BÀI DỰ THI “TÌM HIỂU HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM NĂM 2015”
Chia sẻ bởi Mai Xuân Quang |
Ngày 12/10/2018 |
133
Chia sẻ tài liệu: BÀI DỰ THI “TÌM HIỂU HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM NĂM 2015” thuộc Tư liệu tham khảo
Nội dung tài liệu:
BÀI DỰ THI
“TÌM HIỂU HIẾN PHÁP
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM”
Câu 1. Từ năm 1945 khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) đến nay, nước ta có mấy bản Hiến pháp? Các bản Hiến pháp đó được Quốc hội thông qua vào ngày, tháng, năm nào?
Từ năm 1945 khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) đến nay, nước ta có 05 bản Hiến pháp.
- Hiến pháp 1946 là bản hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được Quốc hội thông qua vào ngày 9 tháng 11 năm 1946
- Hiến pháp năm 1959 được Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa thông qua vào ngày 31/12/1959.
- Hiến pháp năm 1980 được Quốc hội khoá VI, tại kỳ họp thứ 7 ngày 18-12-1980, đã nhất trí thông qua Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1980.
- Hiến pháp năm 1992 được Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam thông qua ngày 15/4/1992, được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam sửa đổi, bỏ sung một số điều của Hiến pháp năm 1992 vào ngày 25/12/2001.
- Hiến pháp pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 là bản Hiến pháp của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua vào ngày vào sáng ngày 28 tháng 11 năm 2013. Hiến pháp có vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống pháp luật và đời sống chính trị của mỗi quốc gia, là Tuyên ngôn của mỗi quốc gia, mỗi Nhà nước. Hiến pháp là đạo luật cơ bản, đạo luật gốc của Nhà nước. Các quy định của Hiến pháp là cơ sở pháp lý cho việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức hoạt động của bộ máy Nhà nước. Lịch sử lập Hiến của Việt Nam đã trải qua 05 bản Hiến pháp, đó là: Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1959, Hiến pháp 1980, Hiến pháp năm 1992 (được sửa đổi, bổ sung năm 2001) và Hiến pháp năm 2013. Mỗi bản Hiến pháp đều gắn liền với một giai đoạn phát triển của cách mạng, của dân tộc.
Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, ngay sau khi đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ Lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt vấn đề về sự cần thiết phải có một bản Hiến pháp cho nhà nước Việt Nam. Mười tháng sau ngày Tổng tuyển cử bầu Quốc hội đầu tiên của đất nước, ngày 9.11.1946, Hiến pháp năm 1946 được Quốc hội Khóa I chính thức thông qua tại Kỳ họp thứ 2 gồm 70 điều. Hiến pháp năm 1946 ra đời là sự khẳng định mạnh mẽ về mặt pháp lý chủ quyền quốc gia của nhân dân Việt Nam, sự độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, đất nước tạm thời bị chia cắt thành hai miền, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng và từng bước đi lên xây dựng CNXH, miền Nam tạm thời đặt dưới sự kiểm soát của Mỹ - nguỵ. Nhiệm vụ chính trị quan trọng của Đảng và Nhà nước ta trong thời kỳ này là lãnh đạo nhân dân tiến lên xây dựng thành công CNXH ở miền Bắc và tiến hành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở miền Nam, thống nhất đất nước, giành lại nền độc lập trọn vẹn cho dân tộc. Sự thay đổi của tình hình chính trị, kinh tế, xã hội nói trên đã làm cho một số quy định của Hiến pháp 1946 không còn phù hợp. Vì vậy, yêu cầu cần phải sửa đổi Hiến pháp 1946 đã được đặt ra. Để thực hiện được nhiệm vụ này, một Ban sửa đổi Hiến pháp đã được thành lập với 28 thành viên, do Chủ tịch Hồ Chí Minh làm Trưởng Ban. Ngày 31.12.1959, Bản dự thảo Hiến pháp đã được Quốc hội khóa I thông qua tại kỳ họp thứ 11. Ngày 01.01.1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký lệnh công bố Hiến pháp năm 1959.
