năm 1990 gây thiệt hại nặng.
9
Trước những thách thức đó, chúng ta vẫn vững vàng kiên định, đoàn kết một lòng, kế thừa và phát huy những thành tựu đạt được của Đảng bộ huyện Triệu Hải, nỗ lực phấn đấu, khắc phục khó khăn nên đã thu được những kết quả bước đầu quan trọng.
Trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng của nền kinh tế xã hội của huyện, Đại hội đã đề ra mục tiêu, phương hướng phát triển kinh tế - xã hội trong những năm 1991-1995 là: “Từng bước hoàn thiện cơ cấu kinh tế Nông-Lâm-Ngư nghiệp gắn liền với công nghiệp chế biến mở mang thêm nhiều ngành nghề, phấn đấu ổn định và phát triển kinh tế - xã hội; cải tiến cơ sở vật chất kỹ thuật và nâng cao tinh thần hăng say lao động sản xuất của nhân dân; từng bước xây dựng nông thôn mới XHCN; giữ gìn sự ổn định về chính trị, phát huy tinh thần dân chủ XHCN, đẩy lùi tiêu cực và bất công xã hội”.
Đại hội đảng bộ huyện lần thứ XV:
Diễn ra trong 2 ngày 05 và 06 tháng 4 năm 1996, được tổ chức tại thị trấn Ái Tử.
Nội dung chủ yếu: Sau khi phân tích những thuận lợi, khó khăn thách thức của giai đoạn 1996-2000, Đại hội đã đề ra mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện đến năm 2000 là: “Tăng trưởng kinh tế nhanh và vững chắc; chăm lo và giải quyết tốt các vấn đề văn hoá - xã hội; xoá đói giảm nghèo, cải thiện một bước đời sống của nhân dân; xây dựng nông thôn mới; đẩy lùi tiêu cực và thực hiện công bằng xã hội; tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; giữ vững sự ổn định về chính trị và trật tự an toàn xã hội, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh”.
Đại hội khẳng định cơ cấu kinh tế của huyện trong 5 năm tới là: Nông – Lâm - Ngư nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ và coi giai đoạn 1996-2000 là bước phát triển quan trọng, tạo đà, tạo thế để Đảng bộ, nhân dân toàn huyện đẩy manh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVI:
Được tiến hành tại thị trấn huyện lỵ Ái Tử, vào ngày 24 và 25 tháng 11 năm 2000; năm chuyển giao giữa 2 thiên
10
niên kỷ, đặt Đại hội trước một thềm thử thách, thời cơ và vận hội mới
Nội dung chủ yếu: Đại hội đã bàn định những vấn đề quan trọng về chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, công tác xây dựng Đảng và xây dựng chính quyền, đồng thời đề ra mục tiêu tổng quát như sau: Tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và đẩy mạnh sự nghiệp CNH-HĐH công nghiệp nông thôn. Khai thác có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế để đưa kinh tế phát triển nhanh và bền vững hơn. Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực; tạo nhiều việc làm cho người lao động; giảm nhanh hộ nghèo. Thực hiện dân chủ, công bằng xã hội; tích cực đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; thực hiện dân chủ, công bằng xã hội; tích cực đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực lãng phí; thực hành tiết kiệm. Giữ vững an ninh chính trị - TTAT XH. Xây dựng các tổ chức Đảng, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể vững mạnh.
Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVII:
Được tiến hành vào tháng 10 năm 2005 tại thị trấn huyện lỵ Ái Tử.
Nội dung chủ yếu: Đại hội đã bàn định những vấn đề quan trọng về chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, công tác xây dựng Đảng và xây dựng chính quyền, đồng thời đề ra mục tiêu tổng quát như sau: Huy động tốt nội lực, tranh thủ có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài để tạo bước đột phá trên một số lĩnh vực chủ yếu. Tập trung khai thác có hiệu quả các tiền năng, lợi thế của từng vùng để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng. Phát triển nền nông nghiệp toàn diện theo hướng đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi, tiến tới phá thế độc canh trong nông nghiệp. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, từng bước giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp, ngành nghề, thương mại - dịch vụ; trong nông nghiệp tăng tỷ trọng chăn nuôi. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Chăm lo ngày càng tốt hơn sự nghiệp giáo dục, bảo vệ sức khoẻ nhân dân; giải quyết việc
11
làm, tăng hộ khá và giàu, giảm hộ nghèo. Từng bước xây dựng nông thôn Triệu Phong văn minh, tiến bộ. Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân vững mạnh. Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức Đảng; tiếp tục làm tốt công tác cán bộ, xem đây là khâu đột phá trong kế hoạch phát triển 5 năm tới. Tăng cường công tác quản lý, điều hành của chính quyền các cấp, đẩy manh cải cách hành chính, thực hiện tiết kiệm, đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí. Thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở. Tăng cường công tác vận động nhân dân.
HUYỆN UỶ HUYỆN TRIỆU PHONG
Ảnh tư liệu
12
Câu 2: Bạn hãy cho biết huyện Triệu Phong được lập lại từ ngày tháng năm nào ? Theo văn bản nào của Chính phủ ? Ngày đầu mới lập lại, huyện có diện tích, dân số là bao nhiêu ? Có bao nhiêu xã, thị trấn ? Những khó khăn lúc mới lập lại huyện là gì ?
Trả lời:
- Thực hiện Quyết định số 91/HĐBT ngày 23 tháng 3 năm 1990 của Hội đồng Bộ trưởng về việc chia huyện Triệu Hải thành hai huyện Triệu Phong và Hải Lăng, ngày mông 1 tháng 5 năm 1990 huyện Triệu Phong chính thức được lập lại. Những ngày đầu mới lập lại, huyện Triệu Phong có diện tích tự nhiên là 51.200 ha, trong đó có 7.426 ha đất nông nghiệp, 3.915 đất chuyên dùng, 18.129 ha đất lâm nghiệp và 21.730 ha đất khác. Bao gồm 19.520 hộ, 94.412 nhân khẩu. Huyện Triệu Phong gồm 21 xã: Triệu Thượng, Triệu Ái, Triệu Giang, Triệu Thành,Triệu Long, Triệu Đại, Triệu Thuận, Triệu Độ, Triệu Hoà, Triệu Đông, Triệu Trung, Triệu Sơn, Triệu Tài, Triệu Trạch, Triệu Phước, Triệu An, Triệu Vân, Triệu Lăng, Triệu Nguyên, Ba Lòng, Hải Phúc. Đến tháng 8/1994 thành lập thị trấn Ái Tử, tháng 10/1996, cắt 3 xã Triệu Nguyên, Ba Lòng và Hải Phúc về huyện Đakrông.
- Những khó khăn lúc mới lập lại huyện là:
+ Về cơ sở vật chất: Do chọn địa điểm huyện lỵ mới nên khi chia huyện chỉ có 03 ngôi nhà sắt lợp tôn của trụ sở UBND huyện Triệu Hải cũ được chuyển ra Ái Tử dựng tạm để làm trụ sở UBND huyện. Các cơ quan khác phải mượn tạm nhà dân và một số cơ quan, xí nghiệp cũ để làm việc.
Điều kiện tài chính ngân sách rất eo hẹp, thu trên địa bàn không có, đây là khó khăn đầu tiên, và là khó khăn lớn không thể không khắc phục.
+ Trên lĩnh vực kinh tế: Tính chất manh mún, què quặt trong canh tác trong thâm canh; yếu tố tự túc, tự cấp còn phổ biến trong lưu thông, tính chất bảo thủ, khép kín trong phân phối.
+ Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển chậm.
13
+ Những tiêu cực trong kinh tế - xã hội phát sinh do tác động từ mặt trái của cơ chế quản lý mới có chiều hướng phát triển. Sự chênh lệch về mật độ dân số, về lao động, về diện tích và kỹ thuật canh tác; về năng lực tổ chức và quản lý giữa các vùng còn lớn, dẫn đến trình độ phát triển không đồng đều... là những khó khăn thách thức đang từng ngày đặt ra cho Đảng bộ và Nhân dân huyện cần phải nỗ lực để khắc phục.
+ Thiên nhiên khắc nghiệt, hạn hán lũ lụt xảy ra thường xuyên, nhất là các trận bão, lũ liên tiếp trong các năm 1990, 1994, 1995, 1997, 1999 làm thiệt hại khá lớn đến sản xuất nông nghiệp và kết cấu hạ tầng, đặc biệt, trận lũ trong tháng 10/1995 đã gây hậu quả nghiêm trọng về người và tài sản, làm cho điều kiện sản xuất và đời sống của nhân dân càng thêm khó khăn. Trong các năm 1993, 1997, 1998 hạn hán kéo dài.
