Bài day hoa hoc 18-20

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Hải An | Ngày 17/10/2018 | 21

Chia sẻ tài liệu: bài day hoa hoc 18-20 thuộc Hóa học 8

Nội dung tài liệu:

Ngày soạn: 6/ 10 /2006 Bài 13: PHẢN ỨNG HÓA HỌC (tt)
Tiết : 19
A.MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: Biết được các điều kiện để có phản ứng hóa học, biết được các dấu hiệu để nhận ra một phản ứng hóa học có xảy ra hay không.
2.Kỹ năng: Rèn kỹ năng viết phương trình chữ, khả năng phân biệt hiện tượng vật lý và hiện tượng hóa học và cách dùng các khái niệm hóa học.
3.Thái độ: Sự phong phú của các chất nhờ sự tác dụng với nhau.
B.CHUẨN BỊ:
1.Chuẩn bị của Giáo viên: Đồ
Hóa chất: Al, HCl, P đỏ, dd Na2SO4 , dd BaCl2 .
Dụng cụ: Ống nghiệm, kẹp gỗ, đèn cồn.
2. Chuẩn bị của Học sinh: Tìm hiểu đk để phản ứng xảy ra.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp : (1’) 8A10
2. Kiểm tra bài cũ : (5’)
1- Nêu định nghĩa phản ứng hóa học, giải thích các khái niệm chất tham gia, chất tạo thành.
2- Làm bài tập số 4 trong SGK trang 51.
Dự kiến:
1/ Phản ứng hóa học là quá trình biến đổi chất này thành chất khác
- Chất tham gia là chất bị biến đổi, chất tạo thành là chất mới sinh ra.
2/ Rắn, Hơi, Phân tử, Phân tử
3. Bài mới :
* Giới thiệu bài: Để biết được khi nào phản ứng hóa học xảy ra và làm thế nào nhận biết có phản ứng hóa học xảy ra, chúng ta học tiếp bài Phản Ứng HH.
Tg
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
Nội dung

16’































10’




















10’
HĐ1: III. Khi nào phản ứng hóa học xảy ra?
+ Hướng dẫn các nhóm HS làm t/n cho kẽm vào dd HCl.
( Quan sát
( Qua tn trên, các em thấy muốn p/ứng hóa học xảy ra, nhất thiết phải có đ/kiện gì?
Bề mặt tiếp xúc càng lớn thì p/ứng xảy ra dễ dàng và nhanh hơn.(Chất dạng bột thì bề mặt tiếp xúc nhiều hơn ở dạng lá).
?Nếu để một ít P đỏ (hoặc C, S) trong k/khí, các chất có tự bốc cháy không?
+ Hướng dẫn HS đốt C hoặc P đỏ trong k/khí và yêu cầu HS nhận xét, rút ra kết luận?
?Quá trình chuyển hóa từ t/ bột sang rượu cần đ/ k gì?
“Chất xúc tác là chất kích thích cho p/ứng xảy ra nhanh hơn, nhưng không biến đổi sau khi p/ứng kết thúc”.
?Khi nào thì p/ứng hóa học xảy ra?
HĐ 2:IV. Làm thế nào nhận biết có phản ứng hóa học xảy ra?
HS quan sát các chất trước và sau t/n
1) ChoBaCl2 vào dd Na2SO4.
2) Cho Fe(Al) + dd CuSO4
+ HS quan sát và nhận xét.
?Làm thế nào để nhận biết có p/ứng hóa học xảy ra?.
?Dựa vào dấu hiệu nào để biết có chất mới xuất hiện?
+ Ngoài ra sự tỏa nhiệt & phát sáng cũng là dấu hiệu có p/ứng hóa học xảy ra.
VD:Ga cháy, Nến cháy...
HĐ 4: Củng cố :
+ Yêu cầu HS nhắc lại nội dung cơ bản của tiết học:
1) Khi nào p/ứng hh xảy ra?
2) Làm thế nào nhận biết có p/ứng hóa học xảy ra?

HĐ1: III. Khi nào phản ứng hóa học xảy ra?



- Có bọt khí.
- Miếng kẽm nhỏ dần.



+ Các chất tham gia p/ứng phải tiếp xúc với nhau.



+ Trả lời là không.
+ Một số p/ứng muốn xảy ra phải được đun nóng đến một nhiệt độ thích hợp.
+ Cần có men rượu cho quá trình chuyển hóa đó.


+ Có những p/ứng cần có mặt chất xúc tác.





HĐ2:IV. Làm thế nào nhận biết có phản ứng hóa học xảy ra?
+ Nhận xét:
- Ở TN1: Có chất không tan màu trắng tạo thành.
- Ở TN2: Trên đây sắt có lớp k/l đỏ bám vào (Cu).
+ Dựa vào dấu hiệu có chất mới xuất hiện, có tính chất khác với chất p/ứng.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Hải An
Dung lượng: 260,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: DOC
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)