Bai du thi "Tim hieu Viet Nam-Lao"
Chia sẻ bởi Lê Phạm Chiến |
Ngày 12/10/2018 |
37
Chia sẻ tài liệu: Bai du thi "Tim hieu Viet Nam-Lao" thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
Trường: TIỂU HỌC NÀ NGHỊU - SÔNG MÃ.
Họ và tên giáo viên: TRẦN THỊ THƠM.
BÀI THAM GIA DỰ THI
“Tình cảm gắn bó keo sơn giữa hai dân tộc Việt Nam - Laos”
Trong những năm tháng chiến tranh trước đây cũng như trong sự nghiệp
xây dựng đất nước hiện nay.
-----(-----
Trong lịch sử quan hệ quốc tế từ xưa tới nay, quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam là một điển hình, một tấm gương mẫu mực, hiếm có về sự gắn kết bền chặt, thuỷ chung, trong sáng và đầy hiệu quả giữa hai dân tộc đấu tranh vì độc lập, tự do và tiến bộ xã hội. Quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam phát triển từ quan hệ truyền thống, do Chủ tịch Hồ Chí Minh xây dựng nền móng và chính Người cùng đồng chí Kayxỏn Phômvihản, đồng chí Xuphanuvông và các thế hệ lãnh đạo hai Đảng, hai Nhà nước, nhân dân hai nước dày công vun đắp. Một trong những nhân tố làm nên mối quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam, đó chính là tình cảm gắn bó keo sơn giữa hai dân tộc Việt Nam-Lào trong những năm tháng chiến tranh trước đây cũng như trong sự nghiệp xây dựng đất nước hiện nay.
Thứ nhất: Hai dân tộc sát cánh bên nhau, vượt qua mọi gian khổ, hy sinh, đòan kết gắn bó đánh giặc ngoại xâm.
Dân tộc Việt Nam kể từ khi Nhà nước Văn Lang thành lập đã trải qua mấy ngàn năm lịch sử và liên tục bị chế độ phong kiến phương Bắc xâm lược, thống trị và do đó đã phải không ngừng chiến đấu giành và bảo vệ độc lập dân tộc. Nước Lào cũng trải qua lịch sử hàng nghìn năm và cũng phải ngoan cường chống xâm lược để khẳng định sự tồn tại của mình với tư cách một dân tộc, một quốc gia độc lập.
Từ đầu thế kỷ 20, không cam chịu ách nô lệ, nhân dân hai nước Lào-Việt Nam đã đoàn kết, cùng nhau đấu tranh chống Pháp. Trong đó, có phong trào chống Pháp ở Áttapư do Khi Volảlạt lãnh đạo (1900-1901), phong trào Phùmibun ở Trung Lào của Phò Càduột (1901-1902) và cuộc khởi nghĩa Hạ Lào do ông Kẹo, ông Côm mađăm lãnh đạo (1901-1937) đã có sự liên kết với các cuộc nổi dậy chống Pháp của bộ tộc Xơ đăng ở KonTum (Việt Nam). Đặc biệt, năm 1918, phong trào chống Pháp của người Mông ở Tây Bắc Việt Nam do Chạu Phạpắt chây lãnh đạo lan rộng trên địa bàn nhiều tỉnh Bắc Lào và Tây Bắc Việt Nam, kéo dài đến tận năm 1922 gây cho Pháp nhiêù thiệt hại.
Như vậy, trước 1930, đã xuất hiện đoàn kết Lào-Việt cùng chiến đấu chống kẻ thù chung nhưng lúc đó chỉ dừng lại ở tính chất tự phát do hạn chế về trình độ nhận thức và điều kiện lịch sử. Từ khi được chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường, đặc biệt là từ khi Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, trực tiếp lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng của hai dân tộc Lào-Việt Nam, tình đoàn kết đó đã được phát triển mạnh mẽ và liên tục.
Nhân dân Lào cùng Việt kiều đấu tranh chống chế độ thuộc địa, phối hợp và ủng hộ cách mạng Việt Nam giai đoạn (1930-1939).
Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (3-2-1930) đã mở đầu trang sử vẻ vang của quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào.
Tại Hội nghị lần thứ nhất (tháng 10-1930) Đảng Cộng sản Việt Nam đổi tên thành Đảng Cộng sản Đông Dương, đồng thời xác lập các nguyên tắc, phương hướng, đường lối chính trị và những nhiệm vụ cơ bản cho phong trào cách mạng của ba dân tộc ở Đông Dương; đặt phong trào cách mạng Việt Nam và phong trào cách mạng Lào dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương. Chính vì vậy, trong những năm 1930 - 1939, các cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam và Lào đã hỗ trợ lẫn nhau, góp phần thúc đẩy sự phát triển phong trào cách mạng mỗi nước.
Trong thời gian trên, Tỉnh uỷ Quảng Trị đã bắt mối xây dựng một số chi bộ Đảng trong Việt kiều ở địa bàn Trung Lào. Sự ra đời của các chi bộ này, thể hiện sự phát triển của phong trào đấu tranh của công nhân và nhân dân lao động Lào cũng như vai trò rất lớn của Việt kiều. Dưới sự lãnh đạo của các chi bộ Đảng, sự vận động của các đoàn thể quần chúng, những hoạt động chống Pháp có tính chất lẻ tẻ trong phạm vi bộ tộc, bộ lạc, mang tính chất địa phương và tự phát ở Lào dần chuyển lên mang tính tổ chức, hoà nhịp với phong trào đấu tranh của ba nước Đông Dương. Những
Họ và tên giáo viên: TRẦN THỊ THƠM.