+ Trên lĩnh vực tư tưởng chính trị, sau sự sụp đổ của Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu, mặc dù đã được Trung ương định hướng rõ bằng các Chỉ thị, Nghị quyết nhưng tình hình tư tưởng trong Đảng, trong xã hội vẫn còn đặt ra nhiều tình huống khá phức tạp. Do những sự kiện diễn ra khá dồn dập, có tính dây chuyền, trong lúc đó công tác tư tưởng chưa phân tích, đánh giá và dự báo kịp xu thế phát triển của diến biến tình hình nên đã có không ít người hoài nghi, dao động, thiếu niềm tin về con đường đi lên CNXH ở nước ta từ đó dẫn đến việc bỏ sinh hoạt Đảng, không muốn vào Đảng, không tha thiết với học thiết Mác - Lênin; thậm chí có một số dư luận phủ nhận 2 cuộc kháng chiến chông thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược của dân tộc ta.
+ Các thế lực thù địch tăng cường chống phá cách mạng nươớ ta bằng chiến lược “Diễn biến hoà bình” hết sức tinh vi, xảo quyệt mà vấn đề trọng tâm là tập trung xuyên tạc đường lối chủ trương của Đảng, dùng mọi thủ đoạn để hạ uy thế của chủ nghĩa Mác - Lênin, tuyên truyền, mua chuộc, dụ dỗ, lôi kéo quần chúng; tăng cường việc du nhập văn hoá phẩm đồi truỵ để về hoặc thanh thiếu niên, học sinh sinh viên;
14
rãi tờ rơi, tạo điểm nóng... nhằm làm cho tình hình xã hội mất phương hướng phát triển, tạo thời cơ đi đến bạo loạn lật đổ.
+ Trong bối cảnh ấy, tình hình vượt biên vượt biển trái phép diễn ra khá phức tạp, có tổ chức chặt chẽ, tinh vi; bọn tội phạm hình sự trộm cắp, gây xâu ẩu làm mất trật tự xã hội diễn ra ở nhiều nơi; vấn đề tranh chấp đất đai ở một số địa phương diễn ra khá phức tạp, cá biệt có địa phương do tranh chấp đất đai nên để xảy ra điểm nóng về an ninh trật tự.
Đây là những khó khăn thách thức lớn, trực tiếp tác động đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội huyện nhà, đòi hỏi Đảng bộ huyện phải hết sức linh hoạt, nhạy cảm trong lãnh đạo xử lý và ổn định tình hình.
THỊ TRẤN ÁI TỬ - HUYỆN TRIỆU PHONG
15
Câu 3: Hãy nêu những thành tựu lớn về kinh tế của Đảng bộ và nhân dân Triệu Phong đạt được trong 20 năm đổi mới và phát triển ? Theo bạn, những thành tựu lớn đó có ý nghĩa như thế nào đối với một huyện thuần nông như Triệu Phong ?
Trả lời:
- Trong nông nghiệp: Những ngày đầu mới chia huyện, dù còn bộn bề những khó khăn phải tiếp tục khắc phục, Ban chấp hành Đảng bộ huyện vẫn tập trung chỉ đạo định hướng phát triển nông nghiệp cho từng vùng, tích cực tìm tòi, khảo nghiệm các loại giống cây trồng vật nuôi để xác định cây con ổn định cho quá trình phát triển sản xuất từ đó chương trình chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng vật nuôi của huyện trong những năm 1990-2010 được triển khai khá đồng bộ và đạt nhiều kết quả khá.
- Về lĩnh vực chăn nuôi: Đảng bộ huyện tập trung chỉ đạo khá toàn diện và đầu tư thích đáng cho công tác giống và khâu kỹ thuật nhằm từng bước đưa lĩnh vực chăn nuôi chiếm tỷ trọng cao trong tỷư trọng giá trị kinh tế nông nghiệp. Chất lương đàn vật nuôi ngày càng được coi trọng, vấn đề thức ăn được đề cao. Giá trị sản lương chăn nuôi trong tổng giá trị sản lượng ngành nông nghiệp vấn tăng đều hàng năm và là địa phương có tỷ trọng giá trị chăn nuôi trong tổng sản lượng ngành nông nghiệp cao so với toàn tỉnh.
Trong trồng trọt, chăn nuôi. Hội nghị huyện uỷ lần thứ 3 (khoá XV) đã ban hành Nghị quyết chuyên đề số 1a-NQ/HU về “Chương trình chuyển đổi cơ cấu một số cây trồng, vật nuôi giai đoạn 1996-2000”; Hội nghị huyện uỷ (khoá XVII) ban hành Nghị quyết 02-NQ/HU về “Phát triển chăn nuôi giai đoạn 2006-2010”, Nghị quyết 04-NQ/HU về “Phát triển kinh tế vùng gò đồi giai đoạn 2006-2010” đồng thời khẳng định: Đẩy mạnh chuyển đổi cô cấu cây trồng, vật nuôi là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược. Vì vậy, diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt 15.398,9ha. Diện tích lúa chất lượng cao chiếm 55% trong tổng số 10.476,2 ha gieo cấy. Năng suất cây công nghiệp ngắn ngày, cây thực phẩm tăng. Năng suất
16
lúa bình quân 5 năm trở lại đây đạt 104 tạ/ha/năm (giai đoạn 1996-2000 chỉ đạt 90 tạ/ha/năm).
Chăn nuôi theo hình thức gia trại, trang trại phát triển mạnh. Nuôi trồng thuỷ sản có bước phát triển mới, nhất là nuôi tôm thẻ chân trắng với diện tích nuôi toàn huyện 738,6 ha. Sản lượng nuôi trồng đạt 2.142,5 tấn. Phát huy hiệu quả Nghị quyết số 05-NQ/HU về “Nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội vùng biển đến năm 2000”, chủ trương đánh bắt xa bờ, dài ngày nên sản lượng khai thác thuỷ hải sản hàng năm tăng từ 2000 tấn lên 3758 tấn. Các tiến bộ kỹ thuật, các giống cây trồng vật nuôi có năng suất được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất, chăn nuôi. Công tác tiêm phòng, kiểm soát dịch bệnh, giết mổ vật nuôi được thực hiện đầy đủ, đúng nguyên tắc góp phần đảm bảo vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm.
Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt 40,01 tỷ đồng (giai đoạn 1991-1995 khoảng 2,235 tỷ). Huyện đã hoàn thành quy hoạch phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020; xây dựng các cụm công nghiệp trọng điểm để phát triển thương mại, dịch vụ và công nghiệp sạch ở Nam Cửa Việt và khu sân bay Ái Tử.
Thương mại, dịch vụ ngày càng đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống nhân dân theo hướng nâng cao chất lượng và tiện ích. Giá trị toàn ngành đạt 190,133 tỷ đồng, tăng và vượt kế hoạch đề ra.
Hoạt động đối ngoại được tăng cường và mở rộng, tổng mức đầu tư trên địa bàn đạt 197,296 tỷ đồng. Giá trị ngành xây dựng đạt 97,5 tỷ đồng.
Nguốn thu ngân sách trên địa bàn được huyện chủ động và không
ngừng tăng lên. Hệ thông ngân hàng đã triển khai thực hiện có hiêu quả các chính sách tiền tệ của Chính phủ, đáp ứng nhu cầu vay vốn trên địa bàn, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, xoá đói giảm nghèo.
17
Công tác quản lý tài nguyên môi trường đã đi vào nề nếp. Hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyện sử dụng đất cho nông dân. Quản lý và sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch. Ý thức bảo vệ môi trường của người dân được nâng lên. Công tác phòng chống và khắc phục thiên tại được tiến hành chủ động, kịp thời có hiệu quả.
- Đối với một huyện thuần nông như Triệu Phong, những thành tựu trên rất có ý nghĩa:
- Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện, ngành kinh tế nông nghiệp Triệu Phong thời kỳ 1990-2010 có sự bứt phá trong phát triển và đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng mà nhân tố mới trong nông nghiệp 20 năm kể từ 1990 là sự xuất hiện các loại giống cây trồng vật nuôi có giá trị kinh tế cao đã góp phần XĐGN và ổn định đời sống nhân dân. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dich theo hướng tích cực. Trong SXKD đã xuất hiện nhiều mô hình đưa lại hiệu quả kinh tế cao. Đời sống vật chất của nhân dân được nâng lên rõ rệt.
- Trong điều kiện một huyện thuần nông rất khó để phát triển các ngành Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiêp, nhất là vấn đề vốn và lao động. Nhưng nhờ có những chủ trương giải pháp trên đã tác động tích cực đến sự phát triển của một số ngành trên cả 2 khâu: quy mô và chất lượng sản phẩm. Do đó ngành Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp của Triệu Phong đã khẳng định được vai trò trong quá trình chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế, thu hút được nhiều nguồn vốn trong và ngoài huyện, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, góp phần đáng kể vào ngân sách huyện và tăng thu nhập cho người dân.
