BAI DAY BAN TAY NANG BOT

Chia sẻ bởi Lê Văn Út | Ngày 12/10/2018 | 51

Chia sẻ tài liệu: BAI DAY BAN TAY NANG BOT thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Lớp 1
CÁC BÀI HỌC CÓ THỂ ÁP DỤNG PP BTNB
2. Lớp 2
3. Lớp 3
4. Lớp 4
5. Lớp 5
XIN TRÂN TRỌNG KÍNH CHÀO
THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG PP BÀN TAY NẶN BỘT
THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG PP BÀN TAY NẶN BỘT
Xây dựng tiết học theo các gợi ý
Mục tiêu bài học
Dự kiến các hoạt động của bài học, hoạt động có thể áp dụng PP BTNB
Thiết kế hoạt động
Mục tiêu
Chuẩn bị: GV, HS
Cách tiến hành
VÍ DỤ: BÀI HOA (TN&XH3)
Mục tiêu
1. Kiến thức
Nêu được chức năng của hoa đối với đời sống thực vật.
Ích lợi của hoa đối với đời sống con người.
Nhận biết các thành phần,bộ phận của hoa: cuống, đài, cánh và nhị, nhụy
Sự khác nhau về hình dáng, màu sắc và mùi thơm của các loại hoa
2. Kĩ năng:
Quan sát, so sánh, mô tả
3. Thái độ:
Bảo vệ, chăm sóc cây có hoa.
VÍ DỤ: BÀI HOA (TN&XH3)
Dự kiến các hoạt động của bài
Hoạt động 1: Sự đa dạng của Hoa
Hoạt động 2: Thành phần cấu tạo của Hoa
Hoạt động 3: Vai trò, ích lợi, chức năng của hoa
HĐ 2: Tìm hiểu thành phần cấu tạo của Hoa
Mục tiêu
Nhận biết các thành phần,bộ phận của hoa: cuống, đài, cánh và nhị, nhụy
Chuẩn bị:
GV: Tranh ảnh về các bộ phận của hoa để KL
HS: Mỗi nhóm một số bông hoa, 1 nhíp
11
Bước 1.Đưa tình huống xuất phát
Cho HS kể tên các loài hoa mà em biết
Các loài hoa rất khác nhau, đa dạng về đặc điểm bên ngoài: màu sắc, hình dạng, kích thước, mùi thơm vậy cấu tạo bên trong của hoa như thế nào? Chúng gồm những thành phần gì?
Bước 2: Làm bộc lộ những hiểu biết ban đầu của HS:
Qua hình vẽ
Bước 3: Đề xuất các câu hỏi, phương án tìm tòi:
Phân tích điểm giống và khác nhau giữa các hình vẽ đề xuất câu hỏi, phương án tìm tòi
-Bước 3: Đề xuất câu hỏi- phương án thí nghiệm.
Phân tích điểm giống nhau và khác nhau giữa các hình vẽ→đề xuất câu hỏi, phương án thí nghiệm.
Bước 4: Thực hiện phương án tìm tòi khám phá
Bước 1: Bóc tách một bông hoa
Bước 2: Phân loại các thành phần của bông hoa
Bước 3: Nhận biết đặc điểm và gọi tên các thành phần của bông hoa
Bước 4: Làm mô hình bông hoa

Bóc tách một bông hoa

Học sinh sử dụng các dụng cụ đơn giản như dao, kéo, kẹp nhíp để tách các thành phần của bông hoa

Phân loại các thành phần của bông hoa

Học sinh thảo luận trong nhóm để phân loại các thành phần của bông hoa đã được tách ra ở bước 1. Lưu ý rằng, phân loại là một công việc thường làm trong nghiên cứu khoa học.
Nhóm học sinh tiến hành thảo luận để phân loại các thành phần của bông hoa