BÀI THAM GIA DỰ THI
“Tình cảm gắn bó keo sơn giữa hai dân tộc Việt Nam - Laos”
Trong những năm tháng chiến tranh trước đây cũng như trong sự nghiệp
xây dựng đất nước hiện nay.
-----(-----
Trong lịch sử quan hệ quốc tế từ xưa tới nay, quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam là một điển hình, một tấm gương mẫu mực, hiếm có về sự gắn kết bền chặt, thuỷ chung, trong sáng và đầy hiệu quả giữa hai dân tộc đấu tranh vì độc lập, tự do và tiến bộ xã hội. Quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam phát triển từ quan hệ truyền thống, do Chủ tịch Hồ Chí Minh xây dựng nền móng và chính Người cùng đồng chí Kayxỏn Phômvihản, đồng chí Xuphanuvông và các thế hệ lãnh đạo hai Đảng, hai Nhà nước, nhân dân hai nước dày công vun đắp. Một trong những nhân tố làm nên mối quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam, đó chính là tình cảm gắn bó keo sơn giữa hai dân tộc Việt Nam-Lào trong những năm tháng chiến tranh trước đây cũng như trong sự nghiệp xây dựng đất nước hiện nay.
Thứ nhất: Hai dân tộc sát cánh bên nhau, vượt qua mọi gian khổ, hy sinh, đòan kết gắn bó đánh giặc ngoại xâm.
Dân tộc Việt Nam kể từ khi Nhà nước Văn Lang thành lập đã trải qua mấy ngàn năm lịch sử và liên tục bị chế độ phong kiến phương Bắc xâm lược, thống trị và do đó đã phải không ngừng chiến đấu giành và bảo vệ độc lập dân tộc. Nước Lào cũng trải qua lịch sử hàng nghìn năm và cũng phải ngoan cường chống xâm lược để khẳng định sự tồn tại của mình với tư cách một dân tộc, một quốc gia độc lập.
Từ đầu thế kỷ 20, không cam chịu ách nô lệ, nhân dân hai nước Lào-Việt Nam đã đoàn kết, cùng nhau đấu tranh chống Pháp. Trong đó, có phong trào chống Pháp ở Áttapư do Khi Volảlạt lãnh đạo (1900-1901), phong trào Phùmibun ở Trung Lào của Phò Càduột (1901-1902) và cuộc khởi nghĩa Hạ Lào do ông Kẹo, ông Côm mađăm lãnh đạo (1901-1937) đã có sự liên kết với các cuộc nổi dậy chống Pháp của bộ tộc Xơ đăng ở KonTum (Việt Nam). Đặc biệt, năm 1918, phong trào chống Pháp của người Mông ở Tây Bắc Việt Nam do Chạu Phạpắt chây lãnh đạo lan rộng trên địa bàn nhiều tỉnh Bắc Lào và Tây Bắc Việt Nam, kéo dài đến tận năm 1922 gây cho Pháp nhiêù thiệt hại.
Như vậy, trước 1930, đã xuất hiện đoàn kết Lào-Việt cùng chiến đấu chống kẻ thù chung nhưng lúc đó chỉ dừng lại ở tính chất tự phát do hạn chế về trình độ nhận thức và điều kiện lịch sử. Từ khi được chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường, đặc biệt là từ khi Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, trực tiếp lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng của hai dân tộc Lào-Việt Nam, tình đoàn kết đó đã được phát triển mạnh mẽ và liên tục.
Nhân dân Lào cùng Việt kiều đấu tranh chống chế độ thuộc địa, phối hợp và ủng hộ cách mạng Việt Nam giai đoạn (1930-1939).
Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (3-2-1930) đã mở đầu trang sử vẻ vang của quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào.
Tại Hội nghị lần thứ nhất (tháng 10-1930) Đảng Cộng sản Việt Nam đổi tên thành Đảng Cộng sản Đông Dương, đồng thời xác lập các nguyên tắc, phương hướng, đường lối chính trị và những nhiệm vụ cơ bản cho phong trào cách mạng của ba dân tộc ở Đông Dương; đặt phong trào cách mạng Việt Nam và phong trào cách mạng Lào dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương. Chính vì vậy, trong những năm 1930 - 1939, các cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam và Lào đã hỗ trợ lẫn nhau, góp phần thúc đẩy sự phát triển phong trào cách mạng mỗi nước.
Trong thời gian trên, Tỉnh uỷ Quảng Trị đã bắt mối xây dựng một số chi bộ Đảng trong Việt kiều ở địa bàn Trung Lào. Sự ra đời của các chi bộ này, thể hiện sự phát triển của phong trào đấu tranh của công nhân và nhân dân lao động Lào cũng như vai trò rất lớn của Việt kiều. Dưới sự lãnh đạo của các chi bộ Đảng, sự vận động của các đoàn thể quần chúng, những hoạt động chống Pháp có tính chất lẻ tẻ trong phạm vi bộ tộc, bộ lạc, mang tính chất địa phương và tự phát ở Lào dần chuyển lên mang tính tổ chức, hoà nhịp với phong trào đấu tranh của ba nước Đông Dương. Những
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Phạm Chiến
Dung lượng: 12,63KB|
Lượt tài: 1
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)