- Sự phát triển của các loại hình dịch vụ ở nông thôn cũng đã thể hiện sinh động sự thay đổi về chất lượng cuộc sống của đại bộ phận cư dân nông thôn. Đây là sự thay đổi có ý nghĩa vô cùng quan trọng cả về lĩnh vực kinh tế và chính trị. Từ vấn đề này, tình cảm, suy nghĩ và niềm tin của nhân dân đối với Đảng, với chế độ được khẳng định vững chắc, an ninh chính trị do đó cũng đã được ổn định, tạo cơ hội cho các lĩnh vực khác phát triển.
18
Câu 4: Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” được thực hiện trên địa bàn huyện đã 3 năm. Theo bạn, trong 3 năm thực hiện Cuộc vận động đó, những kết quả đạt được lớn nhất là vấn đề gì ?
Trả lời:
- Thứ nhất, cuộc vận động đã thu hút đông đảo cán bộ đảng viên và các tầng lớp nhân dân tham gia tương đối liên tục và đưa lại những kết quả rất đáng phấn khởi.
- Thứ hai, khả năng thẩm thấu và sức lan toả của cuộc vân động càng về sau càng rộng lớn; việc chào cờ đầu tuần và treo ảnh chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân hưởng ứng và từng bước đi vào nề nếp.
- Thứ ba, thông qua cuộc vận động, nhiều thói hư tật xấu như uống rượu bia, la cà các quan giải khát trong giờ hành chính, thói quen đi muộn về sớm, tình trạng quan liêu, sách nhiễu nhân dân... từng bước đã được hạn chế.
- Về phong trào làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh được nhiều người hưởng ứng, trong thực tế trên địa bàn huyện đã xuất hiện nhiều phong trào, nhiều tấm gương tốt về làm theo tấm gương đạo đức của Bác. Mặc dù còn có nhiều mô hình không phải là mới, nhưng sau gần 3 năm thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, phong trào làm theo đã được cấp uỷ và Ban chỉ đạo các cấp tập trung chỉ đạo, hướng dẫn và xây dựng nên đã có sự phát triển ở hầu hết các địa phương, cơ quan, đơn vị với nhiều tấm gương điển hình rất đáng để nhân rộng và học tập. Vấn đề này chứng tỏ cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đã được đông đảo cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn huyện hưởng ứng tham gia tích cực và đã thu được những kết quả có ý nghĩa chính trị sâu sắc. Cuộc vận động đó không dừng lại mà đã được duy trì liên tục và ngày càng đi vào chiều sâu cả về nhận thức và hành động.
19
Câu 5: Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XVII đề ra mục tiêu tổng quát như sau: “ Huy động tốt nội lực, tranh thủ có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài đẻ tạo bước đột phá trên một số lĩnh vực chủ yếu. Tập trung khai thác có hiệu quả các tiềm năng lợi thế của từng vùng để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng. Phát triển nền nông nghiệp toàn diện theo hướng đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi, tiến tới phá thế độc canh trong nông nghiệp. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, từng bước giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp, nghành nghề, thương mại, dịch vụ”.
Dựa vào mục tieê tổng quát nêu trên, theo bạn, trong gần 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XVII của Đảng bộ huyện, nền kinh tế huyện nhà đã có những chuyển biến mạnh mẽ nào bạn cho là ấn tượng nhất ?.
Trả lời:
Trong gần 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XVII của Đảng bộ huyện, kinh tế huyện nhà phát triển khá, tốc độ tăng bình quân hàng năm đạt 10,3% (mục tiêu đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVII đề ra là 9-10%), trong đó: Ngành nông-lâm-thuỷ sản tăng bình quân hàng năm là 9,8% công nghiệp-TTCN tăng 16,4%, xây dựng tăng 8,9%, thương mại, dịch vụ tăng 11%.
Năm 2010 tỷ trọng giá trị nông - lâm - thuỷ sản chiếm 53,43%, công nghiệp - xây dựng chiếm 19,59%; thương mại, dịch vụ chiếm 26,98% (năm 2005 lần lượt là 54,66%, 19,11% và 26,23%)
Các tiến bộ kỹ thuật, các biện pháp luân canh, xen canh, tăng vụ, cơ giới hoá được đưa vào ứng dụng khá rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp; diện tích một số cây có giá trị kinh tế cao được mở rộng, nhất là cây thực phẩm. Hệ số sử dụng đất năm 2010 tăng lên hơn 2 lần (năm 2005: 1,82 lần). Công tác giống cây trồng được quan tâm, nhất là các giống lúa năng suất, chất lượng cao, năm 2010 diện tích lúa chất lượng cao chiếm trên 60% diện tích. Sản lượng lương thực có hạt năm 2010 ước đạt 53.942 tấn, bình quân lương thực
20
đầu người 496 kg/người, đảm bảo mục tiêu an ninh lương thực.
- Công tác quy hoạch, dồn điền đổi thửa được nhiều địa phương thực hiện, hình thành một số vùng sản xuất hàng hoá tập trung. Toàn huyện đã xây dựng được 874 ha có giá trị kinh tế cao theo Nghị quyết số 03 - NQ/HU của Huyện uỷ (khoá XVII). Thực hiện chương trình trồng cao su tiêu điền, toàn huyện đã trồng được 700 ha, mặc dù chưa đạt kế hoạch đề ra nhưng đây là sự cố gắng lớn trong điều kiện có những khó khăn về đất đai và nguồn vốn.
- Chăn nuôi gia súc phát triển theo hướng gia trại, trang trại và nâng cao chất lượng. Tỷ trọng giá trị ngành chăn nuôi trong giá trị sản xuật nông nghiệp được nâng lên, từ 32% năm 2005 tăng lên 35,3% năm 2010; tỷ lệ bò lai sind chiếm 25% tổng đàn.
- Các chương trình trồng rừng được thực hiện có hiệu quả, toàn huyện trồng được 2.837 ha rừng tập trung, bình quân hàng năm trồng 567 ha, vượt chỉ tiêu đại hội đề ra, độ che phủ rừng đạt 42%
- Sản xuất công nghiệp - TTCN đạt tốc độ tăng trưởng khá.
- Công tác quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết, xây dựng kết cấu hạ tầng và xúc tiến đầu tư phát triển công nghiệp được thực hiện tích cực (Quy hoạch phát triển công nghiệp đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020, Quy hoạch và xây dựng cơ sở hạ tầng cụm công nghiệp - làng nghề Ái Tử, quy hoạch cụm công nghiệp Nam Cửa Việt, quy hoạch khu sân bay Ái Tử).
- Trong điều kiên có nhiều khó khăn nhưng nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đã đầu tư mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ trang thiết bị, kỹ thuật, thu hút thêm lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất. Nhà máy khí CO2 hoá lỏng đi vào hoạt động, bước đầu đem lại hiệu quả, tạo ra sản phẩm mới trong sản xuất công nghiệp trên địa bàn.
- Công tác khuyến công được chú trọng, tích cực hỗ trợ các cơ sở sản xuất xây dựng bao bì, nhãn mác, từng
21
bước hình thành thương hiệu, góp phần duy trì mở rộng và phát triển một số ngành nghề ở nông thôn như sản xuất bánh kẹo, chế biến lương thực, chế biến hải sản.
- Thương mại, dịch vụ phát triển đa dạng, rộng khắp và giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế của huyện. Khu vực phía Đông Quốc lộ 1A được quy hoạch để phát triển thương mại, dịch vụ và công nghiệp sạch; chợ trung tâm thị trấn và một số chợ nông thôn được triển khai xây dựng. Bãi tắm Triệu Lăng, Hồ Ái Tử, Hồ Sắc Tứ được quy hoạch để phát triển du lịch. Công tác xuc tiến đầu tư phát triển dịch vụ du lịch được thực hiện tích cực. Các dịch vụ vận tải, bưu chính, viễn thông có bước phát triển theo hương nâng cao chất lượng, đa dạng, tiện ích và hiện đại hoá. Huyện đã tích cực xúc tiến để thành lập chi nhanh điện, ngân hàng nhằm nâng cao chất lượng phục vụ trên địa bàn.