Gọi tên các thành phần của bông hoa

HS thảo luận trong nhóm để gọi tên cho các thành phần của bông hoa. Hoạt động này minh họa một trong những mục tiêu của phương pháp là phát triển ngôn ngữ, từ vựng cho HS.
Thảo luận giữa các nhóm
Dưới sự hướng dẫn của GV, các nhóm HS so sánh kết quả phân loại thành phần và gọi tên các thành phần. HS phải lập luận để bảo vệ quan điểm trước các nhóm khác. Giáo viên đóng vai như "trọng tài" cho cuộc thảo luận và chuẩn hóa việc phân loại, gọi tên của các em.
Vẽ hay cắt dán một bông hoa
Học sinh vẽ hay cắt dán một bông hoa trên cơ sở những thành phần có thể nhìn thấy được hiển thị trên màn hình máy tính.
Bước 5: Kết luận và hợp thức hóa kiến thức
Hoa có: cuống, đài, cánh và nhị, nhụy.
Cuống hoa: thẳng, dài, phần cuối của cuống hoa phình to ra (đế hoa)
Đài: màu lục, giống lá, thường nhỏ, ngắn
Cánh hoa: là một phiến mỏng có nhiều màu sắc khác nhau, có mùi thơm, hoa có số lượng cánh khác nhau
Nhị, nhụy: nhị thường dài, trên đầu có phấn hoa màu vàng; nhụy thường có hình như lọ lục bình phần trên loe, có chất dính; ở giữa thắt nhỏ; phần dưới phình to. Có hoa chỉ có nhị hoặc nhụy.
* Thuận lợi:
-Cùng với các phương pháp dạy học tích cực khác đang được triển khai, phương pháp bàn tay nặn bột đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định đầu tư nghiên cứu, biên soạn tài liệu, tổ chức tập huấn để từng bước triển khai áp dụng trong các trường tiểu học & THCS.
-Đây là một phương pháp có tiến trình dạy học rõ ràng, dễ hiểu, có thể áp dụng được ở điều kiện của Việt Nam.
-Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên luôn nhiệt tình, ham học hỏi là điều kiện tốt thúc đẩy việc áp dụng phương pháp BTNB vào trong dạy các môn khoa học.
-Qua quá trình thử nghiệm áp dụng phương pháp này vào các lớp học có thể nhận thấy học sinh ham thích, hứng thú ,hăng say tìm tòi và sáng tạo với những hoạt động tìm hiểu kiến thức mới.
* Khó khăn:
1/ Về điều kiện, cơ sở vật chất
-Đa số các lớp học hiện nay bàn ghế được bố trí theo dãy, nối tiếp nhau, không thuận lợi cho việc tổ chức học theo nhóm.
-Phần lớn các trường học chưa có phòng học bộ môn và phòng thí nghiệm để thuận lợi cho việc giảng dạy các bộ môn khoa học.
-Trang thiết bị trong các lớp học chưa đầy đủ để phục vụ cho việc tổ chức các hoạt động dạy học , nhất là còn thiếu các phương tiện hỗ trợ hoạt động báo cáo, thảo luận của học sinh như máy tính, projector,máy chiếu vật thể, máy chiếu bản trong, flip chart,..
-Dụng cụ thí nghiệm còn chưa đồng bộ và thiếu chính xác. Nguồn tài liệu bổ trợ cho hoạt động tìm tòi-khám phá của học sinh còn hạn chế.
-Số học sinh trên một lớp quá đông nên việc tổ chức học tập theo nhóm rất khó khăn.
b/ Về đội ngũ giáo viên:

-Trình độ giáo viên hiện nay chưa đồng đồng đều cả về chuyên môn và năng lực sư phạm. Kiến thức chuyên sâu về khoa học của GV còn hạn chế. Vì vậy, GV thường gặp khó khăn trong việc trả lời, giải đáp các câu hỏi cũng như khó khăn trong việc lí giải thấu đáo các thắc mắc của HS nêu ra trong quá trình học.
-GV thường gặp nhiều khó khăn trong việc nêu ra tình huống mở đầu cho mỗi bài dạy trong phương pháp này. Thường thì tình huống đưa ra phải gắn với nội dung bài dạy, làm sao đảm bảo được vấn đề khơi gợi sự tò mò, ham thích trước vấn đề sắp học nhưng vẫn “giấu kín được kết quả của bài học”. Đây là việc làm gây nhiều lúng túng cho người dạy.
-Trong tiến trình dạy học, ở một số bài học GV không có đủ kiến thức, khả năng để tìm ra một số thí nghiệm chứng minh cho kiến thức bài học trong trường hợp HS không tự nêu ra được thí nghiệm kiểm chứng cho biểu tượng ban đầu của mình.
c/ Về công tác quản lí
-Quan điểm đánh giá của các cán bộ quản lí chuyên môn với hoạt động dạy học của giáo viên của GV còn mang nặng tính hình thức với các tiêu chí đánh giá như: GV có dạy hết kiến thức trong bài hay không; GV có sử dụng CNTT trong dạy học hay không; GV tiến hành thí nghiệm có thành công không; GV sử dụng các phương tiện dạy học có thành thạo hay không;….mà chưa chú ý nhiều đến hiệu quả hoạt động nhận thức cho học sinh.
-Chính vì những lí do trên GV thường rất dè dặt khi áp dụng phương pháp dạy học mới, khi mà ở đó GV phải tổ chức cho HS hoạt động nên nhiều khi không thể chủ động hoàn toàn về mặt thời gian.
-Trong quá trình HS hoạt động, thường có nhiều diễn biến bất ngờ mà GV không lường trước được dẫn đến có thể không hoàn thành tất cả các khâu trong một tiết học và vì thế mà giờ dạy lại không được đánh giá cao.
-Công tác kiểm tra, đánh giá kiến thức của HS:
Các bài thi và kiểm tra hiện nay chủ yếu vẫn là kiểm tra sự ghi nhớ và vận dụng lí thuyết của học sinh. “Thi gì, học nấy” luôn là tiêu chí lựa chọn của đại đa số mọi người trên thế giới. Chính vì vậy mà các phương pháp dạy học tích cực nói chung và phương pháp BTNB nói riêng chưa có được “ chỗ đứng” vững chắc trong mỗi GV, HS và trong cả nền giáo dục Việt Nam khi mà công tác kiểm tra, đánh giá, thi cử chưa đổi mới theo hướng đánh giá kĩ năng và sự sáng tạo của học sinh.
CHÚC THÀNH CÔNG
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Văn Út
Dung lượng: 1,10MB| Lượt tài: 2
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)