Đại thắng mùa Xuân năm 1975 kết thúc vẻ vang sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước, đất nước hoàn toàn thống nhất. Ngày 25.4.1976, cuộc Tổng tuyển cử bầu ra Quốc hội chung của cả nước đã thành công rực rỡ. Kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa VI quyết định đổi tên nước thành nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cách mạng nước ta đã chuyển sang giai đoạn mới, với một sứ mệnh lịch sử mới. Đến thời điểm này, những quy định của Hiến pháp năm 1959 đã không còn phù hợp, yêu cầu
“TÌM HIỂU HIẾN PHÁP
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM”
Câu 1. Từ năm 1945 khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) đến nay, nước ta có mấy bản Hiến pháp? Các bản Hiến pháp đó được Quốc hội thông qua vào ngày, tháng, năm nào?
Từ năm 1945 khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) đến nay, nước ta có 05 bản Hiến pháp.
- Hiến pháp 1946 là bản hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được Quốc hội thông qua vào ngày 9 tháng 11 năm 1946
- Hiến pháp năm 1959 được Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa thông qua vào ngày 31/12/1959.
- Hiến pháp năm 1980 được Quốc hội khoá VI, tại kỳ họp thứ 7 ngày 18-12-1980, đã nhất trí thông qua Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1980.
- Hiến pháp năm 1992 được Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam thông qua ngày 15/4/1992, được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam sửa đổi, bỏ sung một số điều của Hiến pháp năm 1992 vào ngày 25/12/2001.
- Hiến pháp pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 là bản Hiến pháp của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua vào ngày vào sáng ngày 28 tháng 11 năm 2013. Hiến pháp có vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống pháp luật và đời sống chính trị của mỗi quốc gia, là Tuyên ngôn của mỗi quốc gia, mỗi Nhà nước. Hiến pháp là đạo luật cơ bản, đạo luật gốc của Nhà nước. Các quy định của Hiến pháp là cơ sở pháp lý cho việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức hoạt động của bộ máy Nhà nước. Lịch sử lập Hiến của Việt Nam đã trải qua 05 bản Hiến pháp, đó là: Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1959, Hiến pháp 1980, Hiến pháp năm 1992 (được sửa đổi, bổ sung năm 2001) và Hiến pháp năm 2013. Mỗi bản Hiến pháp đều gắn liền với một giai đoạn phát triển của cách mạng, của dân tộc.
Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, ngay sau khi đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ Lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt vấn đề về sự cần thiết phải có một bản Hiến pháp cho nhà nước Việt Nam. Mười tháng sau ngày Tổng tuyển cử bầu Quốc hội đầu tiên của đất nước, ngày 9.11.1946, Hiến pháp năm 1946 được Quốc hội Khóa I chính thức thông qua tại Kỳ họp thứ 2 gồm 70 điều. Hiến pháp năm 1946 ra đời là sự khẳng định mạnh mẽ về mặt pháp lý chủ quyền quốc gia của nhân dân Việt Nam, sự độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, đất nước tạm thời bị chia cắt thành hai miền, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng và từng bước đi lên xây dựng CNXH, miền Nam tạm thời đặt dưới sự kiểm soát của Mỹ - nguỵ. Nhiệm vụ chính trị quan trọng của Đảng và Nhà nước ta trong thời kỳ này là lãnh đạo nhân dân tiến lên xây dựng thành công CNXH ở miền Bắc và tiến hành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở miền Nam, thống nhất đất nước, giành lại nền độc lập trọn vẹn cho dân tộc. Sự thay đổi của tình hình chính trị, kinh tế, xã hội nói trên đã làm cho một số quy định của Hiến pháp 1946 không còn phù hợp. Vì vậy, yêu cầu cần phải sửa đổi Hiến pháp 1946 đã được đặt ra. Để thực hiện được nhiệm vụ này, một Ban sửa đổi Hiến pháp đã được thành lập với 28 thành viên, do Chủ tịch Hồ Chí Minh làm Trưởng Ban. Ngày 31.12.1959, Bản dự thảo Hiến pháp đã được Quốc hội khóa I thông qua tại kỳ họp thứ 11. Ngày 01.01.1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký lệnh công bố Hiến pháp năm 1959.
Đại thắng mùa Xuân năm 1975 kết thúc vẻ vang sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước, đất nước hoàn toàn thống nhất. Ngày 25.4.1976, cuộc Tổng tuyển cử bầu ra Quốc hội chung của cả nước đã thành công rực rỡ. Kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa VI quyết định đổi tên nước thành nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cách mạng nước ta đã chuyển sang giai đoạn mới, với một sứ mệnh lịch sử mới. Đến thời điểm này, những quy định của Hiến pháp năm 1959 đã không còn phù hợp, yêu cầu
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Mai Xuân Quang
Dung lượng: 321,50KB|
Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)