- Huyện đã phát huy tốt nội lực trong nhân dân, tranh thủ và sử dụng có hiệu quả nguồn lực bên ngoài để xây dựng kết cấu hạ tầng. Bộ mặt đô thị và nông thôn ngày càng được đổi mới. Hệ thông đường giao thông được nâng cấp, sửa chữa và xây dựng mới. Chương trình bê tông hoá GTNT được nhân dân hưởng ứng thực hiện có hiệu quả cao. Các tuyến đường đến trung tâm xã được nhựa hoá, bê tông hoá. Nhiều kếu cấu hạ tầng giao thông quan trọng được đầu tư xây dựng, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, như: cầu Cửa Việt, cầu Bắc Phước, cầu Triệu Đông, cầu Sãi, cầu Rì Rì, đường Đại - Độ - Thuận - Phước, đường về khu lưu niệm Tổng bí thư Lê Duẩn, đường về nhà lưu niệm đồng chí Phó thủ tướng Trần Hữu Dực; đường về trung tâm xã Triệu Đông, các tuyến đường lên vùng gò đồi xã Triệu Ái, Triệu Thượng. Hệ thống trường, lớp học được đầu tư theo hướng đạt chuẩn, 100% trường THCS, khu trung tâm trường Tiểu học được xây dựng cao tầng.
- Thực hiện Nghị quyết TW 5 (khoá IX) về “tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể”, các HTX được chuyển đôi, củng cố và hoạt động ngày càng có hiệu quả hơn. HTX đã tham gia tích cực trong việc thực hiện
22
các chính sách của Đảng, Nhà nước ở nông thôn, nhất là ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật về giống, c
BẢN ĐỒ HUYỆN TRIỆU PHONG
2
HUYỆN TRIỆU PHONG
QUY HOẠCH ĐẾN 2015 TẦM NHÌN ĐẾN 2020
3
Câu 1: Bạn hãy cho biết: Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Triệu Phong thành lập vào tháng năm nào? Từ khi thành lập đến nay, Đảng bộ huyện đã qua mấy kỳ đại hội, vào năm nào? nội dung chủ yếu của từng đại hội.
Trả lời:
Ngày 21/4/1930, Tỉnh uỷ lâm thời tỉnh Quảng Trị được thành lập tại nhà ông Nguyễn Phu, làng Đại Hào (nay thuộc xã Triệu Đại), Phủ Triệu Phong do đồng chí Lê Thế Tiết làm bí thư. Trên cơ sở sự lớn mạnh của các chi bộ trong phủ và sự chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh uỷ lâm thời, cuối tháng 7/1930, Phủ uỷ Triệu Phong được thành lập gồm 3 đồng chí do đồng chí Đoàn Thị làm Bí thư. Ban Phủ uỷ gồm: Đoàn Thị (An Tiêm), Lê Hoạch (An Lợi) và Nguyễn Thuấn (Lập Thạch).
Từ ngày thành lập (cuối tháng 7/1930) đến nay, Đảng bộ Triệu Phong đã trải qua 17 kỳ Đại hội trong những thời kỳ lịch sử khác nhau. Xuất phát từ tình hình cụ thể của từng thời kỳ, mỗi Đại hội là một mốc son đưa phong trào cách mạng huyện nhà không ngừng phát triển.
Đại hội Đại biểu lần thứ I:
Đảng bộ Phủ được triệu tập tại nhà đồng chí Dương Đậu, thôn Hữu Niên (nay thuộc xã Triệu Hoà) vào ngày 03/3/1938.
Nội dung chủ yếu: Đại hội đã đánh giá tình hình trong Phủ sau tám năm lãnh đạo nhân dân đấu tranh, đặc biệt là 2 năm đấu tranh đòi quyền lợi dân sinh dân chủ theo nội dung của phong trào Đông Dương Đại hội. Trên cơ sở đó đề ra những nhiệm vụ cụ thể cho thời kỳ 1939-1945 - thời kỳ vận động giải phóng dân tộc; trong đó nhấn mạnh vấn đề xây dựng Đảng, xây dựng các tổ chức quần chúng là nhiệm vụ hàng đầu cần được quan tâm.
Đại hội Đại biểu lần thứ II:
Đảng bộ huyện triệu tập tại làng Vệ Nghĩa (nay thuộc xã Triệu Long) vào tháng 02/1946.
4
Nội dung chủ yếu: Đại hội này có tầm quan trọng trong việc củng cố tổ chức cơ sở Đảng, chính quyền và các đoàn thể, đồng thời tập trung trí tuệ bàn định những sách lược đúng với tình hình để đưa phong trào cách mạng Triệu Phong sớm vượt qua những cam go, thử thách. Đại hội đã tập trung thảo luận và quán triệt Chỉ thị “kháng chiến - kiến quốc” của Thường vụ Trung ương Đảng (ngày 25/11/1945) và định ra những phương hướng cho cách mạng huyện nhà có những bước đi phù hợp.
Đại hội Đại biểu lần thứ III: Tiến hành vào cuối tháng 10/1947 tại nhà thờ họ Trần, làng Thượng Trạch (nay thuộc xã Triệu Sơn). Đại hội có đồng chí Vĩnh Mai, Uỷ viên thường vụ Tỉnh uỷ về dự và chỉ đạo.
Nội dung chủ yếu: Vấn đề Đại hội nêu ra là nhanh chóng củng cố cơ sở Đảng, chính quyền và đoàn thể Mặt trận. Trên cơ sở đó khẳng định quyết tâm đánh bại âm mưu “tốc chiến tốc thắng” của kẻ thù, đưa sự nghiệp kháng chiến đến thắng lợi.
Đại hội Đại biểu lần thứ IV: tổ chức tại Tràng Mốc (nay thuộc xã Triệu Thượng) vào cuối năm 1948.
Nội dung chủ yếu: Đại hội đã kiểm điểm một cách sâu sắc sự lãnh đạo của Đảng bộ đối với công tác chính trị ở từng địa phương, nhất là công tác địch vận, trừ gian phá tề và vận động quần chúng tham gia kháng chiến.
Đại hội Đại biểu lần thứ V: diễn ra vào đầu năm 1950 tại làng Xuân Khê (nay thuộc xã Triệu Ái)
Nội dung chủ yếu: Sau khi nhận định đánh giá tình hình, Đại hội đã chủ trương đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động vũ trang toàn dân, tạo thế hơn hẳn trong so sánh lực lương giữa ta và địch trên toàn địa bàn. Tiến hành bao vây các vị trí chiếm đóng của địch và xác định đây là công tác trọng tâm Đảng bộ cần tập trung lãnh đạo.
Đại hội Đại biểu lần thứ VI: tổ chức vào tháng 9/1951 tại làng Tài Lương (nay thuộc xã Triệu Tài).
5
Nội dung chủ yếu: Đại hội đã phân tích sâu sắc những thất bại quan trọng trong chiến lược “dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh” của thực dân Pháp, đồng thời chỉ ra những biểu hiện lệch lạc, tư tưởng chủ quan của một số cán bộ lãnh chỉ đạo phong trào và quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh năm 1950, Nghị quyết Đại hội lần thứ II của Đảng tháng 02/1951.
Đại hội Đại biểu lần thứ VII: Đảng bộ huyện Triệu Phong được triệu tập tại Trừ Lấu (xã Triệu Ái) vào đầu tháng 10/1965 gồm 50 đại biểu của 18 xã và các ban ngành.
Nội dung chủ yếu: Nhằm đánh giá tình hình địch - ta trên địa bàn Triệu Phong; quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tỉnh lần thứ VI (tháng 8/1965) và bàn chủ trương cụ thề lãnh đạo phong trào cách mạng huyện nhà. Trên cơ sở 4 mục tiêu mà Đại hội Đảng bộ tỉnh đề ra, sau khi phân tích nhận định tình hình, Đại hội đã nhất trí thông qua Nghị quyết gồm 4 vấn đề lớn về xây dựng địa bàn đứng chân và bảo đảm hành lang, xây dựng Đảng, xây dựng các tổ chức quần chúng.
Đại hội Đại biểu lần thứ VIII: Được khai mạc ngày 03/02/1975 tại thôn Đại Hoà, xã Triệu Đại.
Nội dung chủ yếu: Đại hội đã tổng kết những bài học kinh nghiệm quý báu của 20 năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, rút ra những vấn đề cơ bản về mối quan hệ giữa Đảng và quần chúng trong công tác xây dựng Đảng suốt 20 năm qua. Đồng thời đề ra 2 nhiệm vụ chiến lược là: Lãnh đạo nhân dân tăng cường xây dựng vùng giải phóng vững mạnh, làm hậu phương trực tiếp cho chiến trường miền Nam và tiếp tục cùng với nhân dân cả nước hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, tiến tới thống nhất nước nhà.
Đại hội vừa kết thúc, Đảng bộ đã lãnh đạo lực lượng vũ trang địa phương và nhân dân chớp thời cơ tiến công tiêu diệt địch trên toàn trận tuyến giải phóng hoàn toàn quê hương vào ngày 19/3/1975.
6
Sau ngày đất nước thống nhất, thực hiện chủ trương của Trung ương, Triệu Phong và Hải Lăng sát nhập thành huyện Triệu Hải cùng cả nước xây dựng Chủ nghĩa xã hội. Nhưng tình hình kinh tế chính trị còn rất khó khăn, Triệu Hải là một huyện vừa đi qua chiến tranh, cơ sở vật chất bị tàn phá nặng nề phải xây dựng lại từ đầu. Để tiếp tục lãnh đạo nhân dân xây dựng quê hương, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Xã hội Chủ Nghĩa, Đảng bộ Triệu Hải đã tiến hành 5 kỳ Đại hội vào các năm 1977, 1980, 1982, 1986 và 1989.
Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Triệu Hải lần thứ nhất:
Từ ngày 27 đến 30/4/1977, Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Triệu Hải lần thứ nhất đã được triệu tập.
Nội dung chủ yếu: Đại hội này có ý nghĩa rất quan trọng, đại hội của hợp nhất hai huyện Triệu Phong và Hải Lăng. Đại hội lấy nghị quyết cấp trên soi sáng mà kiểm điểm tình hình mọi mặt trong hai năm qua, xác định vị trí đặc điểm tình hình trong điều kiện và thời kỳ mới để tìm ra cho được khả năng thuận lợi mới. Từ đó đề ra nhiệm vụ, mục tiêu, chỉ tiêu, biện pháp chủ yếu và bước đi 5 năm (1976 - 1980) và 2 năm (1977 - 1978). Đại hội quyết định những vấn đề quan trọng để nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ, nhằm bảo đảm yêu cầu nhiệm vụ chính trị trong giai đoạn mới để góp phần xây dựng Triệu Hải giàu về kinh tế, vững về chính trị, mạnh về quốc phòng, đẹp về văn hoá.
Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Triệu Hải lần thứ hai:
Từ ngày 10 đến 13/11/1980, Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Triệu Hải lần thứ hai đã được triệu tập.
Nội dung chủ yếu: Đại hội đã khẳng định: Đảng bộ huyện đã bám sát Chỉ thị, Nghị quyết của cấp trên, bám sát mục tiêu, chỉ tiêu mà đại hội Đảng bộ huyện lần thứ nhất đề ra; dựa vào 4 thế mạnh của địa phương, dựa vào lao động đất đai, rừng, biển và cơ sở vật chất hiện có, phát huy truyền thống cách mạng, nêu cao ý thức tự lực tự cường, tinh thần tiến công cách mạng, ra sức khắc phục khó khăn, nỗ lực phấn đấu, đã giành được thắng lợi tương đối toàn diện, tạo cơ sở cho phong trào những năm tiếp theo.
7
Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Triệu Hải lần thứ ba:
Đại hội Đảng bộ huyện Triệu Hải lần thứ III (vòng 1 ) diễn ra từ ngày 01 đến 06/1/1982. Từ ngày 8 đến ngày 13/11/1982, Đại hội Đảng bộ huyện Triệu Hải lần thứ III (vòng 2) đã được triệu tập.
Nội dung chủ yếu: Sau khi phân tích và đánh giá tình hình thực tế của địa phương, đại hội đã nhất trí thông qua Nghị quyết về phương hướng nhiệm vụ, mục tiêu, biện pháp trong những năm 1982-1985 trong đó đã đề ra 4 nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong những năm 1982-1985.
Đại hội cũng đã đề ra nhiệm vụ, giải pháp cụ thể cho mỗi vùng và từng ngành, quyết tâm lãnh đạo nhân dân vượt qua khó khăn thử thách để phát triển toàn diện.
Đại hội Đảng bộ huyện Triệu Hải lần thứ tư:
Đại hội đại biểu lần thứ IV Đảng bộ huyện Triệu Hải diễn ra từ ngày 9 đến ngày 13/9/1986.
Nội dung chủ yếu: Sau khi phân tích, đánh giá tình hình của huyện từ sau Đại hội III, Đại hội đã đề ra phương hướng giai đoạn 1986 - 1990 là: “tập trung sức phát triển nông nghiệp toàn diện, mạnh mẽ và vững chắc; đẩy mạnh công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên cơ sở phát triển nông nghiệp toàn diện, gắn công nghiệp nông nghiệp từ đầu và từ cơ sở, tăng nhanh và vững chắc hàng xuất khẩu; sử dụng tốt các cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có, đồng thời tiếp tục xây dựng các công trình trọng điểm, tiếp tục củng cố quan hệ sản xuất XHCN, đổi mới cơ chế quản lý, lấy kế hoạch làm trung tâm, thực hiện hoạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa; sắp xếp và phân bố lại lao động, dân cư; tạo cho người lao động có việc làm ổn định, tiếp tục đưa dân đi vùng kinh tế mới ngoài tỉnh. Thực hiện nghiêm túc sinh đẻ có kế hoạch; phát triển mạnh mẽ sự nghiệp văn hoá - xã hội, tăng cường quốc phòng an ninh, kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng an ninh nhằm từng bước xây dựng Triệu Hải thành một huyện nông công nghiệp”.
8
Đại hội Đảng bộ huyện Triệu Hải lần thứ năm:
Đại hội Đại biểu huyện lần thứ V diễn ra từ ngày 12 đến ngày 14/1/1989.
Nội dung chủ yếu: Từ sau Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ IV đến nay, công cuộc đổi mới đất nước theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã mở ra một bước ngoặt rất quan trọng. Nhiều nghị quyết của Trung ương, của tỉnh đã làm sáng tỏ phương hướng, nội dung đổi mới trên nhiều lĩnh vực. Các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước được vận dụng sáng tạo vào thực tiễn đem lại nhiều chuyển biến tích cực, từng bước xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, tạo điều kiện chuyển sang hạch toán kinh doanh XHCN. Đại hội khẳng định: Hai năm qua, Đảng bộ và nhân dân trong huyện đã không ngừng nỗ lực cố gắng, nâng cao nhận thức, tiếp cận những quan điểm đổi mới với việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ IV, đạt được những kết quả quan trọng.
Từ năm 1930 đến 1976, đảng bộ huyện Triệu Phong đã qua 8 kỳ Đại hội. Để kế tục truyền thống lãnh đạo của mình, Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 1996 - 2000 thống nhất lấy 5 kỳ Đại hội của Đảng bộ Triệu Hoà đưa vào lịch sử của Đảng bộ huyện Triệu Phong. Như vậy, Đại hội nhiệm kỳ 1991 - 1995 là Đại hội lần thứ XIV.
Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIV:
Diễn ra trong 2 ngày 08 và 09 tháng 10 năm 1991 tại thị trấn Ái Tử.
Nội dung chủ yếu: Đại hội khẳng định: “Những năm qua, Đảng bộ và Nhân dân huyện thực hiện đường lối đổi mới theo Nghị quyết Đại hội VI của Đảng và các Nghị quyết của Trung ương, của Tỉnh trong bối cách tình hình quốc tế có những diễn biến phức tạp. Đất nước ta đã đạt được những thành tựu rất quan trọng trong công cuộc đổi mới nhưng vẫn chưa ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội. Huyện mới lập lại, cơ sở vật chất kỹ thuâậ còn nhiều thiếu thốn, nhất là ở trung tâm huyện lỵ. Thiên tai bão lụt dồn dập vào cuối năm 1990 gây thiệt hại nặng.
9
Trước những thách thức đó, chúng ta vẫn vững vàng kiên định, đoàn kết một lòng, kế thừa và phát huy những thành tựu đạt được của Đảng bộ huyện Triệu Hải, nỗ lực phấn đấu, khắc phục khó khăn nên đã thu được những kết quả bước đầu quan trọng.
Trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng của nền kinh tế xã hội của huyện, Đại hội đã đề ra mục tiêu, phương hướng phát triển kinh tế - xã hội trong những năm 1991-1995 là: “Từng bước hoàn thiện cơ cấu kinh tế Nông-Lâm-Ngư nghiệp gắn liền với công nghiệp chế biến mở mang thêm nhiều ngành nghề, phấn đấu ổn định và phát triển kinh tế - xã hội; cải tiến cơ sở vật chất kỹ thuật và nâng cao tinh thần hăng say lao động sản xuất của nhân dân; từng bước xây dựng nông thôn mới XHCN; giữ gìn sự ổn định về chính trị, phát huy tinh thần dân chủ XHCN, đẩy lùi tiêu cực và bất công xã hội”.
Đại hội đảng bộ huyện lần thứ XV:
Diễn ra trong 2 ngày 05 và 06 tháng 4 năm 1996, được tổ chức tại thị trấn Ái Tử.
Nội dung chủ yếu: Sau khi phân tích những thuận lợi, khó khăn thách thức của giai đoạn 1996-2000, Đại hội đã đề ra mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện đến năm 2000 là: “Tăng trưởng kinh tế nhanh và vững chắc; chăm lo và giải quyết tốt các vấn đề văn hoá - xã hội; xoá đói giảm nghèo, cải thiện một bước đời sống của nhân dân; xây dựng nông thôn mới; đẩy lùi tiêu cực và thực hiện công bằng xã hội; tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; giữ vững sự ổn định về chính trị và trật tự an toàn xã hội, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh”.
Đại hội khẳng định cơ cấu kinh tế của huyện trong 5 năm tới là: Nông – Lâm - Ngư nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ và coi giai đoạn 1996-2000 là bước phát triển quan trọng, tạo đà, tạo thế để Đảng bộ, nhân dân toàn huyện đẩy manh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVI:
Được tiến hành tại thị trấn huyện lỵ Ái Tử, vào ngày 24 và 25 tháng 11 năm 2000; năm chuyển giao giữa 2 thiên
10
niên kỷ, đặt Đại hội trước một thềm thử thách, thời cơ và vận hội mới
Nội dung chủ yếu: Đại hội đã bàn định những vấn đề quan trọng về chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, công tác xây dựng Đảng và xây dựng chính quyền, đồng thời đề ra mục tiêu tổng quát như sau: Tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và đẩy mạnh sự nghiệp CNH-HĐH công nghiệp nông thôn. Khai thác có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế để đưa kinh tế phát triển nhanh và bền vững hơn. Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực; tạo nhiều việc làm cho người lao động; giảm nhanh hộ nghèo. Thực hiện dân chủ, công bằng xã hội; tích cực đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; thực hiện dân chủ, công bằng xã hội; tích cực đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực lãng phí; thực hành tiết kiệm. Giữ vững an ninh chính trị - TTAT XH. Xây dựng các tổ chức Đảng, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể vững mạnh.
Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVII:
Được tiến hành vào tháng 10 năm 2005 tại thị trấn huyện lỵ Ái Tử.
Nội dung chủ yếu: Đại hội đã bàn định những vấn đề quan trọng về chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, công tác xây dựng Đảng và xây dựng chính quyền, đồng thời đề ra mục tiêu tổng quát như sau: Huy động tốt nội lực, tranh thủ có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài để tạo bước đột phá trên một số lĩnh vực chủ yếu. Tập trung khai thác có hiệu quả các tiền năng, lợi thế của từng vùng để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng. Phát triển nền nông nghiệp toàn diện theo hướng đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi, tiến tới phá thế độc canh trong nông nghiệp. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, từng bước giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp, ngành nghề, thương mại - dịch vụ; trong nông nghiệp tăng tỷ trọng chăn nuôi. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Chăm lo ngày càng tốt hơn sự nghiệp giáo dục, bảo vệ sức khoẻ nhân dân; giải quyết việc
11
làm, tăng hộ khá và giàu, giảm hộ nghèo. Từng bước xây dựng nông thôn Triệu Phong văn minh, tiến bộ. Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân vững mạnh. Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức Đảng; tiếp tục làm tốt công tác cán bộ, xem đây là khâu đột phá trong kế hoạch phát triển 5 năm tới. Tăng cường công tác quản lý, điều hành của chính quyền các cấp, đẩy manh cải cách hành chính, thực hiện tiết kiệm, đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí. Thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở. Tăng cường công tác vận động nhân dân.
HUYỆN UỶ HUYỆN TRIỆU PHONG
Ảnh tư liệu
12
Câu 2: Bạn hãy cho biết huyện Triệu Phong được lập lại từ ngày tháng năm nào ? Theo văn bản nào của Chính phủ ? Ngày đầu mới lập lại, huyện có diện tích, dân số là bao nhiêu ? Có bao nhiêu xã, thị trấn ? Những khó khăn lúc mới lập lại huyện là gì ?
Trả lời:
- Thực hiện Quyết định số 91/HĐBT ngày 23 tháng 3 năm 1990 của Hội đồng Bộ trưởng về việc chia huyện Triệu Hải thành hai huyện Triệu Phong và Hải Lăng, ngày mông 1 tháng 5 năm 1990 huyện Triệu Phong chính thức được lập lại. Những ngày đầu mới lập lại, huyện Triệu Phong có diện tích tự nhiên là 51.200 ha, trong đó có 7.426 ha đất nông nghiệp, 3.915 đất chuyên dùng, 18.129 ha đất lâm nghiệp và 21.730 ha đất khác. Bao gồm 19.520 hộ, 94.412 nhân khẩu. Huyện Triệu Phong gồm 21 xã: Triệu Thượng, Triệu Ái, Triệu Giang, Triệu Thành,Triệu Long, Triệu Đại, Triệu Thuận, Triệu Độ, Triệu Hoà, Triệu Đông, Triệu Trung, Triệu Sơn, Triệu Tài, Triệu Trạch, Triệu Phước, Triệu An, Triệu Vân, Triệu Lăng, Triệu Nguyên, Ba Lòng, Hải Phúc. Đến tháng 8/1994 thành lập thị trấn Ái Tử, tháng 10/1996, cắt 3 xã Triệu Nguyên, Ba Lòng và Hải Phúc về huyện Đakrông.
- Những khó khăn lúc mới lập lại huyện là:
+ Về cơ sở vật chất: Do chọn địa điểm huyện lỵ mới nên khi chia huyện chỉ có 03 ngôi nhà sắt lợp tôn của trụ sở UBND huyện Triệu Hải cũ được chuyển ra Ái Tử dựng tạm để làm trụ sở UBND huyện. Các cơ quan khác phải mượn tạm nhà dân và một số cơ quan, xí nghiệp cũ để làm việc.
Điều kiện tài chính ngân sách rất eo hẹp, thu trên địa bàn không có, đây là khó khăn đầu tiên, và là khó khăn lớn không thể không khắc phục.
+ Trên lĩnh vực kinh tế: Tính chất manh mún, què quặt trong canh tác trong thâm canh; yếu tố tự túc, tự cấp còn phổ biến trong lưu thông, tính chất bảo thủ, khép kín trong phân phối.
+ Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển chậm.
13
+ Những tiêu cực trong kinh tế - xã hội phát sinh do tác động từ mặt trái của cơ chế quản lý mới có chiều hướng phát triển. Sự chênh lệch về mật độ dân số, về lao động, về diện tích và kỹ thuật canh tác; về năng lực tổ chức và quản lý giữa các vùng còn lớn, dẫn đến trình độ phát triển không đồng đều... là những khó khăn thách thức đang từng ngày đặt ra cho Đảng bộ và Nhân dân huyện cần phải nỗ lực để khắc phục.
+ Thiên nhiên khắc nghiệt, hạn hán lũ lụt xảy ra thường xuyên, nhất là các trận bão, lũ liên tiếp trong các năm 1990, 1994, 1995, 1997, 1999 làm thiệt hại khá lớn đến sản xuất nông nghiệp và kết cấu hạ tầng, đặc biệt, trận lũ trong tháng 10/1995 đã gây hậu quả nghiêm trọng về người và tài sản, làm cho điều kiện sản xuất và đời sống của nhân dân càng thêm khó khăn. Trong các năm 1993, 1997, 1998 hạn hán kéo dài.
+ Trên lĩnh vực tư tưởng chính trị, sau sự sụp đổ của Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu, mặc dù đã được Trung ương định hướng rõ bằng các Chỉ thị, Nghị quyết nhưng tình hình tư tưởng trong Đảng, trong xã hội vẫn còn đặt ra nhiều tình huống khá phức tạp. Do những sự kiện diễn ra khá dồn dập, có tính dây chuyền, trong lúc đó công tác tư tưởng chưa phân tích, đánh giá và dự báo kịp xu thế phát triển của diến biến tình hình nên đã có không ít người hoài nghi, dao động, thiếu niềm tin về con đường đi lên CNXH ở nước ta từ đó dẫn đến việc bỏ sinh hoạt Đảng, không muốn vào Đảng, không tha thiết với học thiết Mác - Lênin; thậm chí có một số dư luận phủ nhận 2 cuộc kháng chiến chông thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược của dân tộc ta.
+ Các thế lực thù địch tăng cường chống phá cách mạng nươớ ta bằng chiến lược “Diễn biến hoà bình” hết sức tinh vi, xảo quyệt mà vấn đề trọng tâm là tập trung xuyên tạc đường lối chủ trương của Đảng, dùng mọi thủ đoạn để hạ uy thế của chủ nghĩa Mác - Lênin, tuyên truyền, mua chuộc, dụ dỗ, lôi kéo quần chúng; tăng cường việc du nhập văn hoá phẩm đồi truỵ để về hoặc thanh thiếu niên, học sinh sinh viên;
14
rãi tờ rơi, tạo điểm nóng... nhằm làm cho tình hình xã hội mất phương hướng phát triển, tạo thời cơ đi đến bạo loạn lật đổ.
+ Trong bối cảnh ấy, tình hình vượt biên vượt biển trái phép diễn ra khá phức tạp, có tổ chức chặt chẽ, tinh vi; bọn tội phạm hình sự trộm cắp, gây xâu ẩu làm mất trật tự xã hội diễn ra ở nhiều nơi; vấn đề tranh chấp đất đai ở một số địa phương diễn ra khá phức tạp, cá biệt có địa phương do tranh chấp đất đai nên để xảy ra điểm nóng về an ninh trật tự.
Đây là những khó khăn thách thức lớn, trực tiếp tác động đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội huyện nhà, đòi hỏi Đảng bộ huyện phải hết sức linh hoạt, nhạy cảm trong lãnh đạo xử lý và ổn định tình hình.
THỊ TRẤN ÁI TỬ - HUYỆN TRIỆU PHONG
15
Câu 3: Hãy nêu những thành tựu lớn về kinh tế của Đảng bộ và nhân dân Triệu Phong đạt được trong 20 năm đổi mới và phát triển ? Theo bạn, những thành tựu lớn đó có ý nghĩa như thế nào đối với một huyện thuần nông như Triệu Phong ?
Trả lời:
- Trong nông nghiệp: Những ngày đầu mới chia huyện, dù còn bộn bề những khó khăn phải tiếp tục khắc phục, Ban chấp hành Đảng bộ huyện vẫn tập trung chỉ đạo định hướng phát triển nông nghiệp cho từng vùng, tích cực tìm tòi, khảo nghiệm các loại giống cây trồng vật nuôi để xác định cây con ổn định cho quá trình phát triển sản xuất từ đó chương trình chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng vật nuôi của huyện trong những năm 1990-2010 được triển khai khá đồng bộ và đạt nhiều kết quả khá.
- Về lĩnh vực chăn nuôi: Đảng bộ huyện tập trung chỉ đạo khá toàn diện và đầu tư thích đáng cho công tác giống và khâu kỹ thuật nhằm từng bước đưa lĩnh vực chăn nuôi chiếm tỷ trọng cao trong tỷư trọng giá trị kinh tế nông nghiệp. Chất lương đàn vật nuôi ngày càng được coi trọng, vấn đề thức ăn được đề cao. Giá trị sản lương chăn nuôi trong tổng giá trị sản lượng ngành nông nghiệp vấn tăng đều hàng năm và là địa phương có tỷ trọng giá trị chăn nuôi trong tổng sản lượng ngành nông nghiệp cao so với toàn tỉnh.
Trong trồng trọt, chăn nuôi. Hội nghị huyện uỷ lần thứ 3 (khoá XV) đã ban hành Nghị quyết chuyên đề số 1a-NQ/HU về “Chương trình chuyển đổi cơ cấu một số cây trồng, vật nuôi giai đoạn 1996-2000”; Hội nghị huyện uỷ (khoá XVII) ban hành Nghị quyết 02-NQ/HU về “Phát triển chăn nuôi giai đoạn 2006-2010”, Nghị quyết 04-NQ/HU về “Phát triển kinh tế vùng gò đồi giai đoạn 2006-2010” đồng thời khẳng định: Đẩy mạnh chuyển đổi cô cấu cây trồng, vật nuôi là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược. Vì vậy, diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt 15.398,9ha. Diện tích lúa chất lượng cao chiếm 55% trong tổng số 10.476,2 ha gieo cấy. Năng suất cây công nghiệp ngắn ngày, cây thực phẩm tăng. Năng suất
16
lúa bình quân 5 năm trở lại đây đạt 104 tạ/ha/năm (giai đoạn 1996-2000 chỉ đạt 90 tạ/ha/năm).
Chăn nuôi theo hình thức gia trại, trang trại phát triển mạnh. Nuôi trồng thuỷ sản có bước phát triển mới, nhất là nuôi tôm thẻ chân trắng với diện tích nuôi toàn huyện 738,6 ha. Sản lượng nuôi trồng đạt 2.142,5 tấn. Phát huy hiệu quả Nghị quyết số 05-NQ/HU về “Nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội vùng biển đến năm 2000”, chủ trương đánh bắt xa bờ, dài ngày nên sản lượng khai thác thuỷ hải sản hàng năm tăng từ 2000 tấn lên 3758 tấn. Các tiến bộ kỹ thuật, các giống cây trồng vật nuôi có năng suất được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất, chăn nuôi. Công tác tiêm phòng, kiểm soát dịch bệnh, giết mổ vật nuôi được thực hiện đầy đủ, đúng nguyên tắc góp phần đảm bảo vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm.
Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt 40,01 tỷ đồng (giai đoạn 1991-1995 khoảng 2,235 tỷ). Huyện đã hoàn thành quy hoạch phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020; xây dựng các cụm công nghiệp trọng điểm để phát triển thương mại, dịch vụ và công nghiệp sạch ở Nam Cửa Việt và khu sân bay Ái Tử.
Thương mại, dịch vụ ngày càng đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống nhân dân theo hướng nâng cao chất lượng và tiện ích. Giá trị toàn ngành đạt 190,133 tỷ đồng, tăng và vượt kế hoạch đề ra.
Hoạt động đối ngoại được tăng cường và mở rộng, tổng mức đầu tư trên địa bàn đạt 197,296 tỷ đồng. Giá trị ngành xây dựng đạt 97,5 tỷ đồng.
Nguốn thu ngân sách trên địa bàn được huyện chủ động và không
ngừng tăng lên. Hệ thông ngân hàng đã triển khai thực hiện có hiêu quả các chính sách tiền tệ của Chính phủ, đáp ứng nhu cầu vay vốn trên địa bàn, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, xoá đói giảm nghèo.
17
Công tác quản lý tài nguyên môi trường đã đi vào nề nếp. Hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyện sử dụng đất cho nông dân. Quản lý và sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch. Ý thức bảo vệ môi trường của người dân được nâng lên. Công tác phòng chống và khắc phục thiên tại được tiến hành chủ động, kịp thời có hiệu quả.
- Đối với một huyện thuần nông như Triệu Phong, những thành tựu trên rất có ý nghĩa:
- Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện, ngành kinh tế nông nghiệp Triệu Phong thời kỳ 1990-2010 có sự bứt phá trong phát triển và đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng mà nhân tố mới trong nông nghiệp 20 năm kể từ 1990 là sự xuất hiện các loại giống cây trồng vật nuôi có giá trị kinh tế cao đã góp phần XĐGN và ổn định đời sống nhân dân. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dich theo hướng tích cực. Trong SXKD đã xuất hiện nhiều mô hình đưa lại hiệu quả kinh tế cao. Đời sống vật chất của nhân dân được nâng lên rõ rệt.
- Trong điều kiện một huyện thuần nông rất khó để phát triển các ngành Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiêp, nhất là vấn đề vốn và lao động. Nhưng nhờ có những chủ trương giải pháp trên đã tác động tích cực đến sự phát triển của một số ngành trên cả 2 khâu: quy mô và chất lượng sản phẩm. Do đó ngành Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp của Triệu Phong đã khẳng định được vai trò trong quá trình chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế, thu hút được nhiều nguồn vốn trong và ngoài huyện, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, góp phần đáng kể vào ngân sách huyện và tăng thu nhập cho người dân.
- Sự phát triển của các loại hình dịch vụ ở nông thôn cũng đã thể hiện sinh động sự thay đổi về chất lượng cuộc sống của đại bộ phận cư dân nông thôn. Đây là sự thay đổi có ý nghĩa vô cùng quan trọng cả về lĩnh vực kinh tế và chính trị. Từ vấn đề này, tình cảm, suy nghĩ và niềm tin của nhân dân đối với Đảng, với chế độ được khẳng định vững chắc, an ninh chính trị do đó cũng đã được ổn định, tạo cơ hội cho các lĩnh vực khác phát triển.
18
Câu 4: Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” được thực hiện trên địa bàn huyện đã 3 năm. Theo bạn, trong 3 năm thực hiện Cuộc vận động đó, những kết quả đạt được lớn nhất là vấn đề gì ?
Trả lời:
- Thứ nhất, cuộc vận động đã thu hút đông đảo cán bộ đảng viên và các tầng lớp nhân dân tham gia tương đối liên tục và đưa lại những kết quả rất đáng phấn khởi.
- Thứ hai, khả năng thẩm thấu và sức lan toả của cuộc vân động càng về sau càng rộng lớn; việc chào cờ đầu tuần và treo ảnh chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân hưởng ứng và từng bước đi vào nề nếp.
- Thứ ba, thông qua cuộc vận động, nhiều thói hư tật xấu như uống rượu bia, la cà các quan giải khát trong giờ hành chính, thói quen đi muộn về sớm, tình trạng quan liêu, sách nhiễu nhân dân... từng bước đã được hạn chế.
- Về phong trào làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh được nhiều người hưởng ứng, trong thực tế trên địa bàn huyện đã xuất hiện nhiều phong trào, nhiều tấm gương tốt về làm theo tấm gương đạo đức của Bác. Mặc dù còn có nhiều mô hình không phải là mới, nhưng sau gần 3 năm thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, phong trào làm theo đã được cấp uỷ và Ban chỉ đạo các cấp tập trung chỉ đạo, hướng dẫn và xây dựng nên đã có sự phát triển ở hầu hết các địa phương, cơ quan, đơn vị với nhiều tấm gương điển hình rất đáng để nhân rộng và học tập. Vấn đề này chứng tỏ cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đã được đông đảo cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn huyện hưởng ứng tham gia tích cực và đã thu được những kết quả có ý nghĩa chính trị sâu sắc. Cuộc vận động đó không dừng lại mà đã được duy trì liên tục và ngày càng đi vào chiều sâu cả về nhận thức và hành động.
19
Câu 5: Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XVII đề ra mục tiêu tổng quát như sau: “ Huy động tốt nội lực, tranh thủ có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài đẻ tạo bước đột phá trên một số lĩnh vực chủ yếu. Tập trung khai thác có hiệu quả các tiềm năng lợi thế của từng vùng để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng. Phát triển nền nông nghiệp toàn diện theo hướng đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi, tiến tới phá thế độc canh trong nông nghiệp. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, từng bước giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp, nghành nghề, thương mại, dịch vụ”.
Dựa vào mục tieê tổng quát nêu trên, theo bạn, trong gần 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XVII của Đảng bộ huyện, nền kinh tế huyện nhà đã có những chuyển biến mạnh mẽ nào bạn cho là ấn tượng nhất ?.
Trả lời:
Trong gần 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XVII của Đảng bộ huyện, kinh tế huyện nhà phát triển khá, tốc độ tăng bình quân hàng năm đạt 10,3% (mục tiêu đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVII đề ra là 9-10%), trong đó: Ngành nông-lâm-thuỷ sản tăng bình quân hàng năm là 9,8% công nghiệp-TTCN tăng 16,4%, xây dựng tăng 8,9%, thương mại, dịch vụ tăng 11%.
Năm 2010 tỷ trọng giá trị nông - lâm - thuỷ sản chiếm 53,43%, công nghiệp - xây dựng chiếm 19,59%; thương mại, dịch vụ chiếm 26,98% (năm 2005 lần lượt là 54,66%, 19,11% và 26,23%)
Các tiến bộ kỹ thuật, các biện pháp luân canh, xen canh, tăng vụ, cơ giới hoá được đưa vào ứng dụng khá rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp; diện tích một số cây có giá trị kinh tế cao được mở rộng, nhất là cây thực phẩm. Hệ số sử dụng đất năm 2010 tăng lên hơn 2 lần (năm 2005: 1,82 lần). Công tác giống cây trồng được quan tâm, nhất là các giống lúa năng suất, chất lượng cao, năm 2010 diện tích lúa chất lượng cao chiếm trên 60% diện tích. Sản lượng lương thực có hạt năm 2010 ước đạt 53.942 tấn, bình quân lương thực
20
đầu người 496 kg/người, đảm bảo mục tiêu an ninh lương thực.
- Công tác quy hoạch, dồn điền đổi thửa được nhiều địa phương thực hiện, hình thành một số vùng sản xuất hàng hoá tập trung. Toàn huyện đã xây dựng được 874 ha có giá trị kinh tế cao theo Nghị quyết số 03 - NQ/HU của Huyện uỷ (khoá XVII). Thực hiện chương trình trồng cao su tiêu điền, toàn huyện đã trồng được 700 ha, mặc dù chưa đạt kế hoạch đề ra nhưng đây là sự cố gắng lớn trong điều kiện có những khó khăn về đất đai và nguồn vốn.
- Chăn nuôi gia súc phát triển theo hướng gia trại, trang trại và nâng cao chất lượng. Tỷ trọng giá trị ngành chăn nuôi trong giá trị sản xuật nông nghiệp được nâng lên, từ 32% năm 2005 tăng lên 35,3% năm 2010; tỷ lệ bò lai sind chiếm 25% tổng đàn.
- Các chương trình trồng rừng được thực hiện có hiệu quả, toàn huyện trồng được 2.837 ha rừng tập trung, bình quân hàng năm trồng 567 ha, vượt chỉ tiêu đại hội đề ra, độ che phủ rừng đạt 42%
- Sản xuất công nghiệp - TTCN đạt tốc độ tăng trưởng khá.
- Công tác quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết, xây dựng kết cấu hạ tầng và xúc tiến đầu tư phát triển công nghiệp được thực hiện tích cực (Quy hoạch phát triển công nghiệp đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020, Quy hoạch và xây dựng cơ sở hạ tầng cụm công nghiệp - làng nghề Ái Tử, quy hoạch cụm công nghiệp Nam Cửa Việt, quy hoạch khu sân bay Ái Tử).
- Trong điều kiên có nhiều khó khăn nhưng nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đã đầu tư mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ trang thiết bị, kỹ thuật, thu hút thêm lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất. Nhà máy khí CO2 hoá lỏng đi vào hoạt động, bước đầu đem lại hiệu quả, tạo ra sản phẩm mới trong sản xuất công nghiệp trên địa bàn.
- Công tác khuyến công được chú trọng, tích cực hỗ trợ các cơ sở sản xuất xây dựng bao bì, nhãn mác, từng
21
bước hình thành thương hiệu, góp phần duy trì mở rộng và phát triển một số ngành nghề ở nông thôn như sản xuất bánh kẹo, chế biến lương thực, chế biến hải sản.
- Thương mại, dịch vụ phát triển đa dạng, rộng khắp và giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế của huyện. Khu vực phía Đông Quốc lộ 1A được quy hoạch để phát triển thương mại, dịch vụ và công nghiệp sạch; chợ trung tâm thị trấn và một số chợ nông thôn được triển khai xây dựng. Bãi tắm Triệu Lăng, Hồ Ái Tử, Hồ Sắc Tứ được quy hoạch để phát triển du lịch. Công tác xuc tiến đầu tư phát triển dịch vụ du lịch được thực hiện tích cực. Các dịch vụ vận tải, bưu chính, viễn thông có bước phát triển theo hương nâng cao chất lượng, đa dạng, tiện ích và hiện đại hoá. Huyện đã tích cực xúc tiến để thành lập chi nhanh điện, ngân hàng nhằm nâng cao chất lượng phục vụ trên địa bàn.
- Huyện đã phát huy tốt nội lực trong nhân dân, tranh thủ và sử dụng có hiệu quả nguồn lực bên ngoài để xây dựng kết cấu hạ tầng. Bộ mặt đô thị và nông thôn ngày càng được đổi mới. Hệ thông đường giao thông được nâng cấp, sửa chữa và xây dựng mới. Chương trình bê tông hoá GTNT được nhân dân hưởng ứng thực hiện có hiệu quả cao. Các tuyến đường đến trung tâm xã được nhựa hoá, bê tông hoá. Nhiều kếu cấu hạ tầng giao thông quan trọng được đầu tư xây dựng, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, như: cầu Cửa Việt, cầu Bắc Phước, cầu Triệu Đông, cầu Sãi, cầu Rì Rì, đường Đại - Độ - Thuận - Phước, đường về khu lưu niệm Tổng bí thư Lê Duẩn, đường về nhà lưu niệm đồng chí Phó thủ tướng Trần Hữu Dực; đường về trung tâm xã Triệu Đông, các tuyến đường lên vùng gò đồi xã Triệu Ái, Triệu Thượng. Hệ thống trường, lớp học được đầu tư theo hướng đạt chuẩn, 100% trường THCS, khu trung tâm trường Tiểu học được xây dựng cao tầng.
- Thực hiện Nghị quyết TW 5 (khoá IX) về “tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể”, các HTX được chuyển đôi, củng cố và hoạt động ngày càng có hiệu quả hơn. HTX đã tham gia tích cực trong việc thực hiện
22
các chính sách của Đảng, Nhà nước ở nông thôn, nhất là ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật về giống, c
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trương Quốc Tấn
Dung lượng: 24,85MB|
Lượt tài: 1